Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng

Thể hiện sự nhất quán của Đảng về vai trò, vị trí của Đà Nẵng đối với vùng và cả nước

Đây là nhận định của Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, PGS.TS. NGUYỄN HỒNG SƠN về việc cụ thể hóa Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động 

- Xin ông cho biếtý nghĩa của việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 79-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đối với Đà Nẵng?

- Kết luận số 79-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa rất quan trọng đối với TP. Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay. Điều này được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị thể hiện sự nhất quán và xuyên suốt trong quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của TP. Đà Nẵng đối với vùng và cả nước[1]; khẳng định quyết tâm chính trị; tạo sự thống nhất cao hơn về nhận thức và hành động cả ở Trung ương, vùng và địa phương trong thực hiện thành công các giải pháp và đạt được các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 43-NQ/TW; đồng thời tiếp tục thể hiện sự quan tâm, động viên, khích lệ thành phố chủ động, sáng tạo hơn cho phát triển nhanh hơn và đột phá hơn trong giai đoạn tới.

Động viên, khích lệ Đà Nẵng chủ động, sáng tạo, phát triển nhanh và đột phá hơn -0
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn

Thứ hai, Kết luận số 79-KL/TW là cơ sở chính trị quan trọng cho việc đưa ra các giải pháp mới, đặc biệt là các cơ chế, chính sách đặc thù mang tính vượt trội, đột phá cho phát triển thành phố, nhất là về quản lý đầu tư, tài chính, ngân sách, thuế; quy hoạch; khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo; vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; thu hút nhà đầu tư chiến lược; cảng hàng không, cảng biển; thí điểm hình thành khu thương mại tự do; trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực...; áp dụng chính thức mô hình chính quyền đô thị… nhằm thực hiện thành công các giải pháp và đạt được các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 43-NQ/TW.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển cho cả nước

- Thực tế, Đà Nẵng đã có cơ chế, chính sách đặc thù. Tuy nhiên, theo ông, vì sao Đà Nẵng lại cần có cơ chế, chính sách đặc thù mới như đã nêu trong Kết luận số 79-KL/TW?

- Cơ chế, chính sách đặc thù mới có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn tới. Trước hết là bởi, sau khi Nghị quyết số 43-NQ/TW được ban hành, Đà Nẵng đã có các cơ chế, chính sách đặc thù, nhưng những cơ chế, chính sách đặc thù này hoặc còn đang được thực hiện thí điểm (như mô hình chính quyền đô thị) hoặc chưa đầy đủ, chưa đủ mạnh, hoặc chưa đi kèm với nguồn lực đầu tư tương xứng nên tác động tích cực còn hạn chế, trong khi thành phố đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, khác về chất, dựa nhiều hơn vào sử dụng hiệu quả các nguồn lực và đổi mới sáng tạo, giai đoạn phát triển một thành phố đáng sống mang tầm khu vực và thế giới.

Động viên, khích lệ Đà Nẵng chủ động, sáng tạo, phát triển nhanh và đột phá hơn -0
Một góc thành phố Đà Nẵng

Hai, cơ chế, chính sách đặc thù mới sẽ giúp Đà Nẵng tháo gỡ được những điểm nghẽn, khơi thông được nguồn lực, giải quyết các vướng mắc, nhất là trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, quản lý đô thị, đất đai, tài nguyên, tài chính, ngân sách; giúp phát huy được ở mức cao nhất các tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là về kinh tế biển nhằm thu hút đa dạng các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước, nhất là các nhà đầu tư chiến lược, chất lượng cao, giúp thành phố bắt nhịp được với xu thế phát triển mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; qua đó thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển nhanh, bền vững, đồng thời bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nhất là an ninh biển, đảo. Điều này lại càng quan trọng hơn khi Quy hoạch thành phố đã được phê duyệt với các không gian phát triển mới, tư duy phát triển mới phù hợp với bối cảnh phát triển mới. Thêm vào đó, sự phát triển đột phá của Đà Nẵng cũng sẽ tạo ra các tác động lan tỏa tích cực, mở ra các cơ hội hợp tác, liên kết vùng; thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển của các địa phương khác trong vùng và cả nước.

Ba là, việc Đà Nẵng có cơ chế, chính sách đặc thù mới cũng là sự cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết của Đảng về phát triển các vùng kinh tế - xã hội, nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị[2] về thực hiện ba đột phá chiến lược, đặc biệt là đột phá về thể chế trên địa bàn một địa phương có vai trò, vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng, an ninh; là sự lan tỏa của những cơ chế, chính sách đặc thù đã được áp dụng thành công ở các tỉnh, thành phố khác, nhất là các thành phố trực thuộc Trung ương.

Thêm vào đó, việc thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù mới tại Đà Nẵng cũng sẽ là một trường hợp điển hình, cụ thể, giúp cho việc tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển trong cả nước theo hướng đồng bộ và chất lượng cao.

- Xin cảm ơn ông!

__________

[1] Nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên, là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây đi qua các nước Myanma, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Đà Nẵng là thành phố có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ và cả nước; là đô thị hạt nhân trong chuỗi đô thị động lực của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; là thành phố lớn thứ 4 ở Việt Nam sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng và là một trong những thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung Việt Nam, có vai trò quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Đà Nẵng có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nhiều lễ hội truyền thống, nhiều danh thắng nổi tiếng; là trung tâm của ba di sản văn hóa thế giới gồm: cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn; là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.

[2] Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lập pháp

toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản

Thảo luận về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các đại biểu Quốc hội thống nhất, cần tạo căn cứ pháp lý để bắt buộc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Quy định này nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quốc hội và Cử tri

Giải pháp căn cơ phát triển bền vững nhà ở xã hội

Trương Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 34/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Cùng với kết quả giám sát tối cao của Quốc hội, cần thực hiện các giải pháp căn cơ, dài hạn để phát triển bền vững nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm được thực hiện nghiêm túc, công bằng

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) lần này đã bổ sung quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo các đại biểu Quốc hội, cần rà soát, đánh giá kỹ về tính hiệu quả xã hội khi quy định đây là loại bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp số tiền bồi thường từ bảo hiểm không đủ chi trả cho thiệt hại của khách hàng.

quang cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm minh bạch, đồng thuận trong quá trình triển khai quy hoạch

Dự thảo Luật quy định thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan về quy hoạch trong vòng 30 ngày, nhưng chưa quy định về việc tiếp thu, phản hồi ý kiến như thế nào, vì vậy có ý kiến đề nghị, ban soạn thảo quy định rõ cơ chế tiếp nhận, xử lý phản hồi lại cho cộng đồng dân cư. Đồng thời, bổ sung quy định về việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai giữa các cơ quan chức năng và người dân trong trường hợp có tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến về quy hoạch, để bảo đảm minh bạch và đồng thuận, thuận lợi hơn trong quá trình triển khai quy hoạch.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu phải khắc phục cho được "độ trễ" của chính sách
Lập pháp

Khắc phục “độ trễ” của chính sách

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời, khắc phục cho được “độ trễ” của chính sách, tránh tình trạng chính sách chậm đi vào cuộc sống là một trong những giải pháp căn bản, toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 38.

Toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Tháo gỡ vướng mắc, nhưng phải đồng bộ với các luật liên quan

Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng cho phép các bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí kinh phí từ chi thường xuyên cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng phải rà soát để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao
Quốc hội và Cử tri

Thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao

Nêu rõ trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực mới, đặt ra những thách thức về quản lý không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các khu vực trên thế giới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, để bảo đảm phân định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người dùng, nhà cung cấp, nhà phát triển và bên triển khai, nên thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao.