QH cho ý kiến về dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi): Chia sẻ lợi ích giữa các thế hệ

Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng chủng loại, nhưng hạn chế về tiềm năng, một số khoáng sản có giá trị như: than, dầu mỏ, chúng ta đã khai thác gần cạn. Cho ý kiến về dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi), một số ĐBQH cho rằng, dự thảo cần quy định cụ thể về những biện pháp tích cực nhằm tránh thất thoát, lãng phí tài nguyên quốc gia và đáp ứng mục tiêu công bằng, chia sẻ lợi ích giữa các thế hệ.

ĐBQH Nguyễn Danh (Gia Lai): Tránh thất thoát, lãng phí tài nguyên

Điều 4, Khoản 3 có ghi: “Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản và thăm dò khai thác khoáng sản”, nhưng ở Điều 46 lại ghi: “tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản thông qua đấu giá phải hoàn trả chi phí thăm dò cho tổ chức, cá nhân thăm dò”. Rõ ràng việc hoàn trả chi phí thăm dò là đương nhiên giữa bên hợp đồng là Nhà nước và bên đơn vị thăm dò là các tổ chức hoặc cá nhân hợp đồng, không nên đặt vấn đề thanh toán với bên thứ ba là bên khai thác. Chẳng lẽ chưa khai thác là chưa trả tiền thăm dò hay sao? Do đó cần xem lại để phù hợp với thông lệ và thuận tiện cho doanh nghiệp cũng như thống nhất với Khoản 3, Điều 4 ngay trong dự thảo Luật này và thống nhất chung cho hình thức khai thác qua đấu giá cũng như không phải qua đấu giá khai mỏ.

Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng chủng loại, nhưng hạn chế về tiềm năng, những khoáng sản quý hiếm có ít, những khoáng sản ta có nhiều thì thế giới cũng có nhiều. Một số khoáng sản có giá trị như: than, dầu mỏ, chúng ta đã khai thác gần cạn. Cần có những biện pháp tích cực tránh thất thoát, lãng phí tài nguyên quốc gia và đáp ứng mục tiêu công bằng, chia sẻ lợi ích giữa các thế hệ. Do vậy tại Khoản 4, Điều 7, Nhà nước có chính sách đối với xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững để không vi phạm thỏa hiệp riêng về tự do hóa thương mại và đáp ứng phát triển lâu bền, xây dựng chiến lược quốc gia về khai thác tài nguyên khoáng sản. Cần xác định loại nào dừng khai thác, loại nào khai thác trễ lại, loại nào khai thác phổ biến... Phải cập nhật được chỉ số cạn kiệt của từng loại tài nguyên khoáng sản trên thế giới và ở trong nước để xây dựng chiến lược bền vững và hiệu quả.

ĐBQH Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái): Nếu chung chung thì rất khó

Ở Điều 6, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý quy định về quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác. Nhưng tôi thấy quy định như vậy thì trong thực tế tính khả thi rất khó. Ở đây chúng ta nói: địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật, Luật Ngân sách Nhà nước. Tôi đề nghị, cần quy định rõ hơn, quy định theo mức, rồi tỷ lệ phân chia lợi nhuận từ việc khai thác khoáng sản này dựa trên doanh thu của đơn vị, ví dụ: nhân dân địa phương 30%, Nhà nước 40% và tổ chức, cá nhân khai thác 30% để nhằm bảo đảm được quyền lợi của nhân dân địa phương. Đồng thời quy định rõ về cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn thu này của địa phương cho phù hợp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; như sử dụng nguồn này vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hoạt động công ích, văn hóa… Còn nếu nói chung chung thì khó trong việc thực hiện.

Ở Khoản 2, Điều 6 có nêu: trong quá trình khai thác khoáng sản nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường. Nhưng nếu gây thiệt hại đến sản xuất thì có phải bồi thường hay không? Vì thực tế, trong quá trình khai thác khoáng sản thì nguồn nước, môi trường bị ảnh hưởng; phải đưa vào luật là phải bồi thường để khả thi.

ĐBQH Lê Quốc Dung (Thái Bình): Nên giao thẩm quyền lập và trình phê duyệt thăm dò khai thác khoáng sản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường

Khoản 2, Điều 31 về thẩm quyền lập, trình, phê duyệt quy hoạch thăm dò và khai thác khoáng sản có ghi: Chính phủ chỉ đạo và phân công các bộ, ngành để lập, trình và phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản cấp quốc gia. Về vấn đề này, Kỳ họp trước, Ủy ban Kinh tế đã thẩm tra và phát hiện ra rằng Tờ trình của Chính phủ vẫn đề nghị lập và trình phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản giao cho Bộ Công thương. Ủy ban Kinh tế đề nghị tách ra loại quy hoạch khoáng sản thăm dò khai thác thì giao cho bộ chuyên ngành. Nhưng dự thảo Nghị định của Chính phủ kỳ này vẫn là giao cho Bộ Công thương làm thẩm quyền này.

Chúng tôi đặt vấn đề: ai, bộ, ngành nào là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản để chúng ta giao hệ thống công cụ này cho cơ quan chức năng đó? Ở đây chắc chắn Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, còn Bộ Công thương không có chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; Bộ Công thương chỉ có chức năng về sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Vì vậy, hệ thống công cụ để quản lý nhà nước về khoáng sản hiện nay đang được xác lập để giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm: điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; khu vực hóa các khu vực về khoáng sản; cấp phép về khoáng sản; thanh tra về khoáng sản. Trong lập quy hoạch thăm dò và khai thác khoáng sản có những nội dung: khoanh vùng dự trữ về khoáng sản, những khu vực hoạt động về khoáng sản, những khu vực cấm về khoáng sản, những khu vực tạm thời cấm về khoáng sản, những khu vực nhỏ lẻ để phân cấp cho các địa phương về khoáng sản… -  đều do Bộ Tài nguyên và Môi trường làm là đúng chức năng. Nhưng riêng về quy hoạch, lập và phê duyệt, thăm dò khai thác khoáng sản Chính phủ vẫn giao cho Bộ Công thương. Tôi cho rằng, hệ thống công cụ phải thống nhất và logic. Nếu Bộ Tài nguyên và Môi trường không lập quy hoạch mà Bộ Công thương lập quy hoạch thì làm sao Bộ Công thương có hệ thống điều tra, có bản đồ, có thông tin để làm quy hoạch cho tốt? Việc giao lại quy hoạch cho Bộ Tài Nguyên và Môi trường để cấp phép, để khu vực hóa khoáng sản - việc phân công như thế sẽ không đúng với quy tắc chức năng quản lý Nhà nước, không phục vụ cho hành chính Nhà nước một cách thuận tiện.

Tôi đề nghị thiết kế lại Khoản 2, Điều 31 vẫn giao thẩm quyền lập và trình phê duyệt thăm dò khai thác khoáng sản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, vì chức năng này rất đúng với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

ĐBQH Lưu Thị Chi Lan (Vĩnh Phúc): Bảo đảm quyền lợi của người dân vùng khai thác khoáng sản

Theo Hiến pháp, ở Điều 17 quy định về tài nguyên trong đó có khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu quản lý. Vì vậy, việc khai thác và sử dụng khoáng sản phải đóng góp vào phát triển chung của đất nước, đặc biệt là phải bảo đảm quyền lợi của người dân vùng khai thác khoáng sản. Hơn nữa, theo chủ trương chung khai thác tài nguyên phải bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng.

Tuy nhiên, các quy định của luật và văn bản dưới luật mới chỉ bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp và Nhà nước, còn lợi ích của cộng đồng nơi có hoạt động khoáng sản chưa được tách ra mà gộp chung với lợi ích của Nhà nước. Tuy nhiên, về vấn đề này mới chỉ được quy định ở điều duy nhất trong dự thảo Luật, là Điều 6. Để bảo vệ quyền lợi của người dân địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, tôi đề nghị nội dung này nên được tách thành một chương riêng và bổ sung các quy định cụ thể trên cơ sở nội dung của Quyết định 219 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách bảo vệ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.

Thực tế hiện nay cho thấy, khi các doanh nghiệp khai thác khoáng sản thu lợi nhuận cao thì cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khoáng sản lại chịu nhiều thiệt thòi do không được chia sẻ công bằng và phải chịu rất nhiều tác động bất lợi. Vì các dạng tài nguyên như: đất, nước, rừng ... bị tổn hại, môi trường sống bị ô nhiễm và cơ sở hạ tầng bị xuống cấp. Khi lợi ích từ khai thác tài nguyên khoáng sản không được chia sẻ hợp lý giữa doanh nghiệp, Nhà nước và cộng đồng - thì chắc chắn sẽ nảy sinh mâu thuẫn và xung đột xã hội. Từ phân chia nguồn lực không công bằng và những bức xúc về môi trường, chế độ đền bù... đã làm nảy sinh rất nhiều những mâu thuẫn ở nhiều địa phương vùng khai khoáng. Bên cạnh đó, việc gia tăng khai thác khoáng sản cả về số lượng doanh nghiệp và quy mô khai thác đã dẫn đến sự gia tăng về số lượng lao động đến địa phương vùng khai khoáng. Điều này tạo thêm  áp lực rất lớn cho địa phương trong công tác quản lý và làm nảy sinh tệ nạn xã hội trong khu vực khai khoáng.

Do vậy, bên cạnh những lợi ích kinh tế và những hiệu quả đầu tư của ngành khai khoáng, Việt Nam trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì dự án Luật cũng nên quan tâm đến vấn đề này và cần có những quy định cụ thể mang tính định lượng mới có thể giải quyết được những phát sinh và ngày càng sâu sắc thêm ở những khu vực mỏ khai thác khoáng sản.

Lập pháp

toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản

Thảo luận về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các đại biểu Quốc hội thống nhất, cần tạo căn cứ pháp lý để bắt buộc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Quy định này nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quốc hội và Cử tri

Giải pháp căn cơ phát triển bền vững nhà ở xã hội

Trương Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 34/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Cùng với kết quả giám sát tối cao của Quốc hội, cần thực hiện các giải pháp căn cơ, dài hạn để phát triển bền vững nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm được thực hiện nghiêm túc, công bằng

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) lần này đã bổ sung quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo các đại biểu Quốc hội, cần rà soát, đánh giá kỹ về tính hiệu quả xã hội khi quy định đây là loại bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp số tiền bồi thường từ bảo hiểm không đủ chi trả cho thiệt hại của khách hàng.

quang cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm minh bạch, đồng thuận trong quá trình triển khai quy hoạch

Dự thảo Luật quy định thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan về quy hoạch trong vòng 30 ngày, nhưng chưa quy định về việc tiếp thu, phản hồi ý kiến như thế nào, vì vậy có ý kiến đề nghị, ban soạn thảo quy định rõ cơ chế tiếp nhận, xử lý phản hồi lại cho cộng đồng dân cư. Đồng thời, bổ sung quy định về việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai giữa các cơ quan chức năng và người dân trong trường hợp có tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến về quy hoạch, để bảo đảm minh bạch và đồng thuận, thuận lợi hơn trong quá trình triển khai quy hoạch.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu phải khắc phục cho được "độ trễ" của chính sách
Lập pháp

Khắc phục “độ trễ” của chính sách

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời, khắc phục cho được “độ trễ” của chính sách, tránh tình trạng chính sách chậm đi vào cuộc sống là một trong những giải pháp căn bản, toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 38.

Toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Tháo gỡ vướng mắc, nhưng phải đồng bộ với các luật liên quan

Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng cho phép các bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí kinh phí từ chi thường xuyên cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng phải rà soát để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao
Quốc hội và Cử tri

Thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao

Nêu rõ trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực mới, đặt ra những thách thức về quản lý không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các khu vực trên thế giới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, để bảo đảm phân định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người dùng, nhà cung cấp, nhà phát triển và bên triển khai, nên thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao.