Lãnh đạo trường Khương Hạ nói gì về sai phạm trong thu tiền học thêm?

Vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra và phát hiện một số sai phạm trong công tác thu tiền học thêm và khai thác tài sản tại trường Tiểu học, THCS, THPT Khương Hạ.

Để làm rõ hơn vấn đề, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã buổi làm việc với đại diện lãnh đạo Trường Tiểu học, THCS, THPT Khương Hạ. Tại buổi làm việc, cô Nguyễn Phương Liên - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, những vấn đề mà Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ ra trong quá trình kiểm tra tại trường là đúng. Song, những vi phạm trên xuất phát từ nhu cầu thực tế về việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

Cụ thể, theo cô Nguyễn Phương Liên, do hiểu rõ học lực và trình độ của con em, các phụ huynh học sinh của nhà trường có nguyện vọng cho con em được học thêm, đặc biệt là học thêm tại trường. Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của học sinh và phụ huynh, nhà trường tổ chức việc dạy thêm, học thêm trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc và có hình thức miễn và giảm cho học sinh gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Trường Tiểu học, THCS, THPT Khương Hạ.
Trường Tiểu học, THCS, THPT Khương Hạ.

Cũng theo cô giáo Nguyễn Phương Liên, đối với mức thu tiền học thêm của nhà trường, trong năm học 2023 - 2024, Ban Giám hiệu, Hội đồng trường và phụ huynh học sinh đã thống nhất thu với mức 17.500 đồng/1 tiết học với khối THPT, và 20.000 đồng/1 tiết học đối với khối THCS. Mức thu này bao gồm mức thu theo quy định của UBND thành phố và phần tự nguyện ủng hộ của các phụ huynh học sinh.

“Phụ huynh học sinh đồng lòng và nhất trí rất cao việc tự nguyện ủng hộ nhà trường ngoài mức thu theo quy định của UBND thành phố Hà Nội vì thực tế học sinh đi học thêm ở bên ngoài phải từ 150.000 – 300.000 đồng/1 ca học (khoảng 2 giờ). Việc học thêm tại trường đã giúp phụ huynh giảm tải thời gian bố trí cho con ăn uống, đưa đón con đi học” – cô Nguyễn Phương Liên cho biết.

Đề cập đến việc thu tiền học thêm cao hơn so với quy định, cô giáo Nguyễn Phương Liên cho biết, hiện nay, mức thu tiền học thêm đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố được áp dụng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 25/6/2013. Song, quyết định trên hiện đã không còn phù hợp với các quy định về tiền lương hiện hành, gây cản trở đến việc thu hút giáo viên có chất lượng thực hiện giảng dạy tại nhà trường.

Một góc trường Tiểu học, THCS, THPT Khương Hạ.
Một góc trường Tiểu học, THCS, THPT Khương Hạ.

Cụ thể, mức thu theo Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND mức thu tiền học thêm với lớp có từ 40 học sinh trở lên là 6.000 đồng/học sinh/tiết đối với khối THCS, 7.000 đồng đối với khối THPT; Đối lớp lớp có từ 30 đến dưới 40 học sinh, mức thu tiền học thêm lần lượt là 7.000 đồng/học sinh/tiết đối với khối THCS và 8.000 đồng đối với khối THPT; Đối với lớp có từ 20 đến dưới 30 học sinh mức thu tối đa là 9.000 đồng/học sinh/tiết đối với khối THCS và 10.000 đồng/học sinh/tiết đối với khối THPT…

“Mức thu này được ban hành và áp dụng từ thời điểm tháng 6/2013 tương ứng với mức lương cơ sở là 1.050.000 đồng. Tuy nhiên, đến nay mức lương cơ sở đã qua 7 lần điều chỉnh - mức lương cơ sở hiện tại 2.340.000 đồng, tăng gần 2,3 lần so với năm 2013. Do vậy, các phụ huynh học sinh và nhà trường đã thống nhất mức thu học thêm là 17.500 đồng/tiết với khối THPT, và 20.000 đồng/tiết đối với khối THCS” – cô giáo Nguyễn Phương Liên nhấn mạnh.

Đề cập đến nội dung quản lý và khai thác tài sản của nhà trường sai quy định, Hiệu trưởng trường Khương Hạ Nguyễn Phương Liên cho biết, trường TH, THCS, THPT Khương Hạ được thành lập theo Quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày 25/5/2021 của UBND thành phố Hà Nội. Trường được tiếp nhận cơ sở vật chất từ trường Trung cấp nhà trẻ, mẫu giáo Hà Nội tại số 31 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân - cơ sở đã được xây dựng từ những năm 1980 và đã xuống cấp.

Cán bộ, nhân viên trường Tiểu học, THCS, THPT Khương Hạ dọn dẹp trường học tại thời điểm mới tiếp nhận cơ sở.
Cán bộ, nhân viên trường Tiểu học, THCS, THPT Khương Hạ dọn dẹp trường học tại thời điểm mới tiếp nhận cơ sở.

Theo cô giáo Nguyễn Phương Liên, trường bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2021 - thời điểm Hà Nội đang phong toả phòng chống dịch Covid-19 với hiện trạng là một khu vực bỏ hoang, sân trường ngập rác thải từ quá trình sử dụng trước đây, gạch đá, chai lọ, cây cối chết khô… hạ tầng xuống cấp, không đảm bảo việc dạy và học an toàn. Trước thực trạng trên, việc hợp tác với doanh nghiệp là cứu cánh cho nhà trường trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, cơ sở vật chất của nhà trường nghèo nàn và xuống cấp, ngân sách được cấp hạn chế và không kịp thời.

“Cơ sở vật chất sử dụng trong hoạt động hợp tác là nhà ký túc xá không đủ điều kiện để làm phòng học. Nếu khu ký túc xá này tiếp tục bị bỏ hoang sẽ tạo ra một môi trường sinh sống cho động vật và côn trùng gây hại, gây ra nguy cơ rất cao đối với an toàn cho sức khỏe và tính mạng của học sinh” – cô giáo Nguyễn Phương Liên cho biết.

Cũng theo Hiệu trưởng trường Khương Hạ Nguyễn Phương Liên, ngay sau khi nhận được kết quả kiểm tra của Sở GD&ĐT, Ban Giám hiệu nhà trường và các đơn vị có liên quan đã nghiêm túc rút kinh nghiệm, khẩn trương triển khai các biện pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được Sở GD&ĐT chỉ ra với phương châm tất cả vì học sinh.

kinhtedothi.vn

Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì
Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì

Tối 03.12.2024, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.