Làm thế nào để giữ ẩm cho da mùa khô lạnh?

Có rất nhiều cách để ngăn ngừa khô da và giữ cho làn da của chúng ta được dưỡng ẩm và khỏe mạnh.

Làm thế nào để da được đủ ẩm? -0

Làn da của chúng ta là một cơ quan sống được tạo thành từ ba lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì. Mỗi lớp tham gia một chức năng khác nhau: Lớp biểu bì liên tục bong ra và chứa các tế bào hắc tố có liên quan đến việc tạo màu sắc cho da.

Lớp hạ bì và lớp trung bì giúp duy trì tính đàn hồi và sức khỏe cho làn da. Đây là vị trí chứa các thụ thể đau và xúc giác. Lớp dưới da giúp điều hòa giữ nhiệt cho cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi bị thương bằng cách hoạt động như một bộ giảm xóc. 

Tương tự như các cơ quan bên trong cơ thể, làn da của chúng ta cần có đủ độ ẩm để hoạt động bình thường. Da khô có thể làm gián đoạn các quá trình tự nhiên của da và khiến da trở nên yếu đi, dẫn đến giảm độ đàn hồi và tăng nguy cơ bị nứt nẻ, viêm và chảy máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Mặc dù cơ thể có các cơ chế tự nhiên để duy trì độ ẩm cho làn da của chúng ta, nhưng da của chúng ta có thể trở nên khô do thời tiết quá lạnh hay do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc một số yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, mất nước và lối sống có thể khiến da bạn trở nên khô.

Tuy nhiên có rất nhiều cách để ngăn ngừa khô da và giữ cho làn da của chúng ta được dưỡng ẩm và khỏe mạnh.

Làm thế nào da được đủ ẩm?

Lớp ngoài của da được gọi là lớp sừng. Lớp sừng chịu trách nhiệm bảo vệ da chống lại các yếu tố bên ngoài như thời tiết và các mối đe dọa tiềm ẩn như ong đốt. Lớp sừng cũng phản ứng với những thay đổi trong môi trường. Ví dụ, ở nơi ẩm ướt, da bạn lấy nước từ không khí để cải thiện quá trình hydrat hóa. Đó là lý do tại sao da có xu hướng căng lên khi gặp môi trường ấm áp, chẳng hạn như sau khi tắm.

Da đủ ẩm cũng dễ thấm hơn, giúp tăng cường sức khỏe và độ đàn hồi của da. Điều này rất quan trọng để duy trì chức năng bảo vệ của da đồng thời ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ và nhiễm trùng cho da.

Lớp keratin của da chứa các phân tử được gọi là yếu tố giữ ẩm tự nhiên. Các hợp chất này đóng vai trò thúc đẩy khả năng giữ nước ở lớp ngoài của da khi một người tiếp xúc với thời tiết khô hanh và giữ cho làn da của bạn được dưỡng ẩm  và các nhân tố giữ ẩm này theo thời gian sẽ giúp da đàn hồi tốt hơn trước các điều kiện khô hanh.

Làm thế nào để giữ ẩm cho da mùa khô lạnh? -0

Duy trì độ ẩm cho da

Cách quan trọng nhất để giữ cho làn da của bạn đủ ẩm là uống nhiều nước. Da chứa 30% nước của cơ thể, và chúng ta có thể mất nước qua da thông qua mồ hôi. Đó là lý do tại sao bạn cần quan tâm đến việc giữ nước duy trì độ ẩm cho da.

Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn hợp lý và uống đủ nước thì việc thoa kem dưỡng ẩm tại chỗ lên da có thể giúp dưỡng ẩm cho da. Đồ uống lợi tiểu như rượu và cà phê, có thể làm khô da ngay cả khi bạn uống nhiều nước hơn.

Sử dụng đúng sản phẩm

Có bốn loại sản phẩm bôi ngoài da chính mà mọi người có thể sử dụng để dưỡng ẩm cho da là dạng nước,  dạng kem, dạng thuốc mỡ và gel.

Các loại kem dưỡng đặc biệt dành cho mặt khác với kem dành cho cơ thể, nhưng tất cả các loại kem đều được sử dụng tốt nhất vào ban đêm, khi các chất béo nặng hơn có thể thấm vào da tốt hơn.

Thuốc mỡ và gel ít phổ biến hơn, nhưng thuốc mỡ, do có độ bóng nhờn nên có thể tạo một lớp bảo vệ cho da trong môi trường độ ẩm thấp. Sản phẩm dạng gel thường được sử dụng trên mặt vì chúng được hấp thụ nhanh chóng và không gây mụn và không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.

Lựa chọn sản phẩm rửa mặt phù hợp

Điều quan trọng là bạn cần chọn một loại sản phẩm rửa mặt không làm khô da. Nghiên cứu cho thấy da dầu phản ứng tốt nhất với sữa rửa mặt dạng gel và dạng bánh xà phòng. Những người đang phải vật lộn với mụn trứng cá cũng phù hợp với sữa rửa mặt dạng này.

Ngược lại, sản phẩm rửa mặt dạng kem rửa mặt và lotion rửa mặt là tốt nhất cho da thường đến da khô. Điều đặc biệt quan trọng là sử dụng sản phẩm rửa mặt gốc dầu nếu bạn thường xuyên phải vật lộn với làn da khô hoặc nếu bạn sống ở nơi có khí hậu khắc nghiệt với thời tiết lạnh dễ làm mất đi độ ẩm trên da của bạn. Những quy tắc tương tự áp dụng cho các sản phẩm tắm.

Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm tại chỗ có thể cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da để tránh bị khô và tăng cường sức khỏe cho da. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại kem dưỡng ẩm đều như nhau. Ví dụ, các sản phẩm có chứa dầu khoáng đã được chứng minh là cải thiện ngay lập tức sức khỏe của da bằng cách tăng cường độ ẩm. Ceramide là một thành phần đã được chứng minh là làm giảm mất nước trong trường hợp viêm da dị ứng hay bệnh chàm.

Bệnh chàm là một bệnh ngoài da mạn tính khiến da đỏ, ngứa, có vảy, cực kỳ khô và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ceramide có lợi cho việc tăng cường cấp ẩm cho da vì ceramide bắt chước theo cơ chế chức năng hàng rào bảo vệ da tự nhiên của cơ thể để tăng khả năng hấp thụ độ ẩm.

Ngoài ra, urê là một thành phần đã được chứng minh là làm giảm kích ứng và làm dịu phát ban ở trẻ em bị bệnh chàm.

Các sản phẩm tốt nhất cho da phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt, khí hậu và các yếu tố khác. Tuy nhiên, bôi kem dưỡng ẩm trực tiếp sau khi tắm có thể cải thiện khả năng hấp thụ của các sản phẩm, giúp da ẩm hơn.

Kiểm soát môi trường

Các yếu tố môi trường và thời tiết đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của da. Ví dụ, nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp góp phần làm da khô, ngứa vì chúng làm giảm chức năng hàng rào bảo vệ da và khiến da dễ bị tác động cơ học hơn.

Thời tiết lạnh và khô cũng khiến da dễ bị kích ứng và dị ứng hơn, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh chàm. Máy tạo độ ẩm là một cách tuyệt vời để tránh khô da nếu bạn sống ở nơi có khí hậu lạnh hoặc khô vì đọ ẩm trong không khí làm tăng khả năng hấp thụ nước của da để tăng cường và làm mềm da.

Tránh tắm nước nóng cũng được khuyến nghị đối với da khô vì nó làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Thoa kem chống nắng có thể bảo vệ da khỏi bị khô quá mức trong môi trường khô nóng. Các bác sĩ da liễu khuyên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30. Kem chống nắng giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời khiến da bị chảy xệ, da mất tính đàn hồi và bề mặt sần sùi.

Chăm sóc làn da của bạn

Cách hiệu quả nhất để chăm sóc làn da của bạn là giữ nước. Ăn thực phẩm lành mạnh, sử dụng kem dưỡng ẩm tại chỗ và tránh hút thuốc cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của da trong nhiều năm tới.

Ngoài ra, tránh tiếp xúc lâu với môi trường thời tiết khắc nghiệt đặc biệt tia UV có thể ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời và tăng cường sức khỏe lâu dài cho da. Đội mũ và mặc quần áo để bảo vệ làn da của bạn khi bạn ở ngoài trời. Ngoài ra, hãy cố gắng nghỉ ngơi trong nhà khi bạn ở bên ngoài trong một thời gian dài.

Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính
Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...

 Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân
Sức khỏe

Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân

Ban đầu, tổn thương chỉ là một nốt nhỏ không đau, không ngứa và dễ bị nhầm với nốt ruồi lành tính. Bệnh nhân sau đó được xác định mắc ung thư hắc tố da (melanoma) - một dạng ung thư da tiến triển nhanh, dễ di căn và rất nguy hiểm. 

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần
Sức khỏe

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện
Sức khỏe

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện

Ngày 5.4, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác y tế toàn diện giữa hai đơn vị giai đoạn 2025 – 2030. Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác y tế giữa hai bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam, hướng đến nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.