Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn

Làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh

Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 14 vừa qua của Ủy ban Kinh tế, nhiều đại biểu cho rằng, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng theo hướng phân định rõ phạm vi, đối tượng của quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, xác định rõ nội hàm để bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa hai quy hoạch trong dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp

Có trùng lặp với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Quản lý, phát triển đô thị?

Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 32. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường trực Ủy ban Kinh tế, cơ quan chủ trì soạn thảo đã xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình 22/38 nội dung trong dự án Luật. Qua đó, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát phạm vi đối tượng điều chỉnh bảo đảm phân định rõ phạm vi đối tượng, nội hàm của quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, đồng thời bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa hai quy hoạch này.

Các nội dung của dự thảo Luật về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn tiếp tục được hoàn thiện về vị trí, vai trò, cấp độ quy hoạch, tiêu chí phân loại quy hoạch; mối quan hệ giữa các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn, giữa các quy hoạch này với các quy hoạch khác trong hệ thống quy hoạch quốc gia và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành để bảo đảm sự liên kết, khớp nối, tránh chồng chéo, trùng lặp.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế Đinh Ngọc Minh phát biểu
Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế Đinh Ngọc Minh phát biểu

Đánh giá cao sự cầu thị, nghiêm túc của cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế Đinh Ngọc Minh cho rằng, cần rà soát, cân nhắc quy định về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, nên chăng chỉ tập trung quy định về quy hoạch đô thị?  

Lý giải cho đề nghị này, Ủy viên chuyên trách Đinh Ngọc Minh nêu rõ, quy hoạch nông thôn điều chỉnh liên tục, chương trình nông thôn mới năm nào cũng điều chỉnh, vì quy hoạch chưa thật sự “trúng” với khả năng phát triển của nhiều vùng nông thôn. “Trong quy hoạch ở nông thôn thì chỉ quy hoạch hạ tầng giao thông có thể quy định “cứng” được. Thực tế, ngay quy hoạch thủy lợi cũng không thể quy định “cứng” trước tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu hiện nay”, đại biểu Đinh Ngọc Minh nói. 

Tán thành với quan điểm này, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, cần rà soát, nghiên cứu hoàn chỉnh các quy định về quy hoạch nông thôn tại dự thảo luật. Bởi lẽ, các quy định tại Mục 3 của dự thảo luật về lập quy hoạch nông thôn (gồm nhiệm vụ quy hoạch nông thôn, quy hoạch cấp huyện và quy hoạch cấp xã) đều không có điểm mới hay cụ thể hơn để làm quy hoạch dù là những nội dung trọng tâm trong quy hoạch nông thôn.

Bên cạnh đó, theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Nguyễn Mạnh Hùng, khi đối chiếu với đề nghị xây dựng dự án Luật Quản lý, phát triển đô thị sẽ thấy có một số nội dung cần phân định cụ thể hơn với dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Đơn cử như, Điều 51 của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn quy định rất cụ thể về tổ chức quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan và công viên cây xanh, mặt nước. Trong đề cương chi tiết của dự án Luật Quản lý, phát triển đô thị, thì đây cũng là một nội dung được quy định khá chi tiết. Do vậy, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị, cần tiếp tục rà soát giữa hai dự thảo Luật để minh bạch, rành mạch hóa phạm vi điều chỉnh, tránh chồng chéo.

Xác định nội hàm của quy hoạch nông thôn

Trong Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, nội dung quy hoạch nông thôn tại dự thảo Luật không bao hàm toàn bộ không gian nông thôn cũng như không bao hàm nội dung phân bổ không gian tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đối với khu vực sản xuất nông nghiệp (như hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Thủy lợi năm 2017), tổ chức không gian đối với khu vực rừng, núi, đất chưa sử dụng…, nhất là tại các huyện, xã có khu dân cư nông thôn xen lẫn với khu vực sản xuất, khu vực dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Do vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, cần xác định rõ nội hàm “quy hoạch nông thôn” trong dự thảo Luật để thống nhất cách hiểu về phạm vi điều chỉnh của Luật.

Giải trình về nội dung này, Bộ Xây dựng nêu rõ, Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn điều chỉnh về hoạt động quy hoạch trên địa bàn với sự gắn kết phát triển của đô thị và nông thôn; các đối tượng không gian lập quy hoạch được xác định theo quy định tại Điều 5 của dự thảo luật.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình, làm rõ một số nội dung liên quan đến dư án Luật
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình, làm rõ một số nội dung liên quan đến dự án luật

Nội hàm, nội dung của quy hoạch đô thị và nông thôn (trong đó gồm quy hoạch nông thôn) cũng đã được quy định tại dự thảo luật. Theo đó, nội dung quy hoạch nông thôn tập trung vào quy hoạch cho mục tiêu xây dựng, tổ chức phân bố dân cư nông thôn nhưng trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn không gian, đất đai trên toàn bộ phạm vi, ranh giới lập quy hoạch; các nội dung thuộc các ngành, lĩnh vực khác (nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi…) được kế thừa, cập nhật từ các quy hoạch chuyên ngành theo quy định pháp luật chuyên ngành vào quy hoạch nông thôn (nếu cần) để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống quy hoạch.

Giải trình các ý kiến tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Kinh tế, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn là cơ sở để hình thành công cụ lập quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Luật Quy hoạch năm 2017 đã quy định rất rõ nội dung quy hoạch đô thị và nông thôn thực hiện theo pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng. “Luật Quy hoạch đã phân vai cụ thể cho dự thảo luật nên nếu không có Luật này sẽ không có cơ sở, công cụ để xây dựng quy hoạch đô thị và nông thôn”, Bộ trưởng nói.

Mặt khác, theo Bộ trưởng, cần đưa quy hoạch nông thôn vào điều chỉnh tại dự thảo luật này vì đô thị và nông thôn không tách rời, trong các đô thị ở nước ta đều có một phần nông thôn. Bên cạnh đó, đô thị hóa nông thôn là quá trình tất yếu nên quy hoạch nông thôn cũng là để kiểm soát quá trình đô thị hóa.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật; phân định rõ phạm vi, đối tượng của quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, xác định rõ nội hàm để bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa hai quy hoạch. Đồng thời, tiếp tục rà soát các khái niệm, giải thích từ ngữ bảo đảm đầy đủ, phù hợp, tránh cách hiểu khác nhau khi áp dụng. Đặc biệt, cần phân định rõ phạm vi điều chỉnh với dự thảo Luật Quản lý, phát triển đô thị về tổ chức thực hiện quy hoạch để có điều chỉnh tương ứng, phù hợp với các quy định cụ thể của dự thảo luật.

Diễn đàn Quốc hội

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Đổi mới để phát triển thể chế và thể chế vì đổi mới, dân chủ, pháp quyền

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm, công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, không ít tiềm năng, lợi thế và xung lực đổi mới, ở góc độ nào đó, chưa được khai thác ngang tầm, sử dụng hiệu quả và khởi động đúng mức. Từ thực tiễn phát triển công cuộc Đổi mới sau 40 năm và dự báo tương lai càng cho thấy, tầm nhìn - thể chế - lực lượng là ba nhân tố cơ bản quyết định thành công. Để góp phần luận giải sâu hơn về nội dung này,
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: “Phát triển tầm nhìn, thể chế và lực lượng đổi mới trong kỷ nguyên mới”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu về dự án Luật Dữ liệu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đặc thù, vượt trội

Nhấn mạnh dữ liệu vừa là tài nguyên vừa là nguồn lực vừa là động lực mới cho sự phát triển, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát dự thảo Luật Dữ liệu, bảo đảm có những chính sách thật sự đặc thù, vượt trội.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Thấu tình đạt lý, thuyết phục trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Với những vụ việc kéo dài, cần giải quyết thấu tình đạt lý, tới nơi tới chốn, có tính thuyết phục, đặc biệt phải làm một cách bài bản hơn nữa trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các báo cáo liên quan đến giải quyết kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của công dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận nội dung thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Có nên quy định về giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không?

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Phiên họp thứ 38, các thành viên UBTVQH đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hoạt động giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, HĐND các cấp. Đặc biệt cần thể hiện cho được những tư tưởng đổi mới trong hoạt động này. Trong đó, một trong những đề nghị mới, đó là có nên quy định về giải trình của UBTVQH để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới hiện nay, bảo đảm tính phản ứng nhanh và vai trò của cơ quan thường trực của Quốc hội.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Nội dung báo cáo cần mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đồng thời, tham gia ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm

Trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này, Chính phủ đề nghị luật hóa một số chủ trương đang thực hiện thí điểm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đối với các chính sách đã và đang thực hiện thí điểm phải đánh giá tác động đầy đủ, minh chứng được khi áp dụng mang lại hiệu quả thì mới quy định vào luật.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực
Quốc hội và Cử tri

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025 tại phiên họp sáng 9.10, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, địa phương hưởng".

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.