Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV:

Làm mới động lực tăng trưởng cũ - bộ, ngành phải định hướng thật cụ thể

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ảnh Hồ Long
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ảnh Hồ Long

Thảo luận tại tổ sáng 26.10, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nhất trí phải làm mới động lực tăng trưởng cũ, vậy các cơ quan của Trung ương định hướng việc làm mới này như thế nào? Động lực tăng trưởng mới có phải là kinh tế số, xanh, tuần hoàn, chia sẻ, đổi mới sáng tạo, AI, chip bán dẫn hay không? Cách làm như thế nào? Đây là trách nhiệm của các bộ, ngành phải định hướng thật cụ thể.

4 điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ngãi, Nghệ An, Bắc Giang), Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có xu hướng phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện. Dự kiến, chúng ta đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu. Trong đó nổi bật là 4 điểm sáng.

avatar
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương. Ảnh: Hồ Long

Một là, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, kiểm soát được lạm phát, nợ công, nợ Chính phủ, bội chi được kiểm soát và các cân đối lớn được bảo đảm, lãi suất vay đã giảm.

Hai là, chỉ số xuất khẩu và đầu tư nước ngoài được đánh giá tốt.

Ba là, hoàn thiện thể chế, chúng ta đã chuyển đổi mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật. Đây cũng là một điểm sáng, nhất là sau Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta quyết liệt hơn, ưu tiên hơn trong đổi mới xây dựng pháp luật.

Bốn là, hạ tầng điện, hạ tầng giao thông, hạ tầng số được thúc đẩy phát triển. Đặc biệt là, Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2023 là một điểm sáng.

“Ngoài ra, còn có những điểm sáng như: các nhiệm vụ về an sinh xã hội, cuộc vận động về xóa nhà tạm, nhà dột nát, việc thực hiện tăng lương… Quốc phòng, an ninh cơ bản là ổn định, tiếp tục được tăng cường. Trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và năm 2024, Quốc hội đã ban hành các luật về quốc phòng, an ninh rất cụ thể, làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai các nhiệm vụ, bảo đảm nhiệm vụ giữ nước từ sớm, từ xa”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

“Bám trên, sát dưới”

Bên cạnh kết quả đạt được, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn việc kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, tăng trưởng cao nhưng chưa phản ánh đúng thực chất khó khăn tiềm ẩn của nền kinh tế.

Nêu một số ý kiến phản ánh số liệu và phương pháp thống kê còn chưa chuẩn xác, Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, “số liệu là linh hồn của các nhận định, đánh giá nếu số liệu mà không chuẩn xác, các nhận định, đánh giá sai và chiến lược sẽ sai. Cho nên cần rà soát để bảo đảm tính chính xác của số liệu”.

Lưu ý, ba động lực tăng trưởng truyền thống là xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chỉ ra, “chúng ta chỉ le lói ở xuất khẩu và đầu tư, tiêu dùng thì rất hạn chế. Tại sao tiêu dùng lại giảm đi, nếu không khó khăn thì tiêu dùng phải tăng chứ? Nếu nói rằng người dân không có tiền thì không phải, vàng giá rất cao nhưng không có để mua; thời kháng chiến rủi ro quá, người dân phải mua vàng để tích trữ, nhưng tại sao thời bình, người dân vẫn mua vàng để cất, không dám đầu tư dù chính sách đầu tư rất thông thoáng, cởi mở thì phải xem xét lại”.

Đáng lưu ý, đầu tư công giải ngân chậm, đặc biệt là đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia. Lạm phát vẫn chịu áp lực, nhất là trong những tháng cuối năm; xuất khẩu cũng gặp phải rào cản kỹ thuật.

Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thị trường tài chính, tiền tệ tiềm ẩn nhiều thách thức, nợ xấu cao, tỷ giá cũng biến động bất thường, đặc biệt là khả năng hấp thụ và tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân gặp khó mặc dù mặt bằng lãi suất - rất cần phân tích kỹ lý do vì sao.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản dù phục hồi nhưng vẫn rất khó khăn, đó là tình trạng bỏ cọc. Quy hoạch điện còn khó khăn, ô nhiễm các khu công nghiệp, khu đô thị vẫn còn lớn…

Có ý kiến chỉ ra, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng pháp luật còn hạn chế. Tuy nhiên, khi nghiên cứu, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, “không thể đổ hết cho pháp luật, ở tầm vĩ mô, pháp luật đã từng bước có hành lang tương đối rộng, song các tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện ở các văn bản dưới luật còn ách tắc. Đơn cử qua làm việc ở TP. Hồ Chí Minh có nêu 25 vấn đề đề nghị xây dựng luật, nhưng chỉ có vài vấn đề thuộc tầm luật, còn lại ở tầm nghị định, thông tư. Thậm chí có công văn của bộ, ngành lại theo kiểu ngày xưa, câu đầu chính sách mở ra, nhưng câu thứ hai lại theo quy định của pháp luật”.

"Các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội thì Quốc hội quyết rồi, nhưng để làm được thì thủ tục rất rườm rà, vẫn theo cái cũ, vì vậy mới có câu chuyện không dám làm. Cơ chế đặc thù, vượt trội nhưng khi triển khai lại làm theo quy trình, thủ tục cũ và trên chưa hướng dẫn làm theo cách mới như thế nào, nên lại phải hỏi”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Trước thực tế trên, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, phải “bám trên, sát dưới”. "Bám trên là bám vào đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật và nghị quyết của Quốc hội, bám vào chính sách để chủ động triển khai. Các nghị quyết đặc thù, pháp luật vượt trội đều có điều kiện áp dụng, nhưng anh em vẫn cứ sợ, chứ không dám là tôi đã được đặc thù thì cứ áp dụng theo cách đặc thù. Sát dưới phải đúng vai, thuộc bài, cụ thể đến thực tiễn cuộc sống để triển khai, tháo gỡ".

Đáng lưu ý, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Thủ tướng đã kêu gọi làm mới động lực tăng trưởng cũ. Vậy làm mới động lực tăng trưởng cũ về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu là gì? Các cơ quan của Trung ương định hướng việc làm mới này như thế nào? Động lực tăng trưởng mới có phải là kinh tế số, xanh, tuần hoàn, chia sẻ, đổi mới sáng tạo, AI, chip bán dẫn hay không? Cách làm thế nào? Đây là trách nhiệm của các bộ, ngành trên cương vị của mình phải định hướng cụ thể.

Khẩn trương, quyết liệt tổ chức thực hiện, giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia

Quan tâm đến Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ĐBQH Vi Văn Sơn (Nghệ An) khẳng định, nhờ chương trình này, nhiều chỉ tiêu, chỉ số phát triển kinh tế - xã hội ở xã, huyện, tỉnh có sự chuyển biến tích cực, rất rõ nét. Đáng lưu ý, đã thực hiện tốt các nội dung cho vay tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội; hỗ trợ nhà ở, đất ở; nước sinh hoạt; đầu tư cho hạ tầng, giáo dục, y tế…

Tuy nhiên, đại biểu Vi Văn Sơn cho biết, tỷ lệ giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia này còn thấp; có tình trạng cái gì cũng xin ý kiến “xã xin ý kiến huyện, huyện xin ý kiến tỉnh, tỉnh báo cáo lên trung ương”.

Nhiều nội dung liên quan đến Quyết định 1719/QĐ – TTgCP của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 đến nay vẫn chưa được sửa đổi.

Nhiều nội dung không giải ngân được do không có đối tượng và không có hướng dẫn. Ví dụ, chi cho dự án 3 về quản lý bảo vệ rừng, khi địa phương xây dựng báo cáo khả thi đã tập hợp cả rừng đặc dụng thuộc quản lý của nhà nước nhưng theo quy định là không được hỗ trợ…

ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang) nêu rõ, sắp kết thúc giai đoạn I của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (2021 – 2025), nhưng đến nay Chính phủ chưa đánh giá rõ tác động trực tiếp của Chương trình, dự án đối với vùng đồng bào tộc thiểu số trong suốt 4 năm qua, nhất là việc hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn.

Đáng lưu ý, một số địa phương vẫn phản ánh còn dự án, chính sách khó thực hiện, không thực hiện được do thiếu văn bản hướng dẫn hoặc chính sách chưa rõ.

Đại biểu Leo Thị Lịch đề nghị, Chính phủ phải tổng hợp lại các kiến nghị này, đánh giá chi tiết, cụ thể từng mục tiêu, từng dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tiến tới sơ kết giai đoạn 2021 – 2025, định hướng giải pháp cho giai đoạn 2026 – 2030.

ĐBQH Nguyễn Văn Thi (Bắc Giang) cũng nhận định, tiến độ giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là vốn sự nghiệp cho hỗ trợ sản phát triển sản xuất, đào tạo nghề và việc làm còn chậm.

“Đây là những nội dung có liên quan trực tiếp đến giảm nghèo và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân”. Do vậy, đại biểu đề nghị, Chính phủ rà soát những vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách để kịp thời tháo gỡ. Đồng thời có giải pháp đôn đốc các địa phương khẩn trương, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện, giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Thời sự Quốc hội

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần giải pháp căn cơ để chủ động trước thiên tai

Ngày 26.10, thảo luận tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu), các đại biểu đánh giá cao những kết quả đạt được trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Tuy nhiên, các đại biểu cũng bày tỏ trăn trở về việc lựa chọn cát biển để làm nguyên vật liệu xây dựng cao tốc Bắc Nam; các giải pháp thực hiện chương trình xóa nhà tạm, dột nát. Đồng thời, đề nghị Chính phủ có giải pháp căn cơ để chủ động trước sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai…

Sớm hoàn thiện luật về khu công nghiệp và khu kinh tế
Thời sự Quốc hội

Sớm hoàn thiện luật về khu công nghiệp và khu kinh tế

Để thúc đẩy kinh tế – xã hội đất nước phát triển, cần sớm hoàn thiện luật về khu công nghiệp và khu kinh tế trình Quốc hội xem xét, ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng) đề xuất tại phiên thảo luận tại Tổ 4 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng và các tỉnh: Tuyên Quang, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu), ngày 26.10.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên họp tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Chủ động, dự báo sát hơn yêu cầu lập pháp, tránh phát sinh những lỗ hổng mới

Chiều nay, 26.10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)... Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). 

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường thuận lợi nhất cho đổi mới sáng tạo

Sáng 26.10, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo là xu thế lớn và có thể nói là không thể đảo ngược. Vì vậy Chính phủ cần tạo môi trường thuận lợi nhất cho đổi mới sáng tạo.

Đánh giá kỹ hơn về giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ hơn về giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề tại 26 tỉnh phía Bắc, trong đó có nhiều tỉnh miền núi. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Do vậy, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần có đánh giá kỹ hơn về giảm nghèo ở vùng này.

Kinh tế - xã hội: Những kết quả đạt được rất ấn tượng
Thời sự Quốc hội

Kinh tế - xã hội: Những kết quả đạt được rất ấn tượng

Sáng 26.10, các đại biểu Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Làm gì để năm 2024 bứt phá và tăng tốc?
Thời sự Quốc hội

Làm gì để năm 2024 bứt phá và tăng tốc?

Sáng nay, 26.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại Tổ về kết quả phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết... Tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk), các đại biểu nhất trí năm 2024 phải là năm bứt phá và tăng tốc phát triển, nhưng để làm được còn nhiều điểm nghẽn phải tập trung tháo gỡ. 

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.10.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ năm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Ủy ban Tài chính - Ngân sách họp phiên toàn thể lần thứ 26; Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới tiếp Đại sứ Italia.

Quang cảnh phiên họp toàn thể của Ủy ban Tài chính - Ngân sách
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Tài chính - Ngân sách họp phiên toàn thể lần thứ 26

Chiều 25.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã họp phiên toàn thể lần thứ 26, cho ý kiến về 3 dự án Luật: dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia; dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15
Chính trị

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15

Chiều tối 25.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban Xã hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 15, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Việc làm (sửa đổi).