Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV:

Làm rõ nhiệm vụ chăm lo cho nguồn lực con người

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 26.10, các đại biểu Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, báo cáo của Chính phủ cần làm rõ hơn nhiệm vụ chăm lo cho nguồn lực con người.

Phải chăm lo nguồn lực con người

Ghi nhận những tín hiệu khả quan của nền kinh tế, ĐBQH Nguyễn Minh Hoàng (TP. Hồ Chí Minh) cũng nhấn mạnh, cử tri và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao sự điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ; sự đồng hành của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, ách tắc về thể chế, thúc đẩy các công trình trọng điểm quốc gia. Cử tri và Nhân dân đồng tình, ủng hộ chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong việc đầu tư đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam.

avatar
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2. Ảnh: Thanh Chi

Bên cạnh những kết quả đạt được, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng cũng bày tỏ trăn trở, băn khoăn trước tình trạng đầu tư công vẫn chậm giải ngân ở một số bộ, ngành, địa phương; giá nhà chung cư, đất ở tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh tăng quá cao và không sát với thực tế trong thời gian qua; thuế thu nhập cá nhân và mức giảm trừ gia cảnh chưa được sửa đổi gây tác động không tích cực đến chính sách tiền lương mới… "Thời gian tới, cần có giải pháp giải quyết được những vấn đề này", đại biểu đề nghị.

Hoan nghênh những kết quả quan trọng trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc ước có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân (TP. Hồ Chí Minh) cũng bày tỏ tâm đắc với 5 bài học kinh nghiệm được nêu trong báo cáo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, bài học thứ tư là “Sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân. Nhân dân làm nên lịch sử. Lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là nguồn lực, động lực quan trọng nhất cho sự phát triển”.

Để con người là nguồn lực, động lực quan trọng nhất cho sự phát triển thì cần phải chăm lo cho nguồn lực này. Nhấn mạnh điều này, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cũng đặt vấn đề, trong chương trình, kế hoạch sắp tới, cần phải làm rõ nhiệm vụ chăm lo cho nguồn lực con người như thế nào? Chúng ta làm tốt thì nguồn lực này sẽ tăng cả số lượng và chất lượng; nếu làm không tốt thì nguồn lực này sẽ giảm số lượng và chất lượng.

Sớm công bố mức sống tối thiểu

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cũng đề cập một chỉ tiêu rất quan trọng mà Trung ương nêu ra nhưng không thấy có đánh giá trong báo cáo của Chính phủ là chỉ tiêu về tổng tỷ suất sinh.

Nghị quyết số 21-NQ/TW của Trung ương năm 2017 về công tác dân số đặt ra mục tiêu đến năm 2030 duy trì vững chắc mức sinh thay thế. Năm 2023 mức sinh trên toàn quốc có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế, với tổng tỷ suất sinh là 1,96 con/phụ nữ. Năm 2024 chưa có ước lượng, 2025 không có chỉ tiêu.

Do vậy, báo cáo cần bổ sung đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu tổng tỷ suất sinh của cả nước và giám sát qua từng địa phương. Theo đại biểu, nếu chúng ta làm được trong hai năm 2024 và 2025 thì mới có cơ sở để đưa vào chỉ tiêu 5 năm tới. Đây là vấn đề hệ trọng quốc gia vì liên quan đến phát triển con người, phát triển vững.

Liên quan tới các chính sách chăm lo cho nguồn lực con người, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc chăm lo cho cuộc sống của nhân dân là rất quan trọng. Bên cạnh các chính sách về xóa đói giảm nghèo, các chương trình nhà tình nghĩa, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp… một vấn đề mà Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương liên quan đến cải cách tiền lương đã nêu là Chính phủ phải công bố mức sống tối thiểu và tiền lương tối thiểu, tuy nhiên cho đến nay Chính phủ vẫn chưa công bố. Đại biểu đề nghị, Chính phủ cần sớm công bố mức sống tối thiểu và dự kiến diễn biến mức sống tối thiểu của người dân trong 5 năm tới, làm căn cứ tăng lương.

Một số nước trên thế giới không chỉ công bố mức sống tối thiểu mà đã công bố cả mức lương đủ sống cho gia đình 4 người. Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, sau khi công bố được mức lương tối thiểu thì cần phải công bố tiếp mức lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người để làm cơ sở đánh giá việc thực hiện mục tiêu “mỗi gia đình có từ 1 đến 2 con” mà Nghị quyết Trung ương đã đề ra.

“Lương đủ sống tối thiểu là một người đi làm nuôi được người phụ thuộc và nuôi được con. Nếu lương không đủ nuôi thì không cách nào thực hiện được mục tiêu giữ vững tỷ suất sinh”, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân nói.

Thời sự Quốc hội

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần giải pháp căn cơ để chủ động trước thiên tai

Ngày 26.10, thảo luận tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu), các đại biểu đánh giá cao những kết quả đạt được trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Tuy nhiên, các đại biểu cũng bày tỏ trăn trở về việc lựa chọn cát biển để làm nguyên vật liệu xây dựng cao tốc Bắc Nam; các giải pháp thực hiện chương trình xóa nhà tạm, dột nát. Đồng thời, đề nghị Chính phủ có giải pháp căn cơ để chủ động trước sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai…

Sớm hoàn thiện luật về khu công nghiệp và khu kinh tế
Thời sự Quốc hội

Sớm hoàn thiện luật về khu công nghiệp và khu kinh tế

Để thúc đẩy kinh tế – xã hội đất nước phát triển, cần sớm hoàn thiện luật về khu công nghiệp và khu kinh tế trình Quốc hội xem xét, ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng) đề xuất tại phiên thảo luận tại Tổ 4 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng và các tỉnh: Tuyên Quang, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu), ngày 26.10.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên họp tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Chủ động, dự báo sát hơn yêu cầu lập pháp, tránh phát sinh những lỗ hổng mới

Chiều nay, 26.10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)... Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). 

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quyết liệt tháo gỡ, đẩy nhanh xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước), các đại biểu nhấn mạnh, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn, nhất là giải phóng mặt bằng, từ đó đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường thuận lợi nhất cho đổi mới sáng tạo

Sáng 26.10, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo là xu thế lớn và có thể nói là không thể đảo ngược. Vì vậy Chính phủ cần tạo môi trường thuận lợi nhất cho đổi mới sáng tạo.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Làm rõ trách nhiệm, giải pháp quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

Cho ý kiến về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Tiền Giang, Đắk Nông) đề nghị, cần đánh giá kỹ, làm rõ nguyên nhân, có biện pháp căn cơ để giải quyết những tồn tại, hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công thời gian tới.

Kinh tế - xã hội: Những kết quả đạt được rất ấn tượng
Thời sự Quốc hội

Kinh tế - xã hội: Những kết quả đạt được rất ấn tượng

Sáng 26.10, các đại biểu Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Làm gì để năm 2024 bứt phá và tăng tốc?
Thời sự Quốc hội

Làm gì để năm 2024 bứt phá và tăng tốc?

Sáng nay, 26.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại Tổ về kết quả phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết... Tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk), các đại biểu nhất trí năm 2024 phải là năm bứt phá và tăng tốc phát triển, nhưng để làm được còn nhiều điểm nghẽn phải tập trung tháo gỡ. 

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.10.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ năm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Ủy ban Tài chính - Ngân sách họp phiên toàn thể lần thứ 26; Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới tiếp Đại sứ Italia.

Quang cảnh phiên họp toàn thể của Ủy ban Tài chính - Ngân sách
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Tài chính - Ngân sách họp phiên toàn thể lần thứ 26

Chiều 25.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã họp phiên toàn thể lần thứ 26, cho ý kiến về 3 dự án Luật: dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia; dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15
Chính trị

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15

Chiều tối 25.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban Xã hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 15, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Việc làm (sửa đổi).