Lào Cai: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đã và đang tác động trực tiếp đến việc hoàn thành 29 chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương như chỉ tiêu giảm nghèo, hệ thống giao thông nông thôn…

Thách thức giảm nghèo sau thiên tai

Lào Cai đang đối mặt với nhiều thách thức trong nỗ lực giảm nghèo và phát triển kinh tế, đặc biệt ở các huyện nghèo nằm trong Chương trình 30a của Chính phủ. Với 4 trong 9 huyện thuộc diện nghèo, tỉnh phải đối mặt với những khó khăn lớn về cân đối ngân sách, khi đầu tư phát triển chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ từ Trung ương.

Bà Nguyễn Thị Hải Anh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai nhấn mạnh rằng, việc giảm nghèo cần gắn liền với tăng trưởng kinh tế, đồng thời phải thực hiện các tiến bộ và bảo đảm công bằng xã hội. Điều này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống an sinh xã hội bền vững, bảo đảm phúc lợi và cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho người dân, đặc biệt là tại các khu vực khó khăn.

Mặc dù vậy, công tác giảm nghèo tại Lào Cai còn gặp rất nhiều khó khăn, khi vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, với các hộ nghèo chủ yếu tập trung tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số; những khu vực này không chỉ thiếu việc làm, điều kiện sống khó khăn mà còn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo do thiên tai thường xuyên xảy ra, làm cho việc thoát nghèo trở nên phức tạp và bấp bênh.

image-6483441.jpg
Nghề truyền thống mang lại thu nhập cho nhiều lao động dân tộc thiểu số tại Lào Cai. Ảnh: Tùng Dương

Đến thời điểm này, các huyện, thị xã, thành phố của Lào Cai đã có báo cáo về tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra. Trên cơ sở đó, nhiều địa phương đã có đề xuất điều chuyển các công trình, dự án chưa cấp bách sang các dự án hạ tầng cấp bách để khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết, một số địa phương đã có báo cáo với Ban Dân tộc về việc điều chuyển nguồn vốn khó triển khai thực hiện sang đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu như trường học, thủy lợi, nước sinh hoạt, đặc biệt là các công trình giao thông.

Theo đó, Ban Dân tộc đã tổng hợp và chuyển sang Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để báo cáo UBND tỉnh trình kỳ họp HĐND tỉnh tới đây. Hiện nay, cũng có những khó khăn, vướng mắc nhất định, đặc biệt là đối với các công trình đang thi công do các tổ, đội thực hiện mà chưa có nghiệm thu, đánh giá nhưng bị hư hỏng, vùi lấp do mưa lũ hoặc khó xác định khối lượng đã thi công do việc ghi chép nhật ký thi công không được bài bản như các đơn vị thi công chuyên nghiệp, hay sổ sách đã bị mưa lũ cuốn trôi…

Luôn đồng hành với người nghèo

Ngay từ những ngày đầu năm 2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động để kết nối giữa nhà tuyển dụng và người lao động. Đến nay, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức được 37 phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm trực tiếp và trực tuyến tại các huyện và thành phố, thu hút trên 16.800 lượt người tham gia.

Kết quả, trong 9 tháng năm 2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã giới thiệu, kết nối việc làm cho gần 1.600 người lao động; tạo việc làm mới cho trên 700 lao động, trong đó, có 92% là lao động tự do, còn lại là lao động thất nghiệp có việc làm mới.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai, trong 9 tháng năm 2024, thông qua các giải pháp quyết liệt nhằm phát triển thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động, giải quyết việc làm, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho hơn 12.300 người, đạt 85% kế hoạch năm và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó 2.817 lao động được vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm.

Theo ước tính, năm 2024, toàn tỉnh có gần 14.500 lao động được tạo việc làm; trong đó, có hơn 14.000 lao động làm việc trong các ngành kinh tế trong nước; lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng trên 200 người.

Đối với chỉ tiêu tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án và các hoạt động liên quan đến giáo dục nghề nghiệp, việc làm thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2024. Kết quả, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo được 9.800 học viên, đạt 81,7% kế hoạch năm. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68,2%, bằng 99,1% so kế hoạch; trong đó, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt 30%, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực của Lào Cai đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiên tai gây ra; bão số 3 vừa qua đã khiến Lào Cai chịu thiệt hại nặng nề, làm chết, mất tích và bị thương 201 người; phá hủy hơn 7.000 ngôi nhà và gây thiệt hại lớn về mùa màng, gia súc và thủy sản.; kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cho việc cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt, những thiệt hại này tập trung chủ yếu tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, nơi địa hình phức tạp và hạ tầng chưa phát triển.

Có thể nói, mưa lũ đã và đang tác động trực tiếp đến việc hoàn thành 29 chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương như chỉ tiêu giảm nghèo, hệ thống giao thông nông thôn… Tuy nhiên, tỉnh Lào Cai đang quyết tâm hết năm 2025, tất cả các chỉ tiêu vẫn phải hoàn thành. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp, lồng ghép các nguồn vốn và điều chuyển đối với các nguồn vốn chưa thực sự cần thiết, cấp bách sang các công trình, dự án khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.