Những ngày cận Tết, không khí tại các làng nghề làm bánh chưng của Thủ đô Hà Nội như: làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì) Tranh Khúc, Lỗ Khê (xã Liên Hà, huyện Đông Anh)… càng tất bật, hối hả.
Lá dong được lựa chọn kỹ càng Sau đó được rửa sạch và cắt lược bớt phần sống lá (xương lá) Việc lựa chọn gạo là khâu quan trọng, gạo sẽ được ngâm và đãi sạch trước khi làm bánh Người làm bánh chưng ở Lỗ Khê có sự lựa chọn cầu kỳ về nguyên liệu Theo người dân nơi đây, bánh chưng của làng Lỗ Khê ngon hơn không những từ việc lựa chọn kỹ các loại nguyên liệu làm bánh mà nguồn nước tại Lỗ Khê cũng góp phần tạo nên hương vị đặc biệt của bánh chưng
Đỗ xanh làm nhân bánh được chọn lọc rất kỹ, là loại đỗ xanh hạt tròn mẩy. Đỗ được ngâm, sau đó đãi sạch vỏ, để ráo nước dùng làm nhân gói bánh Thịt lợn dùng để làm nhân bánh thường được chọn là thịt ba chỉ, hoặc thịt phần vai có dính chút mỡ (tuỳ từng khách đặt) để tạo vị béo ngậy, thơm ngon Thịt được ướp thêm tiêu đen để có vị cay và thơm, mang hương vị đặc trưng của bánh chưng Làng Tranh Khúc thuộc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì (TP. Hà Nội) được nhiều người dân Thủ đô biết đến với nghề gói bánh chưng truyền thống
Bánh chưng Tranh Khúc nhân được sử dụng là đỗ xanh đã xay và đồ chín cùng với thịt ba chỉ làm nhân bánh Sau khi bánh chưng được gói xong, sẽ được luộc trong nhiều giờ Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, được ngồi bên gia đình cùng luộc bánh chưng là một nét văn hóa đẹp của người Việt
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.