Làm rõ nguyên nhân gây kéo dài thủ tục đầu tư dự án bất động sản

Nhiều nguyên nhân làm chậm tiến độ dự án bất động sản đã được chỉ ra tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” với 4 Bộ gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp.

Kéo dài thủ tục làm tăng nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo với Đoàn giám sát, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, trong giai đoạn 2015 - 2021, thị trường bất động sản phát triển tương đối ổn định, thể hiện qua các chỉ số về số lượng và quy mô các dự án bất động sản; dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản giảm dần; số lượng, cơ cấu các chủ thể tham gia thị trường bất động sản cũng phong phú và đa dạng…

Nhưng, trong giai đoạn từ năm 2022 - 2023, thị trường bất động sản và hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: Hồ Long
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Hồ Long

“Trước bối cảnh này, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự thống nhất, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, thị trường bất động sản đã bước đầu có dấu hiệu phục hồi, nguồn cung bất động sản có sự chuyển biến theo xu hướng tăng từ cuối năm 2023”, đại diện Bộ Xây dựng cho biết.

Ghi nhận các kết quả đã đạt được trong thực hiện phát triển thị trường bất động sản, nhà ở xã hội trong thời gian qua, song từ quá trình khảo sát, làm việc của Đoàn giám sát tại 12 tỉnh, thành phố, nhiều thành viên Đoàn giám sát đã chỉ ra các vướng mắc trong triển khai các dự án mới, nhiều dự án bị chậm tiến độ hoặc không thể tiếp tục thực hiện, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bị đọng vốn trong các dự án, chịu gánh nặng về chi phí tài chính.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Nguyễn Hải Nam phát biểu - Ảnh: Hồ Long
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Nguyễn Hải Nam phát biểu - Ảnh: Hồ Long

Cụ thể, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Nguyễn Hải Nam, thành viên Đoàn giám sát cho biết, qua khảo sát tại địa phương đã ghi nhận có trường hợp chủ đầu tư dự án căn hộ du lịch (condotel) chỉ mất 22 tháng để hoàn thành xây dựng các căn hộ, nhưng để xin được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu phải đợi 54 tháng. Vướng mắc trong triển khai cấp quyền sở hữu căn hộ condotel đã có hướng giải quyết tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ vừa ban hành.

Tuy nhiên, việc xác định chủ trương đầu tư và mục tiêu đầu tư cần làm rõ hơn trong các văn bản hướng dẫn thi hành thì dưới địa phương mới có thể xử lý, tháo gỡ vướng mắc cho chủ đầu tư, Ủy viên Thường trực Nguyễn Hải Nam nêu rõ.

Một trường hợp khác được một số thành viên Đoàn giám sát chỉ ra là một khu trung tâm thương mại có diện tích 11.000m2 giữa thành phố lớn tại miền Trung đã gặp phải "vòng lặp" - khi xin chủ trương đầu tư được yêu cầu phải là đất có đất ở, đến khi quay sang xin mục đích sử dụng sang đất ở thì lại được yêu cầu phải có chủ trương đầu tư.

ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) phát biểu - Ảnh: Hồ Long
ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh các dự án nhà ở thương mại, ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang), thành viên Đoàn giám sát cho biết, qua khảo sát tại các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và TP. Hà Nội đã ghi nhận phản ánh của nhiều chủ đầu tư về việc để hoàn thành quy trình, thủ tục xin cấp phép đầu tư dự án nhà ở xã hội phải mất trung bình từ 2 đến 3 năm. Thời gian xin cấp phép đầu tư dài cộng với việc khống chế trần lợi nhuận dự án nhà ở xã hội 10% khiến các dự án này kém hấp dẫn với những chủ đầu tư, dù nhu cầu mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội rất lớn.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh - Phó Trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát nhấn mạnh, việc kéo dài trình tự, thủ tục đầu tư dự án dẫn đến chi phí tài chính, chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp ngày càng tăng, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp; các chi phí này cũng sẽ được tính vào giá bán và biến thành gánh nặng cho người mua. Do vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Vũ Hồng Thanh và nhiều thành viên Đoàn giám sát đề nghị, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoach và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường "vẽ" cho một "sơ đồ" để ra được quyết định chủ trương đầu tư mất bao nhiêu thời gian, qua bao nhiêu con dấu… để tạo cơ sở cho các địa phương, chủ đầu tư thực hiện.

Ban hành quy trình, thủ tục đầu tư dự án bất động sản mẫu có khả thi?

Báo cáo với Đoàn giám sát, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, các vụ, đơn vị phụ trách theo dõi lĩnh vực này tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các đơn vị liên quan tại Bộ Xây dựng thiết lập thử một bộ quy trình, thủ tục xin cấp phép đầu tư dự án bất động sản.

Nhưng, qua quá trình áp dụng thử nghiệm đã cho thấy chỉ một luật liên quan được sửa đổi, bổ sung là quy trình mẫu này sẽ bị sai ngay, không tiếp tục áp dụng được. “Để có một quy trình, thủ tục xin cấp phép đầu tư dự án bất động sản thì điều kiện cần có là quy định pháp luật phải ổn định. Hiện nay, việc ban hành quy trình, thủ tục đầu tư mẫu này là khó khả thi”, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nói.

Từ góc độ quản lý lĩnh vực xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, dựa trên quy định pháp luật hiện hành, Bộ đã xây dựng một quy trình đầu tư dự án bất động sản. Nhưng, đây không phải một quy trình, thủ tục “tĩnh” mà sẽ phải liên tục cập nhật, bổ sung và công khai để các địa phương triển khai áp dụng. Bộ trưởng cũng cho biết, tại các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Luật Nhà ở năm 2023 sắp ban hành sẽ có những quy định để thống nhất triển khai cấp phép đầu tư dự án bất động sản.

Qua khảo sát tại 12 địa phương và làm việc với một số bộ, ngành, Đoàn giám sát đã thấy rõ hơn kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, có vướng mắc về chính sách, pháp luật, do tổ chức thực hiện và cũng do phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải lưu ý, khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản được thông qua có hiệu lực từ 1.8.2024, nhiều khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ nhưng cũng có nhiều vướng mắc cần tiếp tục sửa đổi các pháp luật liên quan và chấn chỉnh, đổi mới khâu tổ chức thực hiện.

Từ thực tế này, Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, các Bộ cần làm rõ và tách riêng trong báo cáo những khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ, những khó khăn vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ và có đề xuất, kiến nghị cụ thể để Đoàn giám sát nghiên cứu, tổng hợp. Đồng thời, trong các lĩnh vực phục trách của mình, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp nghiên cứu để đưa vào trong các thông tư, nghị định đang và sắp ban hành hoặc đề xuất sửa đổi các pháp luật có liên quan để tháo gỡ những vướng mắc xác đáng được địa phương, chủ đầu tư phản ánh.

Diễn đàn Quốc hội

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Viết Chức
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) tin tưởng, chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị hiện đang được triển khai sẽ mang lại kết quả rất lớn để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định.

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước
Diễn đàn Quốc hội

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước

Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãng phí

Trong Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, Quốc hội quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (dự án thí điểm) trên phạm vi toàn quốc đối với 4 trường hợp.

ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý trách nhiệm với trường hợp chậm thi hành pháp luật về hành chính

Trước những con số cho thấy bản án hành chính còn tồn đọng qua các năm có xu hướng tăng, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ tại sao lại tăng ở mục thi hành xong nhưng cũng tăng ở số bản án tồn đọng? Đồng thời, cần tổng kiểm tra, rà soát toàn diện tình hình giải quyết các vụ việc, xét xử, thi hành án hành chính, từ đó có các giải pháp quyết liệt, tích cực tập trung giải quyết các vụ việc, vụ án tồn đọng, kéo dài, dư luận xã hội, Nhân dân bức xúc kiến nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Dựa vào Nhân dân để đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Mô hình tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội phải đa dạng và linh hoạt hơn, thích ứng với các môi trường cụ thể của cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh, địa bàn dân cư. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo đúng tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người dân, không rập khuôn máy móc theo mô hình cơ quan nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý tại cấp trung ương và cấp cơ sở, tinh gọn thực chất và mạnh mẽ cơ cấu tổ chức tại cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc tiêu chí xác định mức hỗ trợ doanh nghiệp, tránh phát sinh cơ chế “xin - cho”

Nhấn mạnh xây dựng Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, việc quản lý, hỗ trợ Quỹ phải bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng mất cân đối giữa khả năng đáp ứng của Quỹ với tổng số tiền cần hỗ trợ; nghiên cứu quy trình đánh giá để hỗ trợ chi phí một cách minh bạch, khách quan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế

"Quốc hội đã và đang chủ động chuyển từ tư duy quản lý sang kiến tạo, tăng cường giám sát, cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, xác định trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế, nâng cao "tuổi thọ" các luật; thực hiện tinh gọn bộ máy trong thời gian tới", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp sáng 10.12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần nghiên cứu, bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung
Quốc hội và Cử tri

Cần thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua đã giảm mức thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa - lực lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Đánh giá cao điều này, song một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi hơn dành cho doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Ràng buộc trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp mới để tăng cường theo dõi, đôn đốc, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát.

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu
Diễn đàn Quốc hội

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.