Làm rõ mục tiêu ghi danh để bảo vệ di sản tốt hơn

Ghi danh di sản văn hóa phi vật thể không nhằm tạo ra nhãn hiệu, thương hiệu, hay đem lại lợi ích vật chất, mà quan trọng nhất là bảo vệ di sản cho hiện tại và tương lai. Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cần thể hiện rõ chiều hướng này.

Có sự hiểu biết chưa đầy đủ về ghi danh

Ghi danh di sản nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng là một nhiệm vụ được thể chế hóa theo Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và Luật Di sản văn hóa. Ghi danh được hiểu là đưa di sản vào các danh sách/danh mục với những điều khoản, điều kiện, tiêu chí theo quy định hiện hành của các văn kiện quốc tế và luật pháp Việt Nam. Dựa trên kinh nghiệm công tác về lập hồ sơ và thẩm định hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO và quốc gia, GS.TS. Nguyễn Thị Hiền, Trường Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết, trên thực tế, Luật Di sản văn hóa và một số văn bản dưới luật đã đưa ra những quy định về việc ghi danh.

Theo đó, sau ghi danh, nguồn vốn đầu tư cho các dự án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã được Nhà nước quan tâm hơn. Các địa phương cũng có ngân sách để thực hiện các dự án bảo vệ. Việc ghi danh cũng tác động tới nhận thức, là nguồn động viên lớn đối với cộng đồng trong việc chung tay bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị di sản. Rất nhiều tổ chức, đơn vị và những người quan tâm đến di sản đóng góp công sức, tiền bạc để cùng Nhà nước, cộng đồng bảo vệ, phát huy di sản.

Ghi danh di sản văn hóa phi vật thể mang ý nghĩa, giá trị về văn hóa hơn là sự xếp hạng hay đẳng cấp
Ghi danh di sản văn hóa phi vật thể mang ý nghĩa, giá trị về văn hóa hơn là sự xếp hạng hay đẳng cấp

Đơn cử trường hợp hát Xoan Phú Thọ, sau khi được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (năm 2011), chính quyền, các cơ quan, tổ chức, nghệ nhân và Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, cách làm cụ thể như cam kết trong hồ sơ ghi danh. Kết quả, chỉ sau 6 năm, hát Xoan Phú Thọ đã được phục hồi, chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2017).

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào ba nội dung chính trong các chính sách đã được thông qua. Trong đó có việc hoàn thiện các quy định về nguyên tắc, đối tượng, trình tự, thủ tục kiểm kê, nhận diện, ghi danh, biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng: “Chúng ta phải có những công cụ xác lập, tiêu chí của từng cấp độ; từ đó bảo vệ, phát huy tốt di sản thông qua công tác ghi danh, xếp hạng”.

Tuy nhiên, trên thực tế, công tác quản lý, hỗ trợ nguồn lực để bảo vệ di sản sau ghi danh cũng đặt ra nhiều vấn đề. Đối với một số di sản văn hóa phi vật thể, việc xây dựng và triển khai chương trình hành động quốc gia như cam kết trong hồ sơ đệ trình UNESCO chưa được triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên, như Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, dân ca ví, giặm, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt... 

GS.TS. Nguyễn Thị Hiền chỉ ra: “Có sự phân biệt đối xử và so sánh giữa các di sản, nhất là đối với di sản văn hóa phi vật thể. Một số địa phương đã coi sự ghi danh như một “thương hiệu quốc tế” để sử dụng với những mục đích khác nhau như quảng bá, phát triển du lịch hay lập kỷ lục… Đó là do hiểu biết chưa đầy đủ về sự ghi danh, mục tiêu thực sự của ghi danh”.

Công cụ hữu ích để bảo vệ di sản

Soi chiếu với dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế Phan Thanh Hải cho rằng, với di sản phi vật thể, đưa ra vấn đề ghi danh, hủy bỏ ghi danh (nếu không còn đáp ứng tiêu chí) cần hết sức thận trọng. “Cần lường trước tình trạng các địa phương lấy ghi danh di sản như thành tích song không thực chất tạo điều kiện cho cộng đồng giữ gìn, phát huy di sản. Cần lường trước tình trạng một số loại hình núp bóng di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh, ví dụ sau khi Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được UNESCO ghi danh thì những yếu tố mê tín dị đoan phát triển tràn lan, dưới dạng hầu đồng”.

Khoản 2, Điều 16, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sau ghi danh trên địa bàn. Đối với di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh có phân bố trên địa bàn 2 tỉnh trở lên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình hồ sơ khoa học ghi danh có trách nhiệm chủ trì lập đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản, lấy ý kiến thống nhất của Ủy ban nhân dân các tỉnh còn lại trước khi ban hành. PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho rằng, điều này cần hết sức cân nhắc, bởi lẽ di sản không/chưa được ghi danh vẫn cần được bảo vệ và phát huy.

Theo ý kiến nhiều chuyên gia, việc UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể không phải là những giá trị nổi bật toàn cầu, tầm quốc tế, mà cơ bản di sản đó có chức năng, ý nghĩa với cộng đồng chủ nhân và được cộng đồng coi là bản sắc, sự kế tục giữa các thế hệ. Với những tiêu chí này thì sự ghi danh mang ý nghĩa, giá trị về văn hóa hơn là sự xếp hạng hay đẳng cấp. Việc ghi danh đóng vai trò khá quan trọng trong điều chỉnh, bổ sung luật pháp, cũng như làm thay đổi cách nhìn nhận, bảo vệ và phát huy di sản. 

Để tránh tình trạng “hiểu lầm” việc ghi danh khiến di sản đặc sắc hơn, giá trị hơn di sản chưa được ghi danh, theo GS.TS. Nguyễn Thị Hiền, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cần có những điều khoản cụ thể về mục đích ghi danh, hướng tới bảo vệ di sản tốt hơn, gắn với phát triển bền vững. 

Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.