Làn sóng kêu gọi trì hoãn thực thi Quy định Chống phá rừng của châu Âu

Các tiếng nói phản đối quy định khắt khe của châu Âu về việc cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực liên quan đến phá rừng ngày càng mạnh mẽ. Theo đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala, các thành viên nội các ở Brazil, và thậm chí cả Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa qua đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) trì hoãn thực thi Quy định chống phá rừng (EUDR) dự kiến có hiệu lực vào cuối năm nay.

Làn sóng phản đối ngày càng mạnh mẽ

EUDR yêu cầu nhà nhập khẩu của EU phải chứng minh 7 mặt hàng nông nghiệp chủ lực gồm dầu cọ, đậu nành, gỗ, ca cao, cà phê, gia súc (bò) và cao su không được sản xuất từ đất rừng bị phá sau năm 2020. Nếu không chứng minh được, những mặt hàng này sẽ bị cấm nhập khẩu.

Mặc dù, EUDR được thiết kế nhằm chống biến đổi khí hậu và ngăn chặn tình trạng xói mòn đa dạng sinh học; song, sự thiếu rõ ràng về các chi tiết của EUDR cũng như lộ trình triển khai gấp gáp khiến quy định này vấp phải sự phản đối ngày càng lan rộng. Theo ước tính, khi EUDR chính thức có hiệu lực, sẽ ảnh hưởng đến hơn 100 tỷ đô la sản phẩm nông nghiệp mà EU nhập khẩu mỗi năm.

Trong những tháng gần đây, các quan chức chính phủ và tổ chức kinh doanh trên toàn cầu tăng cường vận động hành lang đây để thuyết phục các quan chức EU tạm dừng kế hoạch thực thi EUDR. Các nước ở Đông Nam Á, Mỹ Latin và châu Phi cho rằng, EUDR mang tính “phân biệt đối xử và trừng phạt”.

Hồi tháng 6, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden kiến ​​nghị trì hoãn thực thi EUDR. Các công ty giấy của Mỹ cảnh báo, quy định này thể dẫn đến tình trạng thiếu tã lót và băng vệ sinh ở châu Âu. Một tháng sau đó, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ không tuân thủ EUDR vì mối lo ngại an ninh, không cho phép nước này chia sẻ dữ liệu cần thiết để chứng minh các sản phẩm nông nghiệp không liên quan đến phá rừng.

Mới đây, những tiếng nói bày tỏ lo ngại và kêu gọi trì hoãn EUDR tiếp tục nổi lên. Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala yêu cầu Brussels xem xét lại lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp các khu vực bị phá rừng. Bà cho rằng, EU vẫn chưa ban hành các hướng dẫn rõ ràng để tuân thủ EUDR. Điều này dẫn đến sự không chắc chắn đối với các nhà xuất khẩu vì doanh nghiệp không biết liệu hàng hóa nông nghiệp có bị chặn lại ở biên giới EU hay không.

eudr-in-a-forest.jpg
Ảnh: Getty Images

Trong thư gửi cho EC hôm 12.9, Bộ trưởng Ngoại giao Mauro Vieira và Bộ trưởng Nông nghiệp Carlos Fávaro của Brazil đã yêu cầu EU trì hoãn thực hiện EUDR và khẩn cấp đánh giá lại cách tiếp cận. Bởi, EUDR sẽ ảnh hưởng đến khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp của Brazil sang EU hàng năm. Con số này tương đương khoảng 15 tỷ đô la Mỹ. Cùng ngày, Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đình chỉ kế hoạch triển khai EUDR, sau khi các nhóm vận động hành lang hối thúc chính phủ tìm cách hạn chế rủi ro chế tài và gánh nặng hành chính mà EUDR gây ra đối với doanh nghiệp trong nước.

Làn sóng kêu gọi trì hoãn EUDR nhấn mạnh, những khó khăn trong việc đạt được tiến bộ trong một vấn đề cấp bách, là bảo vệ người dân thế giới trước tác động tàn phá của biến đổi khí hậu.

Những quy định "khó tuân thủ"

Sau nhiều năm tranh luận, các nhà lập pháp của Nghị viện châu Âu thông qua EUDR vào năm 2023. EU hy vọng, quy định này sẽ có tác động lan tỏa, thúc đẩy các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản thông qua luật tương tự. Tuy nhiên, trong một thế giới sản xuất hàng loạt toàn cầu hóa thì việc chứng minh mỗi quy trình trong chuỗi cung ứng không có các thành phần liên quan đến nạn phá rừng là điều khó khăn.

Giám đốc quản trị rừng của Viện Tài nguyên thế giới, bà Tina Schneider cho biết, cả khu vực tư nhân và chính phủ đều đang nhanh chóng đổi mới các giải pháp giám sát nạn phá rừng để sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Dù vậy, các bên vẫn đối mặt các thách thức phức tạp và khác nhau tùy thuộc vào mặt hàng nông nghiệp và khu vực địa lý sản xuất. Một số nước đã xây dựng hệ thống giám sát hoạt động sản xuất nông nghiệp. Argentina và Uruguay thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng sản xuất thịt bò trong 15 năm qua. Cho đến nay, Ghana, một trong những nước xuất khẩu ca cao lớn nhất thế giới đã lập bản đồ 1,2 triệu trang trại để có thể thể bắt đầu theo dõi hạt ca cao từ trang trại đến tàu xuất khẩu vào tháng tới.

Một số tập đoàn thực phẩm đa quốc gia bao gồm Nestlé, Mars Wrigley, Mondelez và Unilever tuyên ủng hộ các quy định chống phá rừng. Tuy nhiên, tiến độ tuân thủ này giữa các nước không đồng đều. Nhiều quan chức, tổ chức nông dân và hiệp hội thương mại trên toàn cầu phàn nàn rằng, EUDR đòi hỏi phải lập bản đồ từng mét vuông đất sản xuất nông nghiệp và truy tìm nguồn gốc của từng hạt đậu nành hoặc dăm gỗ. Các yêu cầu khắt khe này gần như không thể tuân thủ. Ngay cả ở EU, Bộ Nông nghiệp ở 20 nước thành viên, gồm Áo, Pháp, Italy và Thụy Điển cũng yêu cầu hoãn thực hiện EUDR.

Các nước thu nhập thấp và trung bình cho rằng, EUDR là một ví dụ khác về việc những nước này phải gánh chịu chi phí thiệt hại từ tác động của biến đổi khí hậu, vốn do các nước công nghiệp giàu có gây ra.

Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ môi trường lại có nhận định khác. Họ thừa nhận, có một số khó khăn về mặt tuân thủ EUDR nhưng không phải là không thể vượt qua. Trong thư gửi cho người đứng đầu EC Ursula von der Leyen, gồm 170 tổ chức nhân quyền và môi trường phản đối bất kỳ sự trì hoãn nào đối với EUDR. Họ cảnh báo, việc không hành động đã để lại hậu quả được cảm nhận rõ ràng ở châu Âu qua tình trạng hạn hán và cháy rừng ngày càng trầm trọng, và tổn thất của hành động chậm trễ sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Quốc tế

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.