Lan tỏa giá trị lịch sử bằng những ca khúc đi cùng năm tháng

Chương trình nghệ thuật "Nắng Ba Đình" 2024, bắt đầu lúc 20 giờ tối nay, 27.8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, hội tụ nhiều ngôi sao âm nhạc của cả miền Bắc và miền Nam. Các nghệ sĩ bày tỏ vinh dự, tự hào và háo hức trước giờ biểu diễn.

NSND Quốc Hưng: "Nắng Ba Đình hội tụ cả ngôi sao phía Bắc và phía Nam"

Với tư cách tổng đạo diễn, tôi và Ban tổ chức đã nhiều lần thảo luận, điều chỉnh để chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình bảo đảm sự chỉn chu, ấn tượng với sự hội tụ cả ngôi sao phía Bắc và phía Nam.

Lan tỏa giá trị lịch sử bằng những ca khúc đi cùng năm tháng -0
NSND Quốc Hưng. Nguồn: BCA

Về tổng thể, chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình năm nay được sắp xếp theo trục thời gian. Mở đầu là các bài hát thiếu nhi trẻ trung, hiện đại. Chương 1 được xây dựng công phu, trong đó có liên khúc Mười chín tháng Tám - Tiến về Hà Nội, sáng tác Xuân Oanh - Văn Cao, Hợp xướng Học viện âm nhạc Quốc gia Việt nam và vũ đoàn biểu diễn. Các ca sĩ thể hiện trong chương này đều là ngôi sao hàng đầu của âm nhạc miền Bắc như NSƯT Đăng Dương, NSƯT Tân Nhàn, ca sĩ Trọng Tấn, cho thấy dấu ấn của một chương trình nghệ thuật chất lượng.

Chương 2 Miền Nam trong trái tim Người hứa hẹn ấn tượng là với khán giả phía Bắc và khán giả Thủ đô, bởi ít khi thưởng thức chương trình âm nhạc có tiết mục vọng cổ. Hai nghệ sĩ nổi tiếng của phía Nam là NSND Thanh Ngân và giọng ca Chuông vàng vọng cổ 2017 Nguyễn Văn Khởi sẽ thể hiện 2 tác phẩm: Cung đàn mới (song ca) và Hành trình trên đất phù sa (NSND Thanh Ngân).

Chương 3 Việt Nam ơi ta bước tiếp với các bài hát về quê hương, giai điệu trẻ trung, hiện đại. Chương này, khán giả sẽ gặp lại những ca khúc quen thuộc nhưng  được làm mới qua cách trình diễn, thể hiện của các nghệ sĩ tên tuổi như Trọng Tấn, Tùng Dương...

Ở chương này, tôi cũng sẽ thể hiện ca khúc của nhạc sĩ trẻ Kiên Ninh - ca khúc Việt Nam ơi ta bước tiếp. Tôi sẽ hát cùng dàn hợp xướng, cố gắng tái hiện không khí hào hùng, trên một sân khấu hoành tráng của Nắng Ba Đình, dâng những tình cảm thiêng liêng tới Đảng, tới Bác Hồ...

NSƯT Tân Nhàn: "Truyền tải mới mẻ ca khúc về Bác"

Tôi đã tham gia nhiều chương trình nghệ thuật nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước, đã thể hiện nhiều sáng tác về Bác Hồ như Trông cây lại nhớ đến Người, Bác Hồ một tình yêu bao la, Tiếng hát giữa rừng Pác Bó, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh… Lần này, tôi thể hiện ca khúc Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người. Tác phẩm này thường là nam ca sĩ hát, song năm nay ban tổ chức chọn Tân Nhàn thể hiện.

ca-si-tan-nhan.jpg -0
NSƯT Tân Nhàn. Nguồn: Dailam

Lần đầu tiên thể hiện ca khúc này, tôi thấy cảm xúc rất mới lạ. Tính anh hùng ca trong bài hát này rất nhiều, tuy nhiên, qua giọng hát Tân Nhàn sẽ mềm mại hơn. Tôi hy vọng khán giả đón nhận sự mới mẻ của một giọng ca nữ với cách truyền tải dịu dàng, song tình yêu đối với Bác không hề vơi, để nhiều hơn khán giả trẻ yêu và tiếp cận âm nhạc chính thống nói chung và các bài hát viết về Bác Hồ nói riêng.

Vinh dự góp mặt trong chương trình nghệ thuật "Nắng Ba Đình" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, tôi sẽ cố gắng thể hiện sao cho có sự gắn kết cảm xúc giữa các tác phẩm, để khán giả cảm nhận hết tính thống nhất, nghệ thuật của một chương trình âm nhạc đỉnh cao.

Nghệ sĩ Nguyễn Văn Khởi, Chuông Vàng Vọng cổ (2017): "Hạnh phúc được đóng góp tiếng lòng của cải lương"

Như một cơ duyên khi tôi được tham gia chương trình nghệ thuật "Nắng Ba Đình" lần thứ ba, song ca với nghệ sĩ cải lương tên tuổi là NSND Thanh Ngân.

z5770855579003_3f6919d9b71ead7924c08cfc70b990c7.jpg -0
Ca sĩ Nguyễn Văn Khởi. Ảnh: NVCC

Bài cải lương Cung đàn mới của nhạc sĩ Ngô Hồng Khanh đã rất quen thuộc với các nghệ sĩ miền Nam, hầu như chương trình biểu diễn nào cũng có. Tuy nhiên, việc thể hiện bài hát lần này có nét đặc biệt khi được thể hiện trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong chương trình nghệ thuật kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2.9. 

Ca từ của bài Cung đàn mới nói về sự hy sinh của lớp cha anh ở Tây Nguyên, về chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc cứu nước, càng tôn ý nghĩa trong ngày lễ lớn. 

Bên cạnh niềm xúc động, tự hào thì Nguyễn Văn Khởi cảm thấy khá hồi hộp và hạnh phúc vì đây là lần đầu tiên được tham gia chương trình nghệ thuật lớn ở Thủ đô. Tôi muốn thể hiện bài hát thật tốt để khán giả gần xa biết đến bài hát Cung đàn mới, biết đến tinh thần của các thế hệ đi trước và biết đến đặc sắc của nghệ thuật cải lương. 

NSƯT Đăng Dương: "Mượn lời ca lan tỏa giá trị lịch sử"

Đăng Dương tham gia chương trình với ca khúc Đất nước trọn niềm vui - một bài hát rất ý nghĩa. Hầu như vào các ngày lễ lớn, đặc biệt kỷ niệm Tết Độc lập mồng 2.9, Đăng Dương đều được mời hát bài này. Bởi lẽ, ca khúc ra đời vào thời khắc đặc biệt của đất nước. Bài hát được nhạc sĩ Hoàng Hà sáng tác ngay trước ngày miền Nam giải phóng, mang đầy dự cảm và niềm tin chiến thắng. Thầy của Đăng Dương là NSND Trung Kiên chính là người đầu tiên thể hiện tác phẩm trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.

dangduong_mgcu.jpg -0
NSƯT Đăng Dương. Nguồn: vovworld

Từ nhỏ, Đăng Dương đã nghe bài này rồi và cảm nhận, ấn tượng về một khí thế cả đất nước hừng hực đấu tranh, rạo rực niềm tin. Trong chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình, tôi muốn truyền tải lại không khí ấy. Tôi muốn thay mặt các nghệ sĩ hát dòng nhạc cách mạng, thể hiện tiếng nói của một người con, thế hệ đi sau, hướng về lịch sử, lan tỏa giá trị lịch sử bằng những ca khúc đi cùng năm tháng.

Văn hóa

Chương trình tôn vinh nét đặc sắc của văn hóa cố đô Huế
Văn hóa

Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô

Đêm nhạc Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô , với sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống, sẽ diễn ra vào tối 19 - 20.10, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế.

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô
Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô

Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Xưa thuộc thôn Đông Thành Thị tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay Đình tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng
Văn hóa

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), 86 bức ảnh đen trắng của hai nhiếp ảnh gia Lê Bích và Andy Soloman (Anh) chụp từ năm 1992 - 2012, được trưng bày tại Triển lãm nhiếp ảnh “Hà Nội - Một thời để nhớ”, giúp người xem cảm nhận, hiểu hơn một giai đoạn biến chuyển của Hà Nội.