Bài 1:

Làm thế nào để khoa học và công nghệ ra tiền?

Làm sao để khoa học và công nghệ ra tiền là một chủ đề đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Có thể nói đây là một yêu cầu chính đáng liên quan đến hiệu quả và giá trị mang lại từ nghiên cứu khoa học, nhất là trong giai đoạn đất nước đang đề cao việc phòng chống lãnh phí.

Từ thực tiễn nghiên cứu về đo lường khoa học và chính sách quản trị nghiên cứu khoa học và thực tiễn quản lý nghiên cứu khoa học, bài viết làm rõ tính phù hợp của yêu cầu ra tiền đối với khoa học và công nghệ, đồng thời khái quát hóa khái niệm về tiền có thể thu được từ khoa học và công nghệ, và cuối cùng là phần tổng quan những giải pháp để khai thác tối ưu dòng tiền này.

Bài 1: Làm thế nào để khoa học và công nghệ ra tiền? -0
Hiện nay thị trường Khoa học Công nghệ còn trầm lắng, việc vận hành còn bị nhiều rào cản, vướng mắc (Ảnh: minh hoạ)

Thị trường Khoa học Công nghệ trầm lắng

Theo Điều 6 và Khoản 1 Điều 73 của Luật khoa học và công nghệ4, khoa học và công nghệ (KHCN) được xem là quốc sách hàng đầu. Việc luật hóa vị thế quan trọng của KHCN như thế là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ KHCN có vai trò rất quan trọng trong công cuộc công nghệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước. Đây là nhiệm vụ quyết liệt được đặt ra cho cả nước để sớm đưa đất nước đến năm 2025 là một nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

Tuy nhiên, hiện nay thị trường KHCN còn trầm lắng, việc vận hành còn bị nhiều rào cản, vướng mắc6. Hầu hết các viện nghiên cứu, trường đại học/đại học (gọi chung là đại học) vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý và khai thác kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Một nghịch lý triền miên là doanh nghiệp rất cần công nghệ nhưng không ít kết quả nghiên cứu từ các viện, các đại học thì không thể chuyển giao được cho doanh nghiệp7.

Tính đến tháng 11/20226, doanh thu mang lại được từ hoạt động khai thác tài sản trí tuệ còn khiêm tốn, giá trị hợp đồng mang lại từ chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 30% so với tổng ngân sách dành cho KHCN.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về KHCN có 22.500 thông tin về nguồn cung công nghệ, 365.000 thông tin về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, chỉ 16% doanh nghiệp coi các viện nghiên cứu, các đại học ở Việt Nam là nguồn cung hàng hóa này.

Theo Tổng cục Thống kê, 75% công nghệ và thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam có nguồn gốc từ nước ngoài. Tổng chi phí mua sắm công nghệ, thiết bị, máy móc của doanh nghiệp cả nước năm 2020 là 40 tỷ USD, tăng 1,5 lần so với năm 2016.

Tỷ trọng phụ thuộc công nghệ nước ngoài quá cao cho thấy sự tụt hậu về công nghệ của Việt Nam. Đây có thể là hệ lụy từ hiệu quả khiêm tốn tốn của nghiên cứu khoa học, và đặc biệt là hoạt động chuyển giao công nghệ chưa đem lại hiệu quả như mong đợi.

Nguồn lực đầu tư chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định rằng một trong ba đột phá chiến lược chính là KHCN và đổi mới sáng tạo2. Năm 2021, dù ngân sách nhà nước còn không ít khó khăn nhưng kinh phí phân bổ dành cho Bộ Khoa học và Công nghệ là hơn 2.500 tỉ đồng, cho Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam hơn 555,8 tỉ đồng, cho Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ lên đến 5.200 tỉ đồng, tăng vọt so với 3.860 tỉ đồng trong năm 2020...

Trong bối cảnh chung của đất nước, những con số này nói chung là không nhỏ, thể hiện sự quyết tâm của cả nước đối với sự phát triển của KHCN. Trong khi đó, Báo Nhân Dân từng dẫn số liệu của Cục Thông tin KHCN quốc gia cho biết, trong tổng số 2.004 doanh nghiệp của cả nước được khảo sát thì không nhiều doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước mà chủ yếu sử dụng vốn tự có.

Điều này cho thấy nguồn lực đầu tư rất quan trọng cho KHCN từ ngân sách có thể chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, và đây là một thiệt thòi rất lớn cho sự phát triển của đất nước.

Ngày 11/07/2023, tại buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã phát biểu chỉ đạo "Phải có khuôn khổ pháp lý để thử nghiệm mô hình kinh tế dựa trên khoa học công nghệ, làm sao để khoa học công nghệ ra tiền"3. Hiểu một cách đơn giản, một khi đầu từ thì phải tính tới lợi nhuận. Đất nước đã dành một nguồn ngân sách không nhỏ để đầu tư cho KHCN; do đó, việc đặt ra yêu cầu về lợi ích mang lại từ KHCN là một yêu cầu rất thiết thực. Lợi ích đó không nên mơ hồ, mà phải có thể đo được và đó là tiền.

Do nghiên cứu khoa học (NCKH) có những đặc thù riêng biệt nên khái niệm tiền từ KHCN cũng nên được hiểu một cách vừa khoa học, vừa linh hoạt và vừa hữu dụng. Điều này rất quan trọng cho việc thúc đẩy lĩnh vực này tiếp tục phát triển và mang lại những hiệu quả thiết thực cho đất nước.

Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu về đo lường khoa học và chính sách quản trị nghiên cứu và đồng thời từ thực tiễn trực tiếp tham gia quản lý hoạt động NCKH trong nhiều năm, trong bài viết này tác giả tập trung phân tích cơ sở pháp lý đối với chỉ đạo “khoa học công nghệ ra tiền” của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, hệ thống hóa các nguồn tiền có thể được làm ra từ KHCN và các giải pháp phát triển NCKH của đất nước để sao cho các thành tựu về KHCN có thể tạo ra tiền một cách hiệu quả nhất.

Bài 1: Làm thế nào để khoa học và công nghệ ra tiền? -0
Khoa học công nghệ phải gắn liền với phát triển kinh tế và phục vụ cho lợi ích cuộc sống

Cơ sở pháp lý để khoa học và công nghệ tạo ra tiền

Nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ của Đại hội XIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam1 đã xác định rất cụ thể là phải có chính sách hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHCN, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp dân sự, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước.

Đồng thời, định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 là đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng KHCN, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hoà, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế.

Điều này cho thấy cả hệ thống chính trị tập trung hết sức quyết liệt cho KHCN, đúng với việc xem KHCN là lĩnh vực quan trọng và là quốc sách hàng đầu. Do đó, KHCN phải được phát triển và mang lại những giá trị đúng như kỳ vọng, đặc biệt là phải góp phần đáng kể vào sức mạnh của nền kinh tế hay ngắn gọn là KHCN phải tạo ra tiền.

Theo Luật khoa học và công nghệ hiện hành4, có ít nhất ba điều quy định rất cụ thể và chi tiết về vai trò và vị thế của KHCN; cụ thể:

Điều 4 chỉ rõ nhiệm vụ của hoạt động KHCN là nâng cao năng lực KHCN để làm chủ công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến; ứng dụng có hiệu quả công nghệ mới; tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền KHCN Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Điều 5 quy định một trong những nguyên tắc hoạt động KHCN là phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học và công nghệ.

Điều 6 về chính sách của Nhà nước về phát triển KHCN xác định rõ ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển KHCN; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai trò then chốt và động lực của KHCN trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề hình thành và phát triển kinh tế tri thức; đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu KHCN tiên tiến và hiện đại, nghiên cứu làm chủ và tạo ra công nghệ mới nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm; tạo điều kiện phát triển thị trường KHCN.

Như vậy, Luật khoa học và công nghệ đã quy định rõ là KHCN phải gắn liền với phát triển kinh tế và phục vụ cho lợi ích cuộc sống, nghĩa là KHCN phải tạo ra nhiều giá trị và trong đó có ra tiền. Một khi KHCN được khai thác đúng luật định, giá trị mang lại từ KHCN là rất lớn. KHCN chẳng những quyết định sự phát triển của đất nước về chiều sâu, mà còn quyết định vị thế và sức cạnh tranh của đất nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

Bài 2: Ba loại sản phẩm khoa học công nghệ tạo ra tiền

TS. Lê Văn Út

Trưởng nhóm nghiên cứu Đo lường khoa học và Chính sách quản trị nghiên cứu, Trường Đại học Văn Lang

Tài liệu tham khảo

  1.  Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
  2.  Đào Tuấn; Doanh nghiệp bỏ tiền nghiên cứu khoa học không để cất ngăn tủ, Báo Lao Động, 29/01/2021.
  3.  Hải Minh; Phó thủ tướng: 'Làm sao để khoa học công nghệ ra tiền', VnExpress, 11/7/2023.
  4.  Văn bản hợp nhất Số 13/VBHN-VPQH về Luật khoa học và công nghệ, ngày 08 tháng 07 năm 2022 của Văn phòng Quốc hội.
  5. Thắm Nguyễn; Trường đại học 'ngốn' 431 tỷ vào nghiên cứu nhưng không thể ứng dụng, VietNamNet, 12/08/2023.
  6. Đài truyền hình Việt Nam; Vì sao kết quả nghiên cứu khoa học chưa được ứng dụng nhiều vào thực tế? Ban Thời sự, 10/11/2022.
  7. TS. Lê Văn Út; Làm sao để các đại học tiếp cận nguồn kinh phí nghiên cứu từ các địa phương? Báo Đại biểu Nhân dân, Văn phòng Quốc hội, 15/09/2023.

Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa
Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa

Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).