Luật Đất đai (sửa đổi)

Quy định chi tiết, rõ ràng về thu hồi đất giúp triển khai thuận lợi

Nguyễn Ngọc Thái, Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam

Luật Đất đai (sửa đổi) đã dành Chương VI (gồm 13 điều, từ Điều 78 đến Điều 90) quy định về thu hồi đất, trưng dụng đất. So với quy định của Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai (sửa đổi) quy định chi tiết, rõ ràng hơn về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, giúp việc áp dụng trên thực tế được thuận lợi.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Nam làm việc với UBND huyện Bắc Trà My về thực hiện kế hoạch thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất giai đoạn 2020 – 2022 - ẢNH VIỆT NGUYỄN
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Nam làm việc với UBND huyện Bắc Trà My về thực hiện kế hoạch thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất giai đoạn 2020 – 2022 - Ảnh: VIỆT NGUYỄN

Tăng tính công khai, minh bạch trong thu hồi đất

Luật Đất đai (sửa đổi)đã tăng tính công khai, minh bạch trong thực thi và giám sát việc thu hồi đất thông qua quy định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện, tiêu chí, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Theo đó, tại Điều 78 quy định 10 trường hợp được thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh cơ bản giữ nguyên như Luật Đất đai 2013 nhưng có bổ sung thêm một số trường hợp cụ thể nhằm bảo đảm tính toàn diện, phù hợp với thực tế như: công trình thông tin quân sự (khoản 4); cơ sở an dưỡng, điều dưỡng, nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng; cơ sở khám chữa bệnh (khoản 8); cơ sở tạm giam, tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và khu lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, trại viên, học sinh (khoản 10).

Đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, ngay từ đầu Điều 79 đã khẳng định mục đích thu hồi đất: Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa. Quan điểm này được thể hiện rất rõ trong việc quy định 31 trường hợp được thu hồi đất.

Cụ thể như: vẫn quy định dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; dự án khu dân cư nông thôn (khoản 27) thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất, có kế thừa quy định của Luật Đất đai năm 2013, nhưng kỹ thuật trình bày đã làm rõ hơn tính chất của dự án khu đô thị thuộc trường hợp xem xét thu hồi là dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Tại khoản 31, quy định về trường hợp thu hồi đất đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư; quy định này hướng đến việc tháo gỡ những vướng mắc trong việc tổ chức kinh tế triển khai các dự án trọng điểm, nhất là tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển kinh tế trên cả nước. Bên cạnh đó, khoản 32 Điều 79 là một quy định mở, tạo căn cứ pháp lý để Quốc hội có thể kịp thời sửa đổi, bổ sung các trường hợp thu hồi đất chưa được quy định trong Luật Đất đai 2024 tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Ngoài ra, tại khoản 29 quy định trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Việc tách nội dung này thành một khoản riêng thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước về sự quan tâm đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội.

Đẩy mạnh phân cấp, tăng thẩm quyền, tạo chủ động cho cơ sở

So với quy định tại Điều 66, Luật Đất đai 2013; Điều 83, Luật Đất đai (sửa đổi)đưa ra quy định mới về thẩm quyền thu hồi đất, phân cấp thẩm quyền thu hồi đất theo mục đích thu hồi, ít dựa vào tiêu chí chủ thể bị thu hồi (là cá nhân hay tổ chức đang sử dụng đất). Cụ thể như UBND cấp tỉnh thu hồi đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và một số chủ thể khác trong các trường hợp: thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai; chấm dứt việc sử dụng đất; người sử dụng đất tự nguyện trả lại; có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Tại khoản 3 Điều 83 cũng quy định nếu thu hồi đất theo Luật Đất đai thì không phải sắp xếp tài sản công quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, tăng thẩm quyền cho UBND cấp huyện thực hiện thu hồi đất mà không phân biệt chủ thể sử dụng đất trong các trường hợp: thu hồi đất vì mục đích quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Hoặc thu hồi đất với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có (i) vi phạm pháp luật đất đai hoặc (ii) tự nguyện trả lại, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Chương VI cũng quy định cụ thể căn cứ, điều kiện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng - an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; bổ sung một số trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, thu hồi đất liên quan đến quốc phòng - an ninh...

Theo đánh giá của các chuyên gia, những quy định nêu trên của Luật Đất đai (sửa đổi) đẩy mạnh phân cấp, tăng thẩm quyền, tạo chủ động, thuận lợi cho chính quyền cơ sở trong việc thu hồi đất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Lập pháp

toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản

Thảo luận về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các đại biểu Quốc hội thống nhất, cần tạo căn cứ pháp lý để bắt buộc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Quy định này nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quốc hội và Cử tri

Giải pháp căn cơ phát triển bền vững nhà ở xã hội

Trương Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 34/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Cùng với kết quả giám sát tối cao của Quốc hội, cần thực hiện các giải pháp căn cơ, dài hạn để phát triển bền vững nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm được thực hiện nghiêm túc, công bằng

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) lần này đã bổ sung quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo các đại biểu Quốc hội, cần rà soát, đánh giá kỹ về tính hiệu quả xã hội khi quy định đây là loại bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp số tiền bồi thường từ bảo hiểm không đủ chi trả cho thiệt hại của khách hàng.

quang cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm minh bạch, đồng thuận trong quá trình triển khai quy hoạch

Dự thảo Luật quy định thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan về quy hoạch trong vòng 30 ngày, nhưng chưa quy định về việc tiếp thu, phản hồi ý kiến như thế nào, vì vậy có ý kiến đề nghị, ban soạn thảo quy định rõ cơ chế tiếp nhận, xử lý phản hồi lại cho cộng đồng dân cư. Đồng thời, bổ sung quy định về việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai giữa các cơ quan chức năng và người dân trong trường hợp có tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến về quy hoạch, để bảo đảm minh bạch và đồng thuận, thuận lợi hơn trong quá trình triển khai quy hoạch.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu phải khắc phục cho được "độ trễ" của chính sách
Lập pháp

Khắc phục “độ trễ” của chính sách

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời, khắc phục cho được “độ trễ” của chính sách, tránh tình trạng chính sách chậm đi vào cuộc sống là một trong những giải pháp căn bản, toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 38.

Toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Tháo gỡ vướng mắc, nhưng phải đồng bộ với các luật liên quan

Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng cho phép các bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí kinh phí từ chi thường xuyên cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng phải rà soát để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao
Quốc hội và Cử tri

Thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao

Nêu rõ trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực mới, đặt ra những thách thức về quản lý không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các khu vực trên thế giới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, để bảo đảm phân định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người dùng, nhà cung cấp, nhà phát triển và bên triển khai, nên thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao.