Lần đầu tiên một trường đại học Việt Nam miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho người học thạc sĩ, tiến sĩ

Với Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học” của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, lần đầu tiên tại Việt Nam, học viên cao học và nghiên cứu sinh được miễn học phí, hưởng sinh hoạt phí hàng tháng cùng nhiều quyền lợi vượt trội khác.

Đây không chỉ là chính sách hỗ trợ, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Trường Đại học Công nghệ trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu khoa học gắn kết với thực tiễn, tạo ra mô hình giáo dục tiên tiến theo chuẩn quốc tế.

Các chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ trong Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học” của Trường Đại học Công nghệ gồm:

7 chương trình đào tạo Thạc sĩ: Khoa học máy tính, Kỹ thuật điện tử, Vật liệu và linh kiện nano, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin.

9 chương trình đào tạo Tiến sĩ: Khoa học máy tính, Kỹ thuật điện tử, Cơ kỹ thuật, Vật liệu và linh kiện nano, Kỹ thuật xây dựng, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật viễn thông.

img-4827.jpg
Năm 2024, Trường Đại học Công nghệ và Samsung Điện tử Hàn Quốc ký kết văn bản hợp tác tổ chức chương trình VNU-Samsung Tech Track với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ thạc sĩ lĩnh vực bán dẫn và vi mạch
img-5574.jpg
Công ty LG Display Việt Nam Hải Phòng tài trợ Phòng thí nghiệm Công nghệ màn hình tiên tiến (Advanced Display Laboratory) tại Trường Đại học Công nghệ

Theo lãnh đạo Trường Đại học Công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ tạo ra những cơ hội bứt phá, mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các ngành công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa…

Không chỉ cần nền tảng chuyên môn vững chắc, đội ngũ nhân lực tương lai còn phải sở hữu tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn để làm chủ công nghệ, nâng cao năng suất lao động và gia tăng sức cạnh tranh toàn cầu.

Trường Đại học Công nghệ xác định đào tạo sau đại học là một trong những giải pháp chủ đạo, nâng cao chất lượng của đào tạo, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực.

Chiến lược phát triển của trường đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã đặt ra mục tiêu “duy trì vị thế một trường đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo hàng đầu trong lĩnh vực khoa học và ứng dụng công nghệ của Việt Nam, đạt các tiêu chí của đại học nghiên cứu tiên tiến của châu Á”. Nhà trường xác định đào tạo sau đại học đóng vai trò nòng cốt, giúp kết nối nghiên cứu với thực tiễn, thúc đẩy hợp tác quốc tế và tạo ra những thế hệ chuyên gia, nhà khoa học có khả năng dẫn dắt xu hướng công nghệ toàn cầu.

sinh-vien-uet-thuc-hanh-tai-phong-thuc-tap-ky-thuat-dien-tu-so-1024x683.jpg
Sinh viên Trường Đại học Công nghệ

Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học” của Trường Đại học Công nghệ hướng tới đào tạo những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn, đặt mục tiêu cung cấp các chuyên gia có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Trọng tâm của Đề án là đổi mới chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, thu hút nhân tài, xây dựng môi trường giáo dục hiện đại gắn với các mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời, nhà trường cũng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh tầm khu vực và quốc tế, gia tăng công bố trên hệ thống WoS/Scopus. Phấn đấu đến năm 2045 trở thành trường top đầu trong khu vực và sẵn sàng cạnh tranh thứ hạng cao trên trường quốc tế.

Các học viên, nghiên cứu sinh khi theo học tại Trường Đại học Công nghệ không chỉ nắm vững kiến thức học thuật, mà còn có khả năng giải quyết các bài toán công nghệ trong doanh nghiệp và nghiên cứu. Người học được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường ngay từ năm thứ nhất, nhằm nâng cao kỹ năng nghiên cứu và kích thích sự sáng tạo.

Trường Đại học Công nghệ cho biết, học viên các chương trình đào tạo Thạc sĩ là trợ giảng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ là giảng viên của nhà trường sẽ được cấp học bổng tương đương mức học phí phải đóng. Đồng thời, được nhận lương và hưởng các quyền lợi khác theo quy định của nhà trường đối với trợ giảng, giảng viên.

Đối với học viên cao học không phải là trợ giảng, nghiên cứu sinh không phải là giảng viên của nhà trường sẽ được cấp học bổng tương đương mức học phí phải đóng, được nhà trường ký cam kết để thực hiện công việc hỗ trợ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác.

Đồng thời, với học viên cao học được hỗ trợ sinh hoạt phí 5 triệu đồng/tháng, nghiên cứu sinh được hỗ trợ sinh hoạt phí 7 triệu đồng/tháng.

Những chính sách này không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn giúp học viên, nghiên cứu sinh có điều kiện tập trung vào nghiên cứu và phát triển chuyên môn.

Bên cạnh quyền lợi, học viên cao học và nghiên cứu sinh có trách nhiệm học tập, nghiên cứu toàn thời gian tại trường, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, các khóa đào tạo nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu. Ngoài định mức trên, nếu thực hiện thêm nhiệm vụ khác, các học viên, nghiên cứu sinh sẽ được nhận thù lao theo quy định của nhà trường.

Được biết, Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học” sẽ được Trường Đại học Công nghệ chính thức triển khai từ năm 2025, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hệ thống giáo dục sau đại học tại Việt Nam.

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?

Theo thông tin được đăng tải trên một số diễn đàn, dự án của nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên rất giống sản phẩm được Samuel Alexander, chuyên gia Indonesia đã công bố trên cộng đồng Hackaday.io - một nền tảng trực tuyến dành cho những người yêu công nghệ từ trước đó.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.