Làng Việt truyền thống trong tiến trình lịch sử

Đây là một nội dung được thảo luận tại hội thảo “Nông thôn Việt Nam - truyền thống và hiện đại”, do Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tổ chức ngày 24.11.

Theo PGS.TS. Nguyễn Minh Tường, Viện Sử học, từ thời Hùng Vương, người Việt đã sống với nhau thành xóm làng, gắn bó, ràng buộc với nhau bởi quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng, cùng nhau làm ăn, đánh giặc và bảo vệ xóm làng.

“Làng Việt từ nghìn năm đã có cấu trúc khá khép kín, hầu hết được bảo vệ bằng những lũy tre dầy, kết chặt tựa như bức tường thành. Thời chiến, làng Việt hóa thân thành “làng chiến đấu”. Các nhà nghiên cứu quân sự cho rằng, trong lịch sử giữ nước của dân tộc, làng chiến đấu là hình thức đấu tranh chống xâm lược phổ biến và có truyền thống. Đây là một trong những tổ chức quân sự của nhân dân ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân. Làng Việt cũng là nơi phát triển kinh tế nông, công, thương và làm thủy lợi; nơi bảo tồn và phát triển nền văn hóa truyền thống”, PGS.TS Nguyễn Minh Tường nhấn mạnh.

Làng Việt truyền thống ở đồng bằng Bắc bộ -0
Toàn cảnh hội thảo

Theo nhiều nghiên cứu thực tế tại các làng Việt truyền thống như làng quê xứ Thanh, Hoằng Lộc, Hoằng Hóa (Thanh Hóa); các làng tả Thanh Oai, Đông Ngạc, Phú Thị, Hạ Yên Quyết (Thăng Long); các làng gốm cổ vùng Kinh Bắc, nơi đây đều có nét văn hóa chung về vật chất và tinh thần, chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng khác nhau như Nho, Phật, Đạo… với những công trình văn hóa biểu hiện cho các hệ tư tưởng ấy là đình, đền, chùa, miếu…

Các nghiên cứu cũng cho thấy sự biến đổi về phong tục tập quán ở các làng xã đồng bằng Bắc bộ, khu vực Nam bộ, về cưới hỏi, tang ma, khao vọng, khao lão, việc mua bán danh vị, việc kính biếu, thuần phong mĩ tục.

Những năm gần đây, ở làng xã trên các vùng miền đã xây dựng được quy ước mới cho thôn, làng và đã có sự kế thừa một số mặt tích cực trong hương ước như tổ chức đám cưới theo đời sống mới, đãi tiệc trong giới hạn thân mật; đám ma có cơi trầu, ấm chè cho người đến viếng; khao vọng tổ chức đơn giản với việc sửa lễ, cáo yết thành hoàng ở đình…

Làng Việt truyền thống ở đồng bằng Bắc bộ -0
Đại biểu thảo luận về hành chính nông thôn Nam kỳ và những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới

Các nghiên cứu phong tục tập quán ở làng xã đồng bằng Bắc bộ là việc làm cần thiết nhằm kế thừa những mặt tích cực và tránh những mặt hạn chế trong việc xây dựng Quy ước mới ở nông thôn hiện nay.

Hội thảo “Nông thôn Việt Nam - truyền thống và hiện đại” với 38 tham luận bao quát về nông thôn xuyên suốt các thời kỳ lịch sử Việt Nam, từ Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Lịch sử Việt Nam cận đại đến Lịch sử Việt Nam hiện đại.

Xoay quanh chủ đề nông thôn 3 miền Bắc - Trung - Nam, hội thảo đề cập đến những đặc trưng truyền thống, thách thức đối với truyền thống và chuyển biến ở nông thôn trong nhiều thời điểm lịch sử khác nhau, gồm: Sự hình thành làng xã - tổ chức xã hội và tổ chức quản lý xã thôn; chính sách của Nhà nước đối với nông thôn; tổ chức sản xuất và đặc trưng kinh tế nông thôn; tổ chức an ninh và vai trò của xã thôn trong bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Hội thảo nhằm làm rõ tính truyền thống và duy trì truyền thống trong quản lý xã hội, mô hình sản xuất kinh tế, giáo dục, phong tục tập quán, tổ chức an ninh - quốc phòng... ở nông thôn Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; nhận diện tính hiện đại trong tổ chức quản lý, hoạt động kinh tế, giáo dục, văn hóa ở nông thôn Việt Nam; từ việc nhìn nhận tính truyền thống và hiện đại, làm rõ chuyển biến có tính quy luật và đóng góp của khu vực nông thôn và người nông dân với sự phát triển của đất nước trong toàn bộ tiến trình lịch sử.

Văn hóa

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực

Theo GS,TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), cuộc cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đã đưa Hà Nội lên thành Thủ đô. Kể từ thời đại dựng nước đầu tiên cho đến nay các kinh đô kinh thành Cổ Loa, Mê Linh, Vạn Xuân, Ô Diên, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội gần như liên tục nối tiếp nhau đều được đặt trên địa bàn Hà Nội, biến Hà Nội thành trung tâm hội tụ, kết tinh, giao lưu, lan tỏa lớn nhất và mạnh nhất các giá trị lịch sử và văn hóa của cả nước.

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm phổ biến tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa.

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh
Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh

Triển lãm nhằm nêu bật đóng góp của phụ nữ cho xã hội qua các tác phẩm truyện tranh mang tên “Thế giới cần nữ siêu anh hùng” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng từ ngày 17.10 – 6.11.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Sống lại những ngày tiếp quản

Những người lính năm xưa tiếp quản Thủ đô nay đều trên dưới 90 tuổi, không khỏi bồi hồi khi nhớ lại thời khắc hào hùng ấy. Những bước quân hành đầy khí thế trên những con phố cổ kính mang theo niềm tự hào của cả dân tộc. Khắp phố phường Hà Nội rợp cờ hoa, những cánh tay vẫy chào, những nụ cười rạng ngời chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...

Giải Bơi chải Thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 là hoạt động thể thao thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: VNA
Xã hội

Gìn giữ, phát huy môn thể thao truyền thống, khôi phục môn thuyền rồng

Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 là hoạt động thể thao thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024). Hoạt động nằm trong chương trình thỏa thuận hợp tác phát triển văn hóa, thể thao và du lịch giữa UBND TP. Hà Nội với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến
Văn hóa - Thể thao

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) là dịp để nhìn lại, đánh giá những kết quả, thành tựu rất đáng tự hào của Hà Nội trong giai đoạn vừa qua, cũng là đặt ra tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển thành phố trong tương lai.

Du khách Hà Nội tham quan trưng bày
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Hà Nội từ những cửa ô

Để nhiều thế hệ người Hà Nội hiểu hơn về ký ức hào hùng của vùng đất này thông qua các cửa ô xưa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày “Hà Nội và những cửa ô”.

Học sinh Hà Nội chào mừng đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô
Văn hóa

Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về (*)

Mùa thu 70 năm trước, Hà Nội trở về với độc lập, tự do, kết thúc chặng đường lịch sử đầy hy sinh gian khổ nhưng oanh liệt, vẻ vang. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thủ đô.

Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội năm 1946
Văn hóa - Thể thao

Trước cuộc trường chinh vĩ đại

Ngày 19.12.1946, quân và dân Hà Nội đồng loạt nổ súng, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tinh thần ấy đã tiếp thêm động lực cho nhân dân Thủ đô anh dũng, chiến đấu 60 ngày đêm trước cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.