Làm rõ tiến độ thực hiện lời hứa

Hôm nay, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn. Đây là lần thứ tư Quốc hội chất vấn nội dung này, còn với Quốc hội Khóa XV thì đây là lần đầu tiên.

Với 10 nghị quyết về giám sát và chất vấn của Quốc hội Khóa XIV và từ đầu Khóa XIV đến hết Kỳ họp thứ Tư liên quan đến 21 nhóm vấn đề, phiên chất vấn tại Kỳ họp này thực sự rất “mở”. Các đại biểu có thể đặt câu hỏi ở bất cứ lĩnh vực nào. Điều này buộc các bộ trưởng, trưởng ngành phải nắm rõ, nắm chắc lĩnh vực quản lý của mình cũng như tiến độ thực hiện các cam kết trước Quốc hội, trước cử tri.

Là hoạt động tái giám sát của Quốc hội, phiên chất vấn được kỳ vọng sẽ làm rõ các bộ trưởng, trưởng ngành đã hiện thực hóa lời hứa của mình ra sao! Bao giờ cũng vậy - hứa thì dễ, làm khó hơn rất nhiều! Thực tế cũng có những vấn đề rất không dễ tạo ra chuyển biến ngay lập tức hoặc có thể giải quyết trong một sớm một chiều; ngược lại cũng có những việc trong tầm tay xử lý của bộ trưởng, trưởng ngành. Vậy nhưng, cử tri có quyền được biết cụ thể tiến trình giải quyết những vấn đề nóng bỏng, bức xúc mà đại biểu Quốc hội, thay mặt cho cử tri, đã nêu ra và các bộ trưởng, trường ngành đã hứa, đã cam kết sẽ hành động. 

Ở góc độ này, phiên chất vấn là cơ hội để các bộ trưởng, trưởng ngành giải trình với cử tri cả về những việc đã làm được, chưa làm được và những khó khăn, vướng mắc chủ quan, khách quan của ngành mình. Qua đó, đại biểu Quốc hội và cử tri sẽ có đánh giá xác đáng: từng bộ trưởng, trưởng ngành - người nào thực sự nỗ lực, trách nhiệm sát sao, người nào tạo ra chuyển biến tích cực, người nào phản ứng chậm với thời cuộc… Một điều cũng không thể thiếu - đó là phiên chất vấn sẽ làm rõ trách nhiệm chính trị của các bộ trưởng, trưởng ngành trong việc nghị quyết về giám sát và chất vấn của Quốc hội. Khi chế độ trách nhiệm được xác lập, các vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn, cơ bản hơn.

Không chỉ là nơi “sát hạch” các bộ trưởng, trưởng ngành, phiên chất vấn còn là nơi các đại biểu chứng tỏ vai trò “đại biểu nhân dân” của mình. Phải kết nối chặt chẽ, phải tương tác mật thiết với cử tri, đại biểu mới nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri - vốn rất đa dạng về nhu cầu và lợi ích. Câu chất vấn chính là căn cứ để cử tri đánh giá đại biểu của họ có thật sự hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của mình hay không? Không dễ dãi, không “hỏi cho có”, mà ngược lại, nắm vấn đề, hỏi trúng điều cử tri cần, làm rõ được trách nhiệm chính trị của các bộ trưởng trước các vấn đề nóng cử tri quan tâm - đó là “thước đo” mức độ “xứng đáng” của người đại biểu với phiếu bầu cử tri dành cho họ.

Vô cùng hợp lý khi tiến hành tái giám sát ở thời điểm này - Quốc hội Khóa XV đang bước vào giữa nhiệm kỳ. Không chỉ làm rõ tiến độ thực hiện các cam kết, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, phiên chất vấn còn nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp với thực tế; từ đó giúp các thành viên Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành thực hiện tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ Quốc hội giao. Điều này một lần nữa thể hiện tinh thần Quốc hội luôn đồng hành với Chính phủ trong từng khâu, từng việc. Và, khi các Nghị quyết của Quốc hội được triển khai, thực hiện tốt cũng có nghĩa Quốc hội đã hoàn thành trọng trách của mình. 

Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng; mọi sự phấn đấu của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc"… Tầm nhìn và những thông điệp của Tổng Bí thư đang tạo cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong xã hội, hướng đến kỷ nguyên mới của dân tộc, với tinh thần hành động dứt khoát vì lợi ích của nhân dân!

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Giảm gánh nặng thuế thu nhập cho dân

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 tới. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát thuế phí và lệ phí cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7.1 của Bộ Tài chính. Thông tin này khiến người dân rất đỗi vui mừng, thậm chí không ít người “bình chọn” đây là “tin vui nhất trong ngày”.

Không thể chủ quan
Chính sách và cuộc sống

Không thể chủ quan

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023 - dưới ngưỡng cho phép của Quốc hội và là mức phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước, đồng thời góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm; theo đó, thông tư cấm giáo viên dạy thêm bên ngoài nhà trường với chính học sinh mà mình đang dạy tại trường. Đây là điều được dư luận đồng tình ủng hộ khi mà tình trạng dạy thêm đã và đang diễn ra tràn lan.

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường
Chính sách và cuộc sống

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam nâng cao cúp vô địch Đông Nam Á trên sân khách. Tối 5.1, người hâm mộ bóng đá cả nước đã vỡ òa niềm vui chiến thắng, với niềm tự hào vô bờ; đó là những điều vô giá mà thể thao đem lại.

Kỳ vọng rất lớn…
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng rất lớn…

Năm 2024, cả nước đặt chỉ tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Xây dựng, chỉ có khoảng 21.000 căn được xây dựng, tương đương hơn 16% kế hoạch.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cụ thể hóa thủ tục đầu tư đặc biệt

Thủ tục đầu tư đặc biệt được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp cuối năm 2024, là bước đột phá của pháp luật về đầu tư. Dự án thuộc diện áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt sẽ được lược bỏ nhiều loại giấy phép, thủ tục hành chính và được chuyển từ cơ chế quản lý “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; nhờ đó, thời gian triển khai, thực hiện dự án được rút ngắn rất nhiều.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách vượt trội, công bằng, nhân văn

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang trong giai đoạn gấp rút với tinh thần khẩn trương “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, cùng với đó, cần có cơ chế, chính sách bảo đảm công bằng, nhân văn đối với những đối tượng do sắp xếp tổ chức bộ máy, cũng như chính sách vượt trội để giữ chân, thu hút người tài.

Nhiều điểm nhấn ấn tượng
Chính sách và cuộc sống

Nhiều điểm nhấn ấn tượng

Vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, đến thời điểm này, có thể khẳng định, “chuyến tàu kinh tế” 2024 đã về đích với nhiều điểm nhấn ấn tượng như tăng trưởng GDP đạt trên 7%; 15 chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt...

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đưa Việt Nam tiến lên trong kỷ nguyên số

Trong một thế giới không ngừng thay đổi bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mỗi quốc gia đều phải đối diện với bài toán sống còn: làm sao để không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) đã vạch ra lộ trình rõ ràng và mạnh mẽ, đưa Việt Nam từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ khoa học, công nghệ và kinh tế số toàn cầu.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Số lượng phải song hành chất lượng

Với 18 luật và 10 nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đã ghi dấu ấn đặc biệt về một kỳ họp Quốc hội có số dự án luật được thông qua cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay; và điều này cần sự quyết tâm, chung tay, nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, địa phương trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết để sớm đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống.

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc
Chính sách và cuộc sống

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc

Tháng 11 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lấy ý kiến để triển khai 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội. Sau đó không lâu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 5 dự án này.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua luật tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Rút ngắn nhất "đường đi" của luật vào cuộc sống

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản phê bình Giám đốc 4 Sở với vai trò là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong tham mưu, xây dựng, trình văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Luật Đất đai và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, làm ảnh hưởng tới việc tổ chức thi hành Luật và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tính đến tháng 12.2024, Lâm Đồng vẫn còn “nợ” 16 danh mục văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền ban hành.