Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Làm rõ các nội dung liên quan đến Ban Thanh tra Nhân dân

Thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng nay, các đại biểu cho rằng, cần quy định rõ các nội dung liên quan đến Ban Thanh tra Nhân dân như phạm vi, thẩm quyền, thủ tục công nhận để phù hợp và tránh nhầm lẫn với các thiết chế thanh tra của Nhà nước.

Mở rộng việc thành lập Ban Thanh tra Nhân dân ở tất cả các loại hình cơ sở

Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ hai, sáng nay, 7.9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Theo Báo cáo một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, dự thảo Luật lần này có 6 chương và 92 điều; so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Ba đã giảm 1 chương, tăng 18 điều và sắp xếp, bố cục lại các điều, mục, tiểu mục trong các chương cho hợp lý; đã đáp ứng quan điểm, mục đích ban hành Luật và phù hợp với định hướng xây dựng Luật là nhằm tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, thực hành đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở.

Làm rõ các nội dung liên quan đến Ban Thanh tra Nhân dân -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Dự thảo Luật mở rộng việc thành lập Ban Thanh tra Nhân dân ở tất cả các loại hình cơ sở (không chỉ giới hạn ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước như hiện nay) nhằm bảo đảm sự bình đẳng và tạo cơ chế để Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát (kể cả người lao động ở các tổ chức có sử dụng lao động khu vực ngoài công lập). Với vai trò, trách nhiệm của mình, Ban Thanh tra Nhân dân có thể phát hiện từ sớm những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật để cảnh báo, đề xuất, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền, góp phần bảo vệ quyền dân chủ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật chỉ nên quy định việc thành lập Ban Thanh tra Nhân dân tại xã, phường, thị trấn; không tiếp tục thành lập Ban Thanh tra Nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước như hiện nay bởi tại những loại hình này, hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân khó phát huy hiệu quả thực chất, không bảo đảm tính độc lập trong thực hiện nhiệm vụ như tại xã, phường, thị trấn.

Dự thảo Luật quy định cụ thể tổ chức và hoạt động, nhiệm kỳ, tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra Nhân dân và việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân phù hợp với từng loại hình cơ sở. Theo đó, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã bảo đảm; còn tại cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân để bảo đảm tính độc lập trong hoạt động và gắn với trách nhiệm hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và tổ chức Công đoàn cơ sở.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nên tiếp tục quy định Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cấp kinh phí hoạt động hằng năm cho Ban Thanh tra Nhân dân như quy định hiện hành; đồng thời, như phương án dự thảo Luật đề xuất thì cần làm rõ cơ chế hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân ở các doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở.

Làm rõ các nội dung liên quan đến Ban Thanh tra Nhân dân -0
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Cần quy định rõ thủ tục, thẩm quyền công nhận Ban Thanh tra Nhân dân

Đánh giá cao các cơ quan đã tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ Ba, ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nêu rõ, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương lớn của Đảng là thực hiện dân chủ cơ sở với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng. Trong đó, kiểm tra, giám sát là nội dung rất lớn. Tuy nhiên, theo đại biểu, dự thảo Luật chưa giải thích rõ thế nào là kiểm tra Nhân dân, thế nào là giám sát Nhân dân. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung nội dung giải thích từ ngữ các khái niệm “kiểm tra Nhân dân” và “giám sát Nhân dân” để xác định nội dung, phạm vi, đối tượng, thẩm quyền trong kiểm tra, giám sát Nhân dân.

Liên quan đến Ban thanh tra Nhân dân, ĐB Hoàng Đức Thắng cho biết, đây là nội dung được chuyển từ Luật Thanh tra sang. Theo đại biểu, bản chất của thiết chế thanh tra Nhân dân là thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của người dân. Do đó đại biểu đề nghị đổi tên từ Ban thanh tra Nhân dân thành Ban kiểm tra giám sát Nhân dân để phù hợp và tránh nhầm lẫn với các thiết chế thanh tra của nhà nước, kiểm tra Đảng và phản biện của Mặt trận Tổ quốc.

Làm rõ các nội dung liên quan đến Ban Thanh tra Nhân dân -0
ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cũng cho ý kiến về nội dung này, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề nghị cần quy định rõ thủ tục, thẩm quyền công nhận Ban Thanh tra Nhân dân ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước về cơ cấu, tổ chức. Bởi, thực tế hiện nay, Ban Thanh tra Nhân dân còn hoạt động mang tính hình thức, không đủ quyền hạn và năng lực để kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, nhất là kiểm tra, giám sát đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc chủ doanh nghiệp.

ĐB Dương Khắc Mai cũng đề nghị nghiên cứu quy định thành một điều luật rõ ràng, cụ thể đối với các khách thể, đối tượng người dân có quyền biết, bàn, kiểm tra và giám sát, tránh trường hợp một số đối tượng lạm dụng quyền biết, bàn, kiểm tra, giám sát để chống phá, kích động, lôi kéo khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, cần quy định rõ các nội dung công dân, cán bộ, công chức được quyền biết, bàn thì được quyền kiểm tra và giám sát. Bên cạnh đó, cũng nên cân nhắc việc đặt các chế tài để tăng tính dân chủ thực sự, bảo đảm nếu người dân bàn, kiểm tra, giám sát đúng thì đối tượng chịu kiểm tra, giám sát phải thực hiện và thay đổi.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam và Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam và Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước

Chiều 18.10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam Boviengkham Vongdara và Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Chanphenh Soutthivong.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành hai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 54/2024/UBTVQH15 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và Nghị quyết số 1220/NQ-UBTVQH15 về việc giao Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Khóa XV tỉnh Bắc Giang.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 14

Sáng 18.10, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban Xã hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 14 thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Phát huy cao độ truyền thống hợp tác gắn bó, tin cậy Việt Nam - Lào, triển khai tích cực các thỏa thuận cấp cao
Chính trị

Phát huy cao độ truyền thống hợp tác gắn bó, tin cậy Việt Nam - Lào, triển khai tích cực các thỏa thuận cấp cao

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45, sáng 18.10, tại Thủ đô Vientiane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng làm việc với Chủ tịch Quốc hội Lào và Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng làm việc với Chủ tịch Quốc hội Lào và Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng nay, 18.10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45, tại Thủ đô Vientiane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc ăn sáng làm việc với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou

Chiều 17.10, tại cuộc gặp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng được gặp lại người bạn thân thiết của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam; trân trọng chuyển tới đồng chí Pany Yathotou lời thăm hỏi thân tình, lời chúc sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ phạm Minh Chính và các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Quốc hội Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban Biên soạn cuốn sách phát biểu
Thời sự Quốc hội

Triển khai biên soạn sách “Quốc hội Việt Nam: 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”

Chiều 17.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban Biên soạn cuốn sách “Quốc hội Việt Nam: 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” đã chủ trì phiên họp thứ Nhất của Ban Biên soạn.

Đoàn giám sát kiểm tra quá trình lưu mẫu thức ăn tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương
Tin tức

Bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Ngày 17.10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế Hà Nội kiểm tra, giám sát các nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống cho đại biểu Quốc hội trên địa bàn Hà Nội, gồm: Nhà khách Quân đội; Trung tâm hội nghị 37 Hùng Vương; Nhà khách La Thành. Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long làm trưởng đoàn.

Các đại biểu tham dự buổi tập huấn
Thời sự Quốc hội

Văn phòng Quốc hội tập huấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành điện tử

Ngày 17 - 18.10, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Văn phòng Quốc hội tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành điện tử đối với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.