Làm sao để người tàn tật "tàn nhưng không phế"?
Thực hiện Pháp lệnh trợ giúp người tàn tật, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án trợ giúp Người tàn tật giai đoạn 2006-2010. Với việc thực hiện Đề án này đã đáp ứng nguyện vọng của những người tàn tật, phần nào giúp cho người tàn tật giảm bớt những khó khăn, để hòa nhập với cuộc sống cộng đồng và khẳng định được mình “tàn nhưng không phế”.
NĐBO - Xác định, phân loại nguyên nhân gây ra tàn tật có ý nghĩa quan trọng việc hoạch định và thực hiện chính sách . Chúng ta chưa có cuộc điều tra chính thức trên phạm vi cả nước về lĩnh vực này. Tuy nhiên, ước tính số lượng người tàn tật chiếm khoảng 6,34% dân số cả nước, trong đó tàn tật vận động chiếm khoảng 29,41%, tàn tật thần kinh 16,82%, tàn tật thị giác 13,84%, tàn tật trí tuệ 6,52%... Tàn tật vận động và tàn tật liên quan đến thần kinh, trí tuệ chiếm tỷ trọng cao nhất, còn lại các dạng tàn tật khác đều ở mức dưới 10%.
Để người tàn tận vươn lên trong cuộc sống, cần phải tạo những điều kiện thuận lợi cho họ mà trước tiên là việc trợ cấp bảo đảm cuộc sống. Đây là việc thực hiện chính sách nhân đạo, sự giúp đỡ tương trợ, quan tâm là trách nhiệm của nhà nước và xã hội. Hiện nay có 183.109 người tàn tật được trợ cấp. Mức trợ cấp đời sống cho người tàn tật ở cộng đồng là 65.000đồng, mức trợ cấp cho người tàn tật tại cơ sở bảo trợ xã hội là 140.000đồng-160.000đồng. Mức trợ cập này mới đáp ứng một phần nào trong đời sống hết sức khó khăn. Trong thực tế, nhiều địa phương đã điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng cao hơn mức trợ cấp tối thiểu của Nhà nước quy định.
Việc trợ cấp y tế chữa tri bệnh và phục hồi chức năng mang lại cho người tàn tật niềm tin về cuộc sống và nghị lực đấu tranh với bênh tật, khuyết tật để vươn lên thực sự là "tàn mà không phế". Đã có trên 200.000 người được chỉnh hình phục hồi chức năng, trên 10.000 người được cung cấp xe lăn, xe đẩy, chân tay giả… Thống kê hàng năm cho thấy : Năm 2005, có 50,35% số hộ được hưởng các chính sách hỗ trợ về y tế, 38,17% được khám, chữa bệnh miễn phí. Về trợ cấp giáo dục, năm học 2005-2006, có 260.000 trẻ khuyết tật đi học trong 9.000 trường phổ thông. Đây có thể xem là những đầu tư lâu dài, thiết thực giúp người tàn tật hoà nhập với công đồng. Là chính sách mà nhà nước và xã hội cần giành nhiều nguồn lực để quan tâm thích đáng.
Người tàn tật mong muốn có việc làm có thu nhập để giảm gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Là ước mơ, là mong muốn chính đáng của họ. Tuy nhiên giải quyết việc làm cho người tàn tật không là vấn đề đơn giản. Phải bắt đầu từ công tác dạy nghề, tạo việc làm và sự quan tâm của xã hội. Những năm qua, chính sách của Nhà nước cũng đã khuyên khích tao ra nhiều việc là cho người tàn tật. Chỉ tính riêng năm 2005, trong số những người có khả năng lao động, gần 75% số người tàn tật tham gia các hoạt động kinh tế, 47,5% có đủ việc làm. Nhiều trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật đã ra đời, thu hút được số lượng lớn người khuyết tật tham gia. Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người khuyết tật Việt Nam, có 54 trong số 203 cơ sở được cấp giấy đăng ký hoạt động dạy nghề, với các trường dạy nghề như: Trường dạy nghề cho người khuyết tật Thái Bình, Trường dạy nghề T.Ư1, T.Ư2, Trường phục hồi chức năng Khoái Châu, Trường Cao đẳng công nghệ TP Hồ Chí Minh… đã thu hút 19.000 người học nghề, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật.
Nhìn vào con số 37,2% thiếu việc làm, 15,3% chưa có việc làm thực sự là vấn đề xã hội bức xúc. Người tàn tật - những người thua thiết về khả năng lao động, những người có mức thu nhập thấp nhất sẽ sống như thế nào trong tình trang thiếu việc làm và không có việc làm. Vật chất thiếu thốn, việc làm bấp bênh và thu nhập thấp đã đánh. Nhu cầu được quan tâm, được sinh hoạt văn hoá, tinh thần đối với người tàn tật vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tại một số địa phương một số chính sách dành riêng cho người khuyết tật vẫn chưa được các cấp các ngành thực hiện đầy đủ, do đó việc tiếp cận các dịch vụ văn hoá xã hội, các sinh hoạt của người khuyết tật tại các công trình công cộng còn rất khó khăn.
Nhưng điều mà Nhà nước và xã hội chưa làm được cho người tàn tật còn nhiều. Nguyên nhân trước hết từ công tác thông tin tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật trợ giúp người tàn tật còn chưa sâu rộng, thiết thực, thừơng xuyên, hiệu quả. Văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm và chưa đồng bộ nên việc thực thi ở một số địa phương còn chưa thống nhất. Có văn bản nằm trên bàn giấy đến 10 năm mà không thực hiện được, chỉ vì thiếu văn bản hướng dẫn như Quỹ Việc làm cho người tàn tật; Quỹ Nhân đạo trợ giúp người tàn tật... Bên cạnh đó còn có nguyên nhân quan trọng nữa là nguồn kinh phí hỗ trợ người tàn tật còn hạn chế, chưa có cơ chế tài chính để thực hiện chính sách, đáp ứng nhu cầu của người tàn tật. Đáng lưu ý là ở một số tỉnh, thành phố chưa quan tâm bố trí đủ cán bộ để kiểm tra, theo dõi, đề xuất những trường hợp trợ giúp cụ thể và xây dựng chính sách lâu dài phù hợp với điều kiện từng địa phương. Đặc biệt là chưa cơ chế thích đáng để huy động các nguồn lực xã hội trợ giúp cho người tàn tật .
Ước mơ hòa nhập với cộng đồng là ước mơ lớn nhất của người khuyết tật, đó cũng là điều mà cả xã hội quan tâm. Cùng với những chính sách của Nhà nước, các cấp chính quyền cần tuyên truyền, vận động giúp đỡ người khuyết tật trở thành nếp sống văn hoá xã hội. Đó là truyền thống nhân ái, bao dung, chia sẻ, quan tâm của công đồng. Là trách nhiệm của người khoẻ mạnh đối với người khuyết thiểu, kém may mắn.
Để người khuyết tật "tàn nhưng không phế", có cuộc sống ổn định, sống có ích là trách nhiệm của toàn xã hội.