Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Làm mới động lực tăng trưởng cũ như thế nào?

Chiều nay, 14.2, thảo luận tại tổ 10 gồm Đoàn ĐBQH Phú Thọ, Quảng Ngãi, An Giang về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, có ý kiến cho rằng, Chính phủ cần làm rõ giải pháp làm mới các động lực tăng trưởng cũ. Làm mới như thế nào, làm mới ra sao để có giải pháp quyết liệt hơn.

Vẫn còn lãng phí nguồn lực đất đai

Thảo luận tại tổ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cho biết, các căn cứ chính trị, căn cứ pháp lý và điều kiện thực tiễn để xây dựng Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên đã rõ.

Về các giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý giải pháp làm mới các động lực tăng trưởng cũ, theo đó “làm mới như thế nào, làm mới ra sao”, Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt hơn.

pctqh-tran-quang-phuong1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10. Ảnh: Hồ Long

Dẫn chứng Nghị quyết 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều địa phương không dám làm, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu thực tế, “nhiều địa phương phản ánh không có hướng dẫn của Trung ương thì không dám chuyển nguồn, bởi theo quy định là không được vượt tổng mức đầu tư của chương trình này”.

“Trong khi đó, nhiều dự án, tiểu dự án, nhu cầu, đối tượng không còn nhưng không dám chuyển sang chương trình khác, hoặc chuyển sang dự án khác, nhất là ở các địa phương khó khăn”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Xung quanh việc giải phóng nguồn lực đất đai, tài sản công, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, “chúng ta còn lãng phí nguồn lực đất đai, nhất là "đất vàng của các bộ và đất nông, lâm trường, ngay cả hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai cũng chưa kịp thời, chưa đủ thời gian để phát huy hiệu quả".

hop-to1002.jpg
Quang cảnh thảo luận tại tổ 10 gồm Đoàn ĐBQH Phú Thọ, Quảng Ngãi, An Giang. Ảnh: Hồ Long

Hay Luật Địa chất và khoáng sản cũng vướng về thu hồi đất, theo Luật này, Nhà nước giao đất và cho thuê đất đối với chủ đầu tư để thực hiện khai thác khoáng sản. Thực tế, chúng ta chủ yếu thu hồi đất và giao doanh nghiệp khai thác, sau đó hoàn thổ. Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cách làm này rất lãng phí, bởi khai thác lộ thiên hoàn trả rất nhanh, chỉ trong 1 – 2 năm.

“Thay vì Nhà nước thu hồi đất cho doanh nghiệp thuê hoặc giao đất cho doanh nghiệp thì nên hướng dẫn theo hình thức doanh nghiệp thuê đất của dân, trong thời gian khai thác, doanh nghiệp bảo đảm sinh kế cho người dân, sau đó hoàn thổ và trả lại đất cho người dân. Như vậy người dân không mất đất và đất hoàn thổ trả lại cũng rất tốt”, Phó Chủ tịch Quốc hội gợi mở giải pháp và đề nghị, cần sớm tháo gỡ vấn đề này.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu những ách tắc trong Luật Lâm nghiệp như quy hoạch rừng, đất lâm trường, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, sinh kế dưới tán rừng, tín chỉ carbon rừng... Đồng thời, đề nghị sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật này trong năm 2025.

"Chúng ta quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, nhưng cần những giải pháp hết sức cụ thể, hạn chế dùng các cụm từ đẩy mạnh, nâng cao", Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Khơi thông nguồn lực đất đai

Theo ĐBQH Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ), Chính phủ có nêu giải pháp về khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công. Theo đó, trong năm 2025, Chính phủ đã có phương án sử dụng nguồn vốn đầu tư công tăng thêm là 84,3 nghìn tỷ đồng (dự kiến từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2024). Đây là nguồn lực chúng ta hoàn toàn chủ động.

dbqh-nguyen-thanh-nam-phu-tho.jpg
ĐBQH Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, đại biểu lưu ý cần huy động thêm nguồn lực đầu tư tư nhân. Hiện việc huy động nguồn lực này còn rất khó khăn và khiêm tốn. Do vậy, Chính phủ cần quan tâm, tạo cơ chế thuận lợi để thu hút nguồn lực đầu tư tư nhân.

Đối với tài sản công là đất đai, đại biểu Nguyễn Thành Nam nêu rõ, qua rà soát còn nhiều khu đất trống, đất vàng bỏ không. Có những khu đất của bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; giữa tỉnh và Trung ương đã thống nhất giao về địa phương nhưng vẫn còn lằng nhằng về thủ tục nên chưa bàn giao được. Do vậy, đại biểu đề nghị trong năm 2025 cần đẩy mạnh hơn nhiệm vụ khơi thông nguồn lực đất đai.

hop-to1001.jpg
ĐBQH Hoàng Hữu Chiến (An Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cho rằng muốn tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 cần huy động nhiều nguồn lực: tiền bạc, nhân lực, vật lực, ĐBQH Hoàng Hữu Chiến (An Giang) đề nghị, tới đây cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng ở những vùng đặc biệt khó khăn, thu hút nguồn vốn FDI...

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu
Chính trị

Khắc phục bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng không khí

Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu tập trung đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam và đề xuất các nhóm giải pháp cần tập trung triển khai nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế, giải pháp phòng ngừa, tránh việc trục lợi chính sách gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu
Chính trị

Tập trung sửa đổi các quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các đại biểu tặng hoa chúc mừng tân Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tham dự, phát biểu tại Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn” - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì Hội thảo về kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan - Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” đã chủ trì Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục, thể hiện tính ưu việt của chế độ

Chiều 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi
Chính trị

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi

Sáng 25.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về phát triển và sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng phát biểu
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Sáng 25.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Ưu tiên sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát nhằm bảo đảm sửa đổi, bổ sung phải là những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách, có khả năng triển khai thực hiện ngay để giải quyết các khó khăn, ách tắc hiện nay nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật

Sáng 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Rà soát tài sản công để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn

Cho ý kiến về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 tại Phiên họp sáng 24.4, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, phải xem đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng với những nội dung rất cụ thể để các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thực hiện. Cần rà soát lại tất cả các dự án chậm triển khai để kịp thời tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực; rà soát các tài sản công ở các địa phương để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn.

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự

Chiều 24.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì làm việc về 2 dự thảo Luật

Chiều 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã chủ trì cuộc làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan, tổ chức về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc

Trưa 24.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dịp Đoàn tổ chức về nguồn, thăm Nhà Quốc hội hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).