Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Việt Nam

Lan tỏa thông điệp hòa bình, đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế

Trong 10 năm qua, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Việt Nam đã đạt được kết quả ấn tượng, được lãnh đạo Liên Hợp Quốc, đồng nghiệp quốc tế cũng như người dân địa phương đánh giá cao, góp phần cụ thể hóa chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, nhất là về đối ngoại quốc phòng.

Thông tin trên được Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Bộ Quốc phòng, cho biết tại tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức chiều 17.10.

Khẳng định vai trò, uy tín, trách nhiệm của Việt Nam đối với hòa bình thế giới

Theo Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; cụ thể hóa, quán triệt triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng của Đảng và Nhà nước.

Trong quá trình tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, chúng ta cũng thể hiện được vị trí, vai trò, uy tín và trách nhiệm đối với an ninh và hòa bình thế giới. Đồng thời, chuyển đi bức thông điệp rằng Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình, nhân văn, nhân ái, là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế và là thành viên có trách nhiệm.

Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng cho biết, việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc được thể hiện qua quá trình chuẩn bị rất kỹ càng. Từ năm 2005, chúng ta đã có những đoàn quan sát viên tới tham quan, tham khảo việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của các quốc gia.

Đến năm 2012, Bộ Chính trị thông qua Đề án Tổng thể về Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Năm 2013, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó bổ sung Điều 89 quy định “Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới”. Sự điều chỉnh của Hiến pháp đã tạo cơ sở hành lang pháp lý quan trọng cho việc cử lực lượng vũ trang nhân dân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Ngày 21.1.2014, Chính phủ thành lập Tổ Công tác liên ngành do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm Tổ trưởng; Bộ Quốc phòng thành lập Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

cutruong-phammanhthang-3-831.jpg
Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Bộ Quốc phòng. Ảnh: Duy Thông

Ngày 27.5.2014, Bộ Quốc phòng chính thức ra mắt, thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, tiền thân của Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam hiện nay. Ngày 27.5.2014 cũng đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam cử 2 sĩ quan quân đội tham gia thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc trên cương vị Sĩ quan liên lạc tại Phái bộ Cộng hòa Nam Sudan - cũng là những sĩ quan, cán bộ đầu tiên của Việt Nam chính thức tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Sau một thời gian tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, đến ngày 5.1.2018, chúng ta đã đạt được những kết quả rất tích cực. Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam chính thức đổi tên thành Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Thời điểm này cũng đánh dấu việc Tổ Công tác liên ngành được giao về Bộ Quốc phòng và do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Tổ trưởng, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam với vai trò là cơ quan thường trực giúp việc cho Tổ Công tác liên ngành.

"Việc thành lập Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Quân đội đối với nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, với chủ trương tham gia ngày càng sâu rộng vào lĩnh vực này. Trong đó, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam với vai trò là cơ quan tham mưu, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong triển khai lực lượng mới, trong một xu thế phát triển mới cũng đã góp phần cụ thể hóa chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, nhất là về đối ngoại quốc phòng", Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng khẳng định.

Trên tinh thần đó, tháng 10.2018, chúng ta triển khai loại hình đơn vị đầu tiên là Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 (BVDC2.1) đến Phái bộ UNMISS (Nam Sudan) với 63 quân nhân; đến ngày 24.9.2024 vừa qua đã triển khai thành công thê đội thứ sáu (BVDC2.6).

Tháng 6.2022, chúng ta triển khai đội công binh đầu tiên đến Phái bộ UNISFA (khu vực Abyei) với biên chế 184 quân nhân; đến ngày 24.9.2024 đã triển khai thê đội thứ ba sang thực hiện tại Phái bộ UNISFA”, Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng cho biết thêm.

Theo Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Bộ Quốc phòng, kết quả tham gia hoạt động giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đã góp phần khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam, nhất là đóng góp vào kết quả bỏ phiếu cho Việt Nam vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu kỷ lục 192/193.

cacdaibieu-7-6045.jpg
Các đại biểu tham dự Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân phối hợp Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức chiều 17.10. Ảnh: Duy Thông

Xây dựng khuôn khổ pháp lý tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Nói về thành quả đạt được sau 10 năm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng cho biết đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã triển khai được 1.046 lượt quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam và sĩ quan công an nhân nhân Việt Nam đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (trong đó có 13 sĩ quan công an nhân dân).

Đối với hình thức đơn vị, tới nay đã triển khai được 6 thê đội bệnh viện dã chiến cấp hai với 63 quân nhân/thê đội, 3 thê đội công binh với 184 quân nhân/thê đội.

Đối với hình thức cá nhân, chúng ta triển khai được 137 lượt sĩ quan cá nhân tại các phái bộ như: Phái bộ UNISFA (khu vực Abyei), Phái bộ UNMISS (Nam Sudan), Phái bộ MINUSCA (Cộng hòa Trung Phi). Bên cạnh đó, Việt Nam có 4 sĩ quan quân đội và 1 sĩ quan công an vượt qua vòng tuyển chọn rất khắt khe để làm việc tại trụ sở Liên Hợp Quốc (New York, Mỹ). Điều này thể hiện sự cố gắng rất lớn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để có những cán bộ chất lượng cao.

Ngày 5.6.2018. Trung tâm huấn luyện của Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam được đánh giá là 1 trong 4 trung tâm huấn luyện có uy tín của khu vực. Hiện nay, chúng ta phối hợp và hợp tác quốc tế rất mạnh, hàng năm đều tổ chức các khóa huấn luyện quốc tế tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam với rất nhiều khóa học về sĩ quan tham mưu, sĩ quan hậu cần, sĩ quan quan sát viên quân sự,...

Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam cũng phối hợp, hỗ trợ Bộ Công an trong việc đào tạo và hỗ trợ các trung tâm quốc tế, cử giảng viên Việt Nam tham gia tại các khóa huấn luyện ở nước ngoài. Đặc biệt, lãnh đạo Liên Hợp Quốc đánh giá quân nhân - người lính mũ nồi xanh Việt Nam là một trong những lực lượng tốt nhất trên thế giới.

z5940032412613-4ee505da569fc107bd6f968a6941559b-4698.jpg
z5940033376591-24a44e5420f1f519cf37ffd3ccf11cc9-7114.jpg
Cán bộ, y bác sĩ của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 hội chẩn trong đêm cho bệnh nhân tại Bentiu (Nam Sudan). Ảnh: BVDC 2.6

Ngày 23.9.2024, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có buổi gặp riêng với Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, trong đó Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đề nghị Việt Nam tiếp tục mở rộng các loại hình và quy mô tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. “Điều đó thể hiện uy tín cũng như trách nhiệm của Việt Nam được đánh giá rất cao, đặc biệt về vấn đề chuyên môn”, Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng cho hay.

Một kết quả khác cần ghi nhận là trong hơn 10 năm qua, tỷ lệ nữ quân nhân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc rất cao. Ở cả loại hình đơn vị và cá nhân, chúng ta đã triển khai gần 100 lượt nữ sĩ quan, quân nhân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, chiếm tỷ lệ 16,6%, cao hơn so với mặt bằng chung của Liên hợp quốc (hiện nay là 15%).

Về xây dựng khuôn khổ pháp lý tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng cho biết trong hơn 10 năm qua khi tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Bộ Quốc phòng đã đề nghị Chính phủ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý.

Điển hình như Nghị quyết số 130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; Nghị định số 162/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với cá nhân và công tác bảo đảm đối với các tổ chức của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Nghị định số 61/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Nghị quyết số 130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Các bộ ngành, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cũng đã có những Thông tư hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, làm cơ sở để các lực lượng triển khai tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc thống nhất, đồng bộ và hiệu quả.

Về hợp tác quốc tế, thời gian qua, hoạt động hợp tác về gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đã thu hút được sự quan tâm và hỗ trợ đáng kể của các đối tác quốc tế, góp phần làm giảm gánh nặng ngân sách của Việt Nam đầu tư cho tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Bộ Quốc phòng đã tham mưu với Đảng, Nhà nước, Chính phủ triển khai ký kết 10 Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc với các nước đối tác (Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Canada, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand); 2 bản ghi nhớ với Liên Hợp Quốc về triển khai BVDC2 đến Phái bộ Nam Sudan và triển khai Đội Công binh đến Phái bộ Abyei; 1 bản ghi nhớ với EU về triển khai giảng viên hỗ trợ kỹ thuật của EU tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam; 1 Thỏa thuận Đối tác chiến lược gìn giữ hòa bình với Chính phủ Australia (được nâng cấp từ Bản ghi nhớ).

"Có thể nói trong 10 năm qua, các mặt hợp tác cũng như tham gia của Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đã đạt được kết quả ấn tượng, được lãnh đạo Liên Hợp Quốc, đồng nghiệp quốc tế cũng như người dân địa phương đánh giá rất cao", Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng nhấn mạnh.

Xã hội

Biểu tượng tinh thần đoàn kết, vượt khó và chiến thắng của người Việt Nam
Xã hội

Biểu tượng tinh thần đoàn kết, vượt khó và chiến thắng của người Việt Nam

Việc tham gia gìn giữ hòa bình đã góp phần nâng cao vị thế hình ảnh quốc gia, khẳng định cam kết về tinh thần, trách nhiệm của Việt Nam với hòa bình và an ninh quốc tế. Với cá nhân tôi cảm thấy tự hào và cảm phục. Đây không chỉ là nhiệm vụ quốc tế cao cả mà còn là biểu tượng tinh thần đoàn kết, vượt khó và chiến thắng của người Việt Nam.

Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức chiều 17.10.
Xã hội

Dấu ấn chặng đường 10 năm Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam: Đặt trọng trách quốc gia lên trên hết

Tại Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 17.10, các đại biểu, khách mời đều nhất trí cho rằng: 10 năm qua, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, qua đó gặt hái được nhiều lợi ích quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, giúp Việt Nam khẳng định cam kết và trách nhiệm của mình đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Đời sống

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc giúp cho vị thế và vai trò của Việt Nam ngày càng cao trên cộng đồng quốc tế. Nhận định như vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng, cần thiết ban hành Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc để tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động này.

Anh Dũng (áo trắng) luôn khéo léo lựa chọn cách tư vấn về chính sách BHXH tự nguyện, BHYT phù hợp theo từng hoàn cảnh, từng gia đình. Ảnh: Tâm An
Đời sống

Gương sáng nhân viên thu bảo hiểm xã hội

Để đưa chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) đến gần hơn với người dân, các nhân viên thu BHXH có vai trò vô cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh, ở đâu các nhân viên thu hoạt động tích cực, năng nổ, tâm huyết, ở đó việc nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT luôn có những bước chuyển tích cực.

Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình phát biểu tại toạ đàm.
Đời sống

Những chiến sĩ mũ nồi xanh trên mặt trận ngoại giao của đất nước

“Một buổi sáng khi nhìn qua cửa sổ được chứng kiến đoàn chiến sĩ mũ nồi xanh, rất cảm động. Rất nhiều người dân cũng nhìn qua cửa sổ để được thấy những chiến sĩ kính cẩn nghiêng mình trước vị cha già dân tộc trước khi lên đường đi làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Trân trọng cảm ơn các đồng chí đại diện cho lực lượng quân đội, lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao của đất nước” - Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình chia sẻ. 

Hành trình cam kết thúc đẩy bình đẳng giới của Vietnam Airlines
Xã hội

Hành trình cam kết thúc đẩy bình đẳng giới của Vietnam Airlines

Mới đây, tại trụ sở Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2026 với UN Women - Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ với những mục tiêu, chương trình cụ thể để thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp và cộng đồng.

Sunshine Homes đóng góp 5 tỷ đồng, chung tay đồng hành cùng Quỹ “Vì người nghèo” thành phố Hà Nội
Xã hội

Sunshine Homes đóng góp 5 tỷ đồng, chung tay đồng hành cùng Quỹ “Vì người nghèo” thành phố Hà Nội

Hưởng ứng Tháng cao điểm “Vì người nghèo và an sinh xã hội" năm 2024 do Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức, tại Lễ phát động được tổ chức tối ngày 16.10.2024, Công ty Cổ phần Phát triển Sunshine Homes đã ủng hộ 5 tỷ đồng vào Quỹ “Vì người nghèo”, chung tay chăm lo cho đời sống nhân dân.

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập
Xã hội

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập

Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã chủ động lồng ghép các hoạt động của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” vào Tiểu dự án 2, thuộc dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần xây dựng xã hội văn minh và tiến bộ cho thế hệ tương lai.

Ngành bảo hiểm là “bà đỡ”, “lá chắn” tránh tổn thất cho người dân
Xã hội

Ngành bảo hiểm là “bà đỡ”, “lá chắn” tránh tổn thất cho người dân

Chúng tôi vẫn thường gọi ngành bảo hiểm là bà đỡ, lá chắn tránh tổn thất cho người dân. Để làm được điều đó, trước tiên thì bảo hiểm phải có nguồn tài chính đủ mạnh, có tiền thì mới có thể hỗ trợ khi tổn thất xảy ra. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã ví von như vậy khi nói về vai trò của bảo hiểm tại Tọa đàm “Bảo hiểm - Giải pháp phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, tại Hà Nội.

Lắp trạm cân di động xử lý "hung thần" xe container tự chế hoành hành trên nhiều tuyến quốc lộ
Xã hội

Lắp trạm cân di động xử lý "hung thần" xe container tự chế hoành hành trên nhiều tuyến quốc lộ

Sau khi tiếp nhận phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân về tình trạng xe container cắt nóc, chế ben thủy lực, có dấu hiệu chở quá tải, tổ công tác liên ngành của tỉnh Hải Dương đã lập chốt lắp đặt trạm cân, tuần tra để phát hiện, xử lý vi phạm tại khu vực thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành).

Bảo hiểm - Giải pháp phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Xã hội

Bảo hiểm - Giải pháp phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bảo hiểm không chỉ là công cụ tài chính mà còn là một trong những giải pháp quan trọng nhất để phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Việc phát triển thị trường bảo hiểm mạnh mẽ không chỉ giúp bảo vệ các cá nhân và doanh nghiệp khỏi những tổn thất không mong muốn, mà còn tạo ra những động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế.

Sun Group đề xuất xây tuyến đường sắt nhẹ từ Sài Gòn đến Tây Ninh dài gần 100km
Giao thông

Sun Group đề xuất xây tuyến đường sắt nhẹ từ Sài Gòn đến Tây Ninh dài gần 100km

Sun Group vừa gửi tới UBND TP.HCM ý kiến đóng góp cho Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Theo đó, TP.HCM cần bổ sung vào quy hoạch trục đại lộ rộng 8-10 làn xe chạy dọc theo sông Sài Gòn, kết nối với Bình Dương, Tây Ninh. Tâm điểm là tuyến đường sắt nhẹ kết nối thẳng tới Tây Ninh, giúp giao thương giữa TP.HCM với Tây Ninh nói riêng, các tỉnh ven sông Sài Gòn nói chung ngày càng thuận lợi.

Tập đoàn Đèo Cả phát động cuộc thi “Ứng dụng BIM và công nghệ số trong thiết kế trạm dừng nghỉ”
Giao thông

Tập đoàn Đèo Cả phát động cuộc thi “Ứng dụng BIM và công nghệ số trong thiết kế trạm dừng nghỉ”

Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số và Mô hình thông tin xây dựng (BIM) trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, Tập đoàn Đèo Cả vừa phát động cuộc thi “Ứng dụng BIM và công nghệ số trong thiết kế trạm dừng nghỉ” tại các dự án của Đèo Cả nghiên cứu đề xuất, đầu tư.

Ra mắt Câu lạc bộ thanh niên Ê Đê tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột
Xã hội

Ra mắt Câu lạc bộ thanh niên Ê Đê tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột

Sau hơn một năm hoạt động với nhiều nỗ lực, Câu lạc bộ (CLB) thanh niên Ê Đê đã được Trung tâm tình nguyện Quốc gia trao quyết định và chính thức công nhận là thành viên mạng lưới tình nguyện Quốc gia khu vực Tây nguyên (thuộc Trung tâm tình nguyện Quốc gia). Đồng thời, công nhận Ban Chủ nhiệm để điều hành hoạt động của CLB.