Lào Cai đẩy mạnh xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại

Ngày 12.5, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi công Dự án “Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại” tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng.

Tham dự buổi lễ có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh; Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Bắc Ninh, Bắc Kạn....

Lào Cai đẩy mạnh xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại -0
Lào Cai đẩy mạnh xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại -0
Các đại biểu tham dự buổi lễ. Ảnh: An Nhiên
Lào Cai đẩy mạnh xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại -0
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường phát biểu. Ảnh: An Nhiên

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường cho biết: Chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại của các nhà máy đang hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp đang là vấn đề lớn. Trong đó chủ yếu chất thải rắn là xỉ thải lò điện của các nhà máy sản xuất phốt pho; ngoài ra còn có cặn xỉ phốt pho và bùn nghèo. Đối với loại hình sản xuất phân bón chất thải rắn là xỉ than hoặc bùn thải.

Chất thải rắn từ luyện kim như: Nhà máy gang thép chất thải rắn gồm xỉ sắt; gỉ sắt; gạch chịu lửa phế thải; bụi hỗn hợp của oxit canxi và oxit sắt; chất thải GYPS của nhà máy DAP; chất thải rắn của nhà máy DCP, nhà máy Supe lân; Nhà máy tuyển quặng Apatit chất thải rắn chủ yếu quặng sót; nhà máy luyện đồng chất thải rắn là bã thải sau xử lý nước tại phân xưởng axit gồm các thành phần nguy hại.

Lào Cai đẩy mạnh xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại -0
Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: An Nhiên

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường, phương pháp xử lý chất thải ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là chôn lấp. Nhìn chung, các bãi chất thải thường ở tình trạng quá tải, ô nhiễm. Mặc dù xử lý chất thải bằng chôn lấp có một số ưu điểm như giá thành đầu tư và vận hành nhỏ nhưng đây không phải là biện pháp xử lý chất thải một cách triệt để, vẫn tiềm tàng nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước và chiếm dụng nhiều đất, trong khi nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác ngày càng tăng. "Việc đầu tư hệ thống thu gom, xử lý chất thải hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường là thực sự cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng", Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Lào Cai đẩy mạnh xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại -0

Lào Cai đẩy mạnh xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại -0
Các đại biểu bấm nút khởi công Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại. Ảnh: An Nhiên

Dự án “Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại” tại khu công nghiệp Tằng Loỏng là dự án quy mô lớn, tổng diện tích đất sử dụng 46 ha,tổng mức đầu tư 454 tỷ đồng, gồm 22 hạng mục thiết bị xử lý như: Hệ thống lò đốt chất thải rắn sinh hoạt;Hệ thống lò đốt chất thải nguy hại;Hệ thống xử lý tái chế dầu, nhớt thải;Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và nguy hại;Hệ thống xử lý, tái chế chất thải nhựa và một số hạng mục xử lý, tái chếkhác. Tổng công suất xử lý hàng năm sau khi đi vào vận hành là 320.000 tấn.

Dự án được chưa làm 2 giai đoạn:Giai đoạn 1, với công suất xử lý 828 tấn/ngày, tương đương công suất khoảng 250.000 tấn/năm, dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt động vào tháng 7.2026. Giai đoạn 2, với công suất 235 tấn/ngày, tương đương công suất xử lý khoảng 70.000 tấn/năm, dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt động vào tháng 4.2027.

Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần vào công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung, gắn liền với phát triển kinh tế- xã hội tạo công ăn việc làm cho300 lao động tại địa phương. 

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.