Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:

Làm rõ yêu cầu bắt buộc bố trí phương tiện chữa cháy khu dân cư, khu công nghiệp

Đánh giá cao dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho cơ sở, làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, thảo luận tại hội trường sáng nay, 1.11, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cân nhắc làm rõ thêm các yêu cầu bắt buộc về bố trí thiết bị, phương tiện chữa cháy, đặc biệt là ở khu dân cư và khu công nghiệp.

Phân cấp, phân quyền nhiều hơn

Đa số ĐBQH tán thành việc ban hành dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; cho rằng, dự thảo Luật cũng đã thể hiện tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng luật, đó là chỉ quy định những vấn đề chung, nguyên tắc, thuộc thẩm quyền của Quốc hội, còn các nội dung chi tiết thì giao cho Chính phủ và các bộ liên quan quy định cụ thể.

dinh-chung.jpg
Đại biểu Quốc hội Trần Đình Chung (TP. Đà Nẵng) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

ĐBQH Trần Đình Chung (TP. Đà Nẵng) cho rằng, quy định tại dự thảo Luật đã bảo đảm bao quát phạm vi luật điều chỉnh và phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tính hợp Hiến, tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tính khả thi và không chồng chéo với các hoạt động phòng chống, khắc phục sự cố thiên tai, thảm họa theo Luật Phòng thủ dân sự, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Hàng hải Việt Nam.

Đại biểu thể hiện sự thống nhất khi dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung bãi bỏ một số điều khoản theo hướng tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ; phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho cơ sở và làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Đại biểu Trần Đình Chung cũng tán thành chủ trương giao Chính phủ ban hành các danh mục dự án, công trình phương tiện giao thông thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an, cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan đăng kiểm.

minh-tam.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Tuy nhiên, ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) lưu ý, dự thảo Luật có 20 nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết và nhiều nội dung giao cho các bộ có liên quan triển khai thực hiện. Do đó, để bảo đảm khi luật được ban hành có hiệu lực thi hành ngay thì cần chuẩn bị sớm dự thảo Nghị định, Thông tư hướng dẫn.

Ưu tiên nguồn cấp điện phục vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Đối với yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy khi điều chỉnh phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn tại Điều 14, ĐBQH Đỗ Văn Yên (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, hiện nay trên thực tế nhiều khu dân cư và khu công nghiệp còn thiếu các phương tiện chữa cháy cơ bản như: trụ nước chữa cháy, thiết bị thoát hiểm hay thiết bị chữa cháy tự động...

vanyen.jpg
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Yên (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Do đó, đại biểu đề nghị cân nhắc làm rõ thêm các yêu cầu bắt buộc về bố trí các thiết bị, phương tiện chữa cháy, đặc biệt là ở các khu dân cư và khu công nghiệp. Đồng thời, bổ sung thêm một khoản quy định rõ ràng hơn về việc bắt buộc bố trí các phương tiện chữa cháy, xây dựng hạ tầng đồng bộ và phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, khu công nghiệp ngay trong giai đoạn quy hoạch.

Tại khoản 3, Điều 14 quy định: Quy hoạch chi tiết đô thị, khu dân cư, cụm công nghiệp và các khu chức năng phải có nguồn điện phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy.

Nêu rõ điều này, ĐBQH Trần Đình Chung (TP. Đà Nẵng) đề nghị, thay cụm từ “phải có” bằng cụm từ “ưu tiên”. Bởi, quy định “phải có” chưa khả thi khi điều kiện hạ tầng cung cấp điện lưới hiện nay chưa có nguồn điện riêng biệt cho các mục đích khác nhau, mà chỉ theo từng nhóm, cụm hay khu vực. Do vậy, nên quy định cơ sở phải tự trang bị nguồn điện, ví dụ như máy phát điện hoặc đầu nối phù hợp với hệ thống điện ở cơ sở, trong đó ưu tiên cho nguồn cấp điện phục vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Nhiệm vụ cần triển khai sớm nhất là nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Trong đó lưu ý, nhiệm vụ trọng tâm cần được triển khai sớm nhất là nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý văn hóa trong cơ chế thị trường, khả năng thích ứng với những thay đổi của công nghệ thông tin và sự giao thoa, du nhập văn hóa…

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 31.10.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 31.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 31.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ mười, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.

Phát triển thành phố Huế xứng tầm đô thị di sản
Thời sự Quốc hội

Phát triển thành phố Huế xứng tầm đô thị di sản

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 31.10, các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đánh giá rất cao tinh thần của tỉnh Thừa Thiên Huế, dù đã từng lỡ nhịp trở thành thành phố trực thuộc Trung ương song vẫn kiên định quyết tâm chính trị, khát vọng chuyển mình, kiên trì thực hiện các mục tiêu phát triển và chuẩn bị các điều kiện, cũng như hồ sơ dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp này.

Cần đánh giá tổng thể kết quả thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị
Thời sự Quốc hội

Cần đánh giá tổng thể kết quả thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị

Cần đánh giá tổng thể kết quả thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các TP. Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị trên phạm vi cả nước…

Thảo luận tổ 15 ngày 31.10. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Thừa Thiên Huế có điều kiện cần và đủ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Tham gia góp ý về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) sáng 31.10, các ĐBQH cho rằng, thời điểm này Thừa Thiên Huế có đủ điều kiện cần và đủ để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, cần có thêm những chính sách đặc thù, giải pháp mạnh mẽ hơn cho Thừa Thiên Huế giải quyết khó khăn, đáp ứng đúng như kỳ vọng đề ra.

Cần quy định về những trường hợp bệnh viện phải hoàn trả tiền thuốc mà người bệnh tự mua vì bệnh viện không có
Thời sự Quốc hội

Cần quy định về những trường hợp bệnh viện phải hoàn trả tiền thuốc mà người bệnh tự mua vì bệnh viện không có

Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đề nghị bổ sung quy định về những trường hợp bệnh viện phải hoàn trả cho người bệnh tiền thuốc mà người bệnh phải tự mua vì bệnh viện không có.

Tổng bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần tiếp tục tinh giản bộ máy, biên chế, giảm chi thường xuyên, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển

Phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình và Bắc Kạn) sáng nay, 31.10, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, không tinh gọn bộ máy sẽ không phát triển được, do đó, cần bảo đảm tinh gọn, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Chính sách đặc thù sẽ tạo động lực mới cho Hải Phòng phát triển bền vững
Thời sự Quốc hội

Chính sách đặc thù sẽ tạo động lực mới cho Hải Phòng phát triển bền vững

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 31.10, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, ĐBQH Lê Tiến Châu cho rằng, sự phát triển của Hải Phòng trước hết là cho chính thành phố, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Do vậy, “nếu được đại biểu Quốc hội ủng hộ, chúng tôi có hệ thống cơ chế chính sách đặc thù sẽ tạo nguồn năng lượng mới, động lực mới để thành phố phát triển một cách bền vững”.

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang
Thời sự Quốc hội

Cần sớm thống nhất mô hình chính quyền đô thị

Sáng 31.10, thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, tổng thể kết quả thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các địa phương. Qua đó, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị một cách thống nhất trên phạm vi cả nước.

 Quang cảnh buổi thảo luận tại tổ của Đoàn ĐBQH TP. HCM - T.Chi
Thời sự Quốc hội

Sớm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức chính quyền đô thị

Thảo luận tại Tổ về Đề án của Chính phủ về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần sớm nghiên cứu xây dựng Luật về tổ chức chính quyền đô thị và Luật về đô thị đặc biệt nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức chính quyền đô thị trên phạm vi cả nước.

ĐBQH Thái Văn Thành (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho thành phố Huế

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang), sáng nay, 31.10, các đại biểu bày tỏ sự thống nhất cao với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương. Đây không chỉ là sự chuyển dịch về không gian đô thị mà còn tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kiến tạo hình ảnh đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Quang cảnh Tổ 14 thảo luận Tổ
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm cân bằng giữa phát triển gắn với giữ gìn bản sắc

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 31.10, một số ĐBQH cho rằng, khi phát triển Huế thành trung tâm sẽ thu hút lớn lượng người di dân đến, tạo nên áp lực về an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm… Điều này đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm cân bằng giữa phát triển gắn với giữ gìn bản sắc của Thừa Thiên Huế.