Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?

Khi cựu Thủ tướng Nhật Bản đến thăm Washington vào tháng 4.2024, ông Fumio Kishida và Tổng thống Joe Biden đã ăn mừng “kỷ nguyên mới của hợp tác chiến lược Hoa Kỳ - Nhật Bản”. Một trong những trụ cột của quan hệ đối tác này là củng cố an ninh kinh tế. Nhưng điều đó có thể phải đối mặt với những thách thức dưới thời Tổng thống Donald Trump, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.

Căng thẳng được kiểm soát

Nỗi bất an về hợp tác an ninh kinh tế Hoa Kỳ - Nhật Bản hoàn toàn có cơ sở. Một trong những lý do tiềm ẩn cho nỗi bất an này là sự khác biệt về mục tiêu chiến lược. Cụ thể, Hoa Kỳ coi các chính sách an ninh kinh tế hạn chế (chẳng hạn như áp thuế) là một hình thức “áp đặt chi phí”. Ngược lại, Nhật Bản chủ yếu áp dụng các chính sách như vậy để “tăng cường và bảo vệ phát triển công nghệ”. Các văn bản chính sách của Nhật Bản, chẳng hạn như Kế hoạch Hành động an ninh kinh tế và Đạo luật Thúc đẩy an ninh kinh tế hiếm khi nhấn mạnh đến việc áp đặt chi phí như một mục tiêu chiến lược. Ngoài ra, tính bất cân xứng liên quan đến nỗi sợ hãi gia tăng của Nhật Bản trước nguy cơ trả đũa của Trung Quốc đặt ra áp lực đối với Nhật Bản trong việc tuân thủ theo những chính sách an ninh kinh tế của Hoa Kỳ.

fafd2d27-1da8-4454-9e2a-9ed1457404fc.jpg
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp năm 2019. Ảnh: AP

Chẳng hạn, kể từ đầu năm 2024, Washington đã thúc giục Nhật Bản thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với thiết bị sản xuất chất bán dẫn. Phản ứng của Nhật Bản khá hờ hững và Chính phủ Hoa Kỳ đã cân nhắc mở rộng việc áp dụng Quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài (FDPR) đối với các đồng minh. Quy định này buộc Nhật Bản không được xuất khẩu các sản phẩm có liên quan sang Trung Quốc mà không có sự cho phép của Hoa Kỳ, nếu các sản phẩm đó kết hợp công nghệ hoặc linh kiện của Hoa Kỳ ở bất kỳ mức độ nào.

Chính quyền Biden cũng đã can thiệp vào nỗ lực mua lại US Steel của Nippon Steel, một động thái mà một quan chức Nhật Bản giấu tên mô tả là Hoa Kỳ "đối xử với các đồng minh Nhật Bản theo cùng cách mà họ đối xử với các nước đối thủ". Washington cuối cùng đã quyết định chặn thỏa thuận vào ngày 3.1.2025 và Yoji Muto, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, không hề che giấu thái độ không hài lòng của mình khi nói rằng "thật khó hiểu và đáng tiếc khi Mỹ đưa ra một quyết định như vậy với lý do an ninh quốc gia".

Khi những yếu tố phức tạp của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tạm thời lắng xuống, Chính quyền Biden cũng đã thay đổi chính sách an ninh kinh tế của mình theo hướng giảm bớt áp lực đối với đồng minh. Chẳng hạn, Mỹ đã loại Nhật Bản và Hà Lan khỏi FDPR đối với thiết bị sản xuất chất bán dẫn. Cho tới hiện nay, hợp tác an ninh kinh tế Hoa Kỳ - Nhật Bản tương đối ổn định và ở một mức độ nào đó, những bất ổn trước kia đã được chính quyền Biden xoa dịu thành công.

Thách thức trở lại

Tuy nhiên, những thách thức có vẻ sẽ tái diễn và trở nên tồi tệ hơn dưới thời chính quyền Donald Trump thứ hai. Mối lo ngại hàng đầu là khả năng Mỹ sẽ mở rộng kiểm soát xuất khẩu để bao gồm các sản phẩm kém tiên tiến. Jamieson Greer, nhân vật có thể trở thành Đại diện Thương mại trong Chính phủ của ông Trump đã đề cập đến tầm quan trọng của việc mở rộng kiểm soát xuất khẩu để bao gồm các chất bán dẫn cũ và công nghệ vận tải. Trong khi đó, ứng cử viên vị trí Ngoại trưởng Marco Rubio đã lập luận về việc áp dụng hạn chế đối với các chất bán dẫn kém tiên tiến. Ngược lại, chính quyền Biden luôn loại trừ các chất bán dẫn không tiên tiến và thiết bị sản xuất chất bán dẫn khỏi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt.

Vấn đề thứ hai mà Nhật Bản có thể phải lưu ý dưới thời Trump là xu hướng hành động đơn phương mà không cần tham vấn đồng minh. Dựa trên cách thức hoạt động và điều hành của chính quyền Trump đầu tiên, có thể cho rằng thắt chặt quan hệ với các đồng minh sẽ không phải là ưu tiên hàng đầu của ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai.

Cựu Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã chỉ ra rằng họ không cần “chờ đợi” các đồng minh hợp tác với Hoa Kỳ trong các biện pháp thuế quan nhằm vào Trung Quốc vì điều đó tương đối vô vọng và mất thời gian. Tương tự như vậy, Nazak Nikakhtar, một cựu quan chức Bộ Thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi kiểm soát xuất khẩu đối với Huawei vào năm 2019, dường như công khai ủng hộ việc kiểm soát thương mại đối với các đồng minh.

Nếu chính sách an ninh kinh tế của chính quyền Donald Trump đi theo hướng đơn phương như nhiệm kỳ trước đó, điều này sẽ thách thức đáng kể sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản trong lĩnh vực này. Tokyo lo ngại Hoa Kỳ có thể mở rộng phạm vi chính sách an ninh kinh tế của mình và sau đó gây sức ép buộc Nhật Bản tuân thủ. Một cách tiếp cận như vậy sẽ làm suy yếu quyền tự chủ chiến lược của Nhật Bản trong khi đây là lại mục tiêu cốt lõi của chiến lược an ninh kinh tế của nước này.

Nhật Bản cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ bị Trung Quốc trả đũa. Tiếp xúc kinh tế giữa Nhật Bản với Trung Quốc sâu hơn so với Hoa Kỳ, vì tỷ lệ xuất khẩu của và nhập khẩu của Nhật Bản từ Trung Quốc cao hơn Hoa Kỳ lần lượt là 10% và 7%. Ngoài ra, các công ty Nhật Bản cũng tiếp xúc đáng kể với thị trường Trung Quốc. Với những mối quan hệ kinh tế sâu sắc này, Nhật Bản phải đánh giá cẩn thận những rủi ro khi thực hiện các biện pháp trừng phạt.

Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump
Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump

Ngày 30.4 sẽ đánh dấu 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Những con số thống kê cho thấy, đây là 100 ngày cầm quyền khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ, ngay cả khi so sánh với nhiệm kỳ đầu tiên của ông cách đây 8 năm. Ông Donald Trump dẫn đầu về số lượng các sắc lệnh hành pháp đã ban hành nhưng lại chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về tỷ lệ ủng hộ.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.