Làm thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đúng cách tại nhà?

Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể gây ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy hoặc nguy hiểm hơn là tình trạng tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TP.Hồ Chí Minh cho biết: Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh.

Những ảnh hưởng của thực phẩm không đảm bảo vệ sinh đối với con người phụ thuộc vào tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm, mức độ nhiễm độc và cơ địa của người dùng. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm... là đối tượng dễ nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn gây ra và dễ có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Tính chất của thực phẩm là đa dạng, phong phú về chủng loại, giàu dưỡng chất nhưng dễ biến đổi, hư hỏng do tác động bên trong hoặc bên ngoài. Nhiều tác nhân có thể làm biến đổi thực phẩm thành những chất có thể gây ngộ độc như tác nhân sinh học (các vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật), tác nhân hóa học (độc tố của thức ăn bị hư hỏng biến chất, thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng, các hóa chất phụ gia thực phẩm...), tác nhân vật lý (các tạp chất lẫn vào thực phẩm)...

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Làm thế nào để chọn lựa và chế biến những thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe của mỗi thành viên trong các gia đình đang là mối quan tâm của mọi người, mọi nhà.

Làm thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đúng cách tại nhà? -0
Với mỗi một loại thực phẩm lại có cách bảo quản khác nhau (Ảnh: iStock)

Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt chia sẻ một số cách để đảm bảo vệ sinh thực phẩm đúng cách tại gia đình như:

Chọn lựa thực phẩm an toàn

Cần chọn những thực phẩm tươi mới, có nguồn gốc bảo đảm, mua tại nhà cung cấp có uy tín, điều kiện bảo quản vệ sinh tốt, không bị biến chất, không nhiễm vi sinh vật có hại, không bị nhiễm hóa chất độc hại, kim loại nặng...

Sơ chế, làm sạch thực phẩm và chế biến đúng cách

Thực phẩm mua về được làm sạch ngay, các thực phẩm thịt, cá, tôm… dễ bị hư hỏng nên làm sạch và cho vào tủ lạnh trước rồi mới nhặt rau sau.

Các loại củ quả rửa sạch rồi mới gọt vỏ, ngâm kỹ, rửa rau quả ít nhất 3 lần hoặc rửa dưới vòi nước chảy, các rau lá nhỏ nên pha vào nước rửa 1 - 2 muỗng cà phê muối để loại bỏ sâu bọ, côn trùng và loại bỏ phần lớn các hóa chất bảo vệ thực vật còn tồn dư.

Chế biến đúng cách, ăn chín, uống sôi, thực phẩm cần được nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều, chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.

Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái… Hạn chế thức ăn chiên, nướng bị cháy hoặc dầu mỡ được chiên đi chiên lại nhiều lần vì ở nhiệt độ cao thực phẩm dễ bị phân hủy tạo các chất gây ung thư. Hoặc để loại bỏ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại bằng con đường bay hơi bằng cách mở vung ra khi nấu chín.

Ăn ngay khi sau khi nấu chín hoặc chuẩn bị xong

Khi nấu xong nên ăn ngay như vậy vừa ngon miệng lại không bị hao hụt chất dinh dưỡng cũng như phòng tránh nhiễm khuẩn vì thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.

Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

Thức ăn đã nấu chín để quá 3 giờ thì cần bảo quản nóng > 60 độ C hoặc bảo quản lạnh < 5 độ C, hâm sôi lại khi ăn để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản. Thức ăn phải được đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi nấu và không áp dụng cách bảo quản này.

Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh, vệ sinh tủ lạnh hàng tháng. Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn, thực phẩm khô, gia vị phải để nơi khô ráo, thoáng mát.

Dùng nguồn nước sạch

Việc sử dụng nguồn nước sạch trong rửa, sơ chế, nấu nướng thực phẩm cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho mỗi gia đình.

Vệ sinh cá nhân, nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm, trước khi tiếp xúc thực phẩm chín và sau khi đi vệ sinh, sau khi chế biến thực phẩm sống, sau khi tiếp xúc chất bẩn, sau khi sử dụng hóa chất như chất tẩy rửa, chất diệt côn trùng...

Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín. Không dùng dao, thớt vừa cắt thịt sống chưa được rửa sạch để cắt thức ăn chín. Giữ bếp và dụng cụ nơi chế biến sạch sẽ gọn gàng, khô ráo. Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột... Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng nơi quy định.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.