Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV:

Làm rõ tiến độ, hiệu quả của Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chiều nay, 24.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Dữ liệu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế. Các đại biểu Quốc hội Tổ 13 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk, Hậu Giang) nhất trí việc quy định về Trung tâm Dữ liệu quốc gia trong Luật Dữ liệu, đồng thời đề nghị làm rõ hơn về cơ cấu, tổ chức, hoạt động, tiến độ, hiệu quả của Trung tâm này. 

Xác định rõ địa vị pháp lý của Trung tâm dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật Dữ liệu gồm 7 chương, 67 điều, quy định về: xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị dữ liệu; ứng dụng khoa học, công nghệ trong xử lý dữ liệu; cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia; Trung tâm dữ liệu quốc gia; sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu; quản lý nhà nước về dữ liệu; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động về dữ liệu.

Theo Tờ trình của Chính phủ, việc xây dựng dự án Luật Dữ liệu nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ phát triển Chính phủ số và cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính; phát triển kinh tế - xã hội; phát triển Trung tâm Dữ liệu quốc gia.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển

Cơ bản nhất trí với quy định về Trung tâm Dữ liệu quốc gia tại Chương IV dự thảo Luật, ĐBQH Phúc Bình Niê Kđăm (Đắk Lắk) cho rằng, việc xây dựng Trung tâm này để quản lý tập trung, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu, đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin, tiết kiệm nguồn lực, đầu tư cho chuyển đổi số một cách trọng tâm, trọng điểm... là cần thiết.

Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị cần rà soát, làm rõ hơn về cơ cấu, tổ chức, hoạt động của Trung tâm Dữ liệu quốc gia, làm rõ tiến độ, hiệu quả của việc triển khai xây dựng Trung tâm.

Ngoài ra, việc tập trung khối lượng lớn thông tin dữ liệu tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia bên cạnh những ưu điểm cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong việc lộ lọt, mất an toàn thông tin. Do đó, đại biểu đề nghị có thêm báo cáo làm rõ các phương án ứng phó, giải quyết những vấn đề có thể phát sinh.

Cũng quan tâm đến nội dung này, ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) nhận thấy, việc luật hóa quy định về Trung tâm Dữ liệu quốc gia là hết sức cần thiết, "không phải là quy định về tổ chức bộ máy mà là quy định về địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ để đạt hiệu quả cao nhất trong việc xây dựng, quản trị và sử dụng dữ liệu của quốc gia".

Việc xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia nhằm đa mục tiêu như: chia sẻ dữ liệu số từ các kho dữ liệu tổng hợp trong Trung tâm Dữ liệu quốc gia giữa các cơ quan nhà nước; cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính công; phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là bước để luật hóa Nghị quyết 10/NQ-CP ngày 3.2.2023 của Chính phủ, trong đó, Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia.

Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa quy định về khái niệm, định nghĩa Trung tâm Dữ liệu quốc gia nhằm xác định rõ địa vị pháp lý của Trung tâm này. Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị bổ sung quy định cụ thể hơn về hợp tác quốc tế hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết về nội dung này.

Khoản 2 Điều 43 dự thảo Luật quy định về bảo vệ dữ liệu tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia. Theo đó, “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan về dữ liệu tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia được tổ chức bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ dữ liệu”.

Với vai trò, tầm quan trọng của Trung tâm Dữ liệu quốc gia, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị có cơ chế chính sách đặc biệt, đặc thù để thu hút, quan tâm và đào tạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nhiệm vụ này.

Mở rộng phạm vi phải dựa trên nguyên tắc cân đối thu chi Quỹ bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 40 điều về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trách nhiệm đóng, quyền lợi, phạm vi hưởng, tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý quỹ và một số quy định kỹ thuật; được bố cục gồm 2 điều về nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ và hiệu lực thi hành của luật.

Dự thảo Luật cũng tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định cần thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan, khắc phục các bất cập của luật hiện hành có tính cấp bách, có đầy đủ thông tin, dữ liệu, đạt được sự đồng thuận. Trong đó có các quy định về chuyển từ 4 tuyến khám bệnh, chữa bệnh sang 3 cấp chuyên môn kỹ thuật để kịp thời có hiệu lực từ ngày 1.1.2025 đồng bộ với Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Các ĐBQH tại Tổ 13 cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi một số điều của Luật Bảo hiểm y tế theo quy trình tại một kỳ họp, khắc phục một số bất cập mang tính cấp bách, đồng thời để đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 và các quy định liên quan đến cấp chuyên môn kỹ thuật của Luật Khám bệnh, chữa bệnh để có hiệu lực đồng bộ từ ngày 1.1.2025.

Thống nhất việc điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế để đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, việc mở rộng phạm vi, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế để hướng đến mục tiêu đảm bảo tốt hơn quyền lợi khám, chữa bệnh và giảm chi tiền túi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Thị Vân cũng lưu ý, việc điều chỉnh, mở rộng phạm vi, quyền lợi bảo hiểm y tế phải dựa trên nguyên tắc cân đối thu chi Quỹ bảo hiểm y tế, ổn định và phát triển bền vững Quỹ bảo hiểm y tế. Do đó, cần đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ, toàn diện, tổng thể tình hình kinh tế xã hội, khả năng đóng của người tham gia bảo hiểm y tế; ngân sách nhà nước; người sử dụng lao động; tác động của việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh; chính sách "thông tuyến"... đến khả năng chi trả, cân đối quỹ bảo hiểm y tế.

Thời sự Quốc hội

Tổ 19 (Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ)
Thời sự Quốc hội

Bổ sung đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ), các đại biểu đề nghị xem xét, bổ sung thêm một số đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với một số luật, dự thảo luật liên quan. 

ĐBQH Trần Văn Lâm Bắc Giang - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc thu hẹp phạm vi điều chỉnh dự án Luật Dữ liệu

Chiều nay, 24.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có ý kiến đề nghị cân nhắc thu hẹp phạm vi điều chỉnh Luật Dữ liệu theo hướng luật dữ liệu quốc gia hay luật về cơ sở dữ liệu quốc gia, đối tượng áp dụng chỉ nên tập trung vào cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức trong nền kinh tế, trong xã hội mà việc thu thập dữ liệu có liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia.

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 9 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Yên, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bến Tre) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, một số đại biểu đề nghị, cần bổ sung quy định người dân sinh sống tại các xã an toàn khu cách mạng và các xã trọng điểm về quốc phòng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Cùng với đó, cần đánh giá cụ thể về khả năng đáp ứng và cân đối của quỹ bảo hiểm y tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc giao Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc giao Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

Ngày 24.10, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1236/NQ-UBTVQH15 về việc giao Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Điện Biên.

Cơ quan nào quản lý Trung tâm Dữ liệu quốc gia?
Thời sự Quốc hội

Cơ quan nào quản lý Trung tâm Dữ liệu quốc gia?

Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) chiều nay, 24.10, nhiều đại biểu đề nghị, cần xác định rõ Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc cơ quan nào quản lý và định hướng về mô hình tổ chức, bộ máy và hoạt động của trung tâm.

ĐBQH Mai Văn Hải phát biểu thảo luận tổ
Thời sự Quốc hội

Nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp

Thảo luận tại tổ 18 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, các ĐBQH Đoàn Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh cho rằng, cần xem xét tăng mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên và người thuộc hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp và diêm nghiệp có cuộc sống ở mức trung bình.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Cân nhắc thận trọng với quy định về Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Sàn giao dịch dữ liệu

Chiều 24.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, thảo luận về dự án Luật Dữ liệu tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu đề nghị việc xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Sàn giao dịch dữ liệu cần nghiên cứu thận trọng, đánh giá tác động kỹ lưỡng để quy định cho phù hợp, nhất là phải bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi
Thời sự Quốc hội

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi

Tại phiên họp tổ chiều 24.10, ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi, để trẻ có cơ hội được can thiệp, điều trị với cơ hội sống cao hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 23.10.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 23.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 23.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ ba của Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan triển lãm chuyên đề “Nhật Báo Quốc hội”; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đón, hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam - Lào thăm Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Pahang, Lào
Chính trị

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam - Lào thăm Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Pahang, Lào

Ngày 23.10, tiếp tục chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Pahang, huyện Sop Bao, tỉnh Houaphanh (Lào). Về phía Lào do Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Chansamone Chanyalath làm trưởng đoàn.