Lan tỏa trách nhiệm xã hội trong đại dịch

Gần 2 năm dịch Covid-19 bùng phát khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nhưng họ vẫn lan tỏa mạnh mẽ trách nhiệm xã hội thông qua hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ địa phương và người dân chống dịch. “Từ thực tiễn tôi nhận thấy, kinh doanh muốn bền vững phải gắn bó và chia sẻ với cộng đồng, nếu không trước sau gì cũng bị đào thải”, bà Nguyên Hà, người sáng lập thương hiệu sản phẩm đông y Nguyên Hà Phạm Gia chia sẻ.

Bà Nguyên Hà (bìa phải ảnh) trong một chuyến thiện nguyện tại Gia Lai Ảnh: TB
Bà Nguyên Hà (bìa phải ảnh) trong một chuyến thiện nguyện tại Gia Lai
Ảnh: TB

Kinh doanh khó khăn vẫn chung tay chống dịch

- Dịch bệnh ảnh hưởng thế nào tới doanh nghiệp của bà?

- Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế và đời sống người dân. Trong gần 2 năm qua, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và tới đây có lẽ cũng vậy!

Như những doanh nghiệp khác, chúng tôi cũng chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh. Đặc biệt, chúng tôi mới đầu tư năm 2015, đến năm 2016 nhà máy sản xuất mới vận hành. Như vậy có thể nói doanh nghiệp đang trong giai đoạn chạy “rốt đa” nên khó khăn chắc cũng lớn hơn.

- Việc làm ăn kinh doanh gặp khó như vậy nhưng Nguyên Hà Phạm Gia vẫn liên tục trao tặng sản phẩm đông y của mình tới các địa phương và người dân để hỗ trợ điều trị Covid-19?

- Ngay từ khi Covid-19 bùng phát, Nguyên Hà Phạm Gia đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các điểm dịch bởi chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng sản phẩm đông y giúp tăng sức đề kháng để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Năm ngoái, chúng tôi tặng các sản phẩm đông y Nguyên Hà Phạm Gia tương đương 12 tỷ đồng tới lực lượng tuyến đầu chống dịch, các bệnh nhân ung thư. Năm nay, chúng tôi tiếp tục duy trì hoạt động này. Cách đây 1 tuần, Công ty trao tặng tỉnh Đồng Nai 3.000 túi thảo dược xông mũi họng và tặng Sở Y tế Hà Nội 2.000 túi. Sản phẩm này được bào chế từ các thành phần thảo dược giá trị như xuyên tâm liên, vỏ bưởi, sả, ngũ sắc, bạch chỉ, tía tô, bạc hà, húng chanh, đài bi, kinh giới, hương nhu, dao đỏ..., có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của đường hô hấp, kết hợp hỗ trợ tốt cho điều trị bệnh nhân Covid-19. Trước đó, chúng tôi trao tặng 10.000 sản phẩm thảo dược xông mũi họng Phạm Gia và Xuyên tâm liên Phạm Gia tới các bệnh nhân tại TP. Hồ Chí Minh, trị giá 1,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, chúng tôi đều đặn hỗ trợ bệnh nhân khó khăn, các vùng sâu xa, đỡ đầu con em cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang không may mắc bệnh hiểm nghèo... 

Muốn bền vững phải gắn bó, chia sẻ với cộng đồng

- Vì sao bà dành nhiều tâm huyết cho các hoạt động thiện nguyện như vậy?

- Ngoài 20 tuổi tôi vào kinh doanh. Từ thực tiễn, tôi hiểu rằng, kinh doanh muốn bền vững phải gắn bó và chia sẻ với cộng đồng. Nếu đi ngược lại điều này, trước sau gì cũng bị đào thải.

Động lực sáng lập thương hiệu sản phẩm đông y Nguyên Hà Phạm Gia, ngoài việc gìn giữ truyền thống gia đình, còn do bản thân tôi trải qua biến cố lớn về sức khỏe và được “hồi sinh” nhờ bài thuốc thải độc gan từ các loại cây thuốc nam của ông ngoại. Từ một người “sính” thuốc Tây, chuộng y học hiện đại, tôi dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và ngày càng tin vào sức mạnh của y học cổ truyền, của thuốc nam.

Y học cổ truyền tập trung nâng cao thể trạng, nâng cao đề kháng của cơ thể, điều này rất cần thiết cho bệnh nhân Covid-19. Vì thế, tôi tin các sản phẩm đông y của Nguyên Hà Phạm Gia sẽ giúp ích cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người bệnh và tôi muốn chia sẻ với cộng đồng. Thực tế ở TP. Hồ Chí Minh cũng cho thấy, việc kết hợp đông y trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 một mặt giúp bệnh nhân nâng cao thể trạng sức khỏe, mặt khác giúp họ yên tâm đang được chăm sóc y tế tốt nhất.

- Lâu nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thường gắn với các hoạt động từ thiện. Bà quan niệm thế nào về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

- Tôi nghĩ sự chia sẻ với cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội chỉ là một khía cạnh khi nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn thể hiện ở chỗ sản phẩm phải có ích cho xã hội, việc sản xuất, kinh doanh không được làm tổn hại đến môi trường sống và cả truyền thống văn hóa, đạo đức của cộng đồng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải biết chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên.

- Quan niệm này được bà ứng dụng như thế nào trong thực tế?

- Các bài thuốc cổ truyền có giá trị tinh hoa truyền từ đời này qua đời khác nhưng nếu nguyên dược liệu không bảo đảm sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hỗ trợ điều trị hoặc chăm sóc sức khoẻ. Vì thế, Nguyên Hà Phạm Gia đặc biệt chú trọng khâu kiểm soát chất lượng nguyên liệu. Chúng tôi hiện có 30ha nguyên liệu trà hoa vàng, sâm nam núi rành, hà thủ ô, nấm lim xanh, cà gai leo… tại Bắc Giang, Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang thông qua liên kết với các hợp tác xã bản địa. Điều này giúp chúng tôi có được nguyên liệu tốt nhất và tạo việc làm cho bà con.

Trong nghiên cứu, thí nghiệm và thực nghiệm các sản phẩm là chế phẩm đông y, Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội là đối tác toàn diện của chúng tôi. Hiện chúng tôi có nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế quy định, tới đây, chúng tôi sẽ hoàn thành nhà máy đạt chuẩn GMP để chủ động sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Xin cảm ơn bà!

Xã hội

An Giang tuyên truyền lưu động nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Truyền thông dân số - "Đòn bẩy" trong thực hiện chính sách

Theo Phó Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục, Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Song Lê, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo ra sự chuyển đổi nhận thức và hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội

Can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật bẩm sinh

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vì những đứa con khỏe mạnh vùng cao" do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia khẳng định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp giảm thiểu các rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc thực hiện sàng lọc giúp các gia đình và cộng đồng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững.

Tỉnh Cà mau luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em
Đời sống

Cà Mau quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Với phương châm “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau cùng cộng đồng xã hội đã chung tay thực hiện nhiều chương trình, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Qua đó, đã phần nào bù đắp, san sẻ yêu thương, giúp các em có điều kiện được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ bình đẳng như những trẻ em khác.

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống
Xã hội

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống

Công tác dân số Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu, khống chế tốc độ gia tăng dân số nhanh, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến năm 2021. Song, Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức mới là mức sinh chưa bền vững và có xu hướng giảm. Từ năm 2021 đến năm 2023, mức sinh giảm từ 2,11 xuống 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Đó là nhận định của Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng về thực trạng công tác dân số ở Việt Nam.

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Xã hội

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024 với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc", Chi cục Dân số tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác dân số và phát triển năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
Đời sống

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản

Tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đang trở thành một vấn đề đáng báo động, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện đứng đầu khu vực và thứ 5 thế giới về tỷ lệ nạo phá thai, với con số dao động từ 250.000 đến 300.000 ca mỗi năm. Điều này cho thấy, nhiều thanh thiếu niên tại Việt Nam vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản. 

Dự báo thời tiết ngày 26.12: Rét đậm ở Bắc Bộ, mưa dông ở Trung Nam Bộ
Xã hội

Dự báo thời tiết ngày 26.12: Rét đậm ở Bắc Bộ, mưa dông ở Trung Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm ngày 26 và ngày 27.12, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Từ đêm 27.12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn và ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.  

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Đời sống

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hiện nay, trẻ em phải đối mặt với hàng loạt những mối đe dọa trên không gian mạng như bắt nạt trực tuyến, tiếp cận thông tin không phù hợp, nghiện trò chơi điện tử, nghiện mạng xã hội… Do đó, cần có sự chung tay của xã hội để giúp các em tránh những rủi ro không đáng có trên không gian mạng.