Lâm Đồng: Xây dựng huyện Đức Trọng là khu đô thị vệ tinh phát triển toàn diện

Để từng bước trở thành khu đô thị vệ tinh, trụ cột phát triển của tỉnh, huyện Đức Trọng sớm lập quy hoạch chung, huy động các nguồn lực đầu tư thực hiện bệnh viện chất lượng cao, bố trí quỹ đất rộng hơn để xây dựng trường chuẩn Quốc gia, hoàn thiện khu trung tâm hành chính, bổ sung tăng trưởng trong những năm tiếp theo với định hướng phát triển xanh và bền vững. Đây là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp tại buổi làm việc với huyện Đức Trọng và các sở, ngành của tỉnh Lâm Đồng.

Lâm Đồng: Xây dựng huyện Đức Trọng là khu đô thị vệ tinh phát triển toàn diện -1
Trung tâm huyện Đức Trọng được tập trung quy hoạch trở thành đầu mối kinh tế xanh, bền vững

Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng Nguyễn Văn Cường cho biết, thực hiện Nghị quyết HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội huyện Đức Trọng năm 2022, đến nay có 11 chỉ tiêu đạt và vượt, có 3 nội dung thuộc 3 chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch đề ra (số bác sỹ và giường bệnh; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; trồng rừng).

Các chỉ tiêu đạt và vượt: Giá trị sản xuất (GO) theo giá so sánh 2010 của một số ngành chủ yếu như: Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ước thực hiện 7.882,2 tỷ đồng, đạt 100,52% so với kế hoạch, tăng 6,8% so cùng kỳ; ngành công nghiệp tính chung ước thực hiện 4.780 tỷ đồng, đạt 103,33% kế hoạch, tăng 12,6% so cùng kỳ; ngành xây dựng ước thực hiện 4.755 tỷ đồng, đạt 100,5% kế hoạch, tăng 10,07% so cùng kỳ; ngành dịch vụ ước thực hiện 6.625 tỷ đồng, đạt 102,38% kế hoạch và tăng 13,83% so cùng kỳ. 

Thu ngân sách nhà nước do huyện quản lý ước thực hiện là 969,72 tỷ đồng, đạt 126% dự toán tỉnh giao và bằng 148,8% so với cùng kỳ. Trong năm 2022, huyện đã giải quyết việc làm cho 4.503 lao động, đạt 100% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 64%, đạt 100% so với kế hoạch. Có 1 trường được công nhận mới đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Lâm Đồng: Xây dựng huyện Đức Trọng là khu đô thị vệ tinh phát triển toàn diện -0
Tuyến đường nối TP Đà Lạt đến trung tâm huyện Đức Trọng được đầu tư góp phần liên kết vùng trong phát triển kinh tế đô thị vệ tinh

Tỷ lệ giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều là 0,24%, riêng hộ nghèo DTTS 0,5%. Có 96,8% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa; trên 98% thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá, 14/14 xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới, thị trấn Liên Nghĩa đạt chuẩn văn minh đô thị, có 3 xã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế toàn dân ước đạt 90,4%... Đầu tư công năm 2022 được phân bổ do huyện quản lý là 562.321 triệu đồng, ước giải ngân vốn đầu tư tháng 1.2023 (thời gian chỉnh lý) đạt 100% kế hoạch vốn được bố trí năm 2022.

Huyện đã triển khai 2 đề án khai thác quỹ đất, tạo vốn đầu tư hạ tầng tại khu quy hoạch Trung tâm hành chính, Quảng trường huyện Đức Trọng, quy hoạch khu dân cư và chợ Phi Nôm, tạo nguồn lực để đầu tư hạ tầng đến năm 2025 huyện Đức Trọng đạt tiêu chí đô thị loại III và trở thành thị xã.

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, lãnh đạo huyện Đức Trọng cũng chỉ ra một số những tồn tại, hạn chế như: Tình trạng phá rừng, san gạt, cải tạo mặt bằng, khai thác khoáng sản trái phép, lấn chiếm đất lâm nghiệp, phá rừng (ken cây), vận chuyển và tàng trữ lâm sản trái pháp luật tuy giảm nhưng vẫn còn xảy ra trên địa bàn. Việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm so với kế hoạch đề ra. Công tác quản lý đất công tại một số địa phương chưa chặt chẽ, tình trạng xây dựng trái phép, sai phép còn xảy ra.

Tiến độ triển khai lập và trình thẩm định phê duyệt một số quy hoạch còn chậm. Tình hình vi phạm quản lý đất đai còn diễn biến phức tạp; chưa khắc phục dứt điểm những hạn chế theo kết luận của các đoàn Thanh tra. Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 trên địa bàn huyện đạt thấp, không đảm bảo so với các mốc thời gian quy định. Nhiều công trình trọng điểm chưa triển khai hoặc triển khai chậm.

Huyện Đức Trọng đang triển khai các dự án thu hút đầu tư: Bệnh viện, trường học, bến xe… trên quỹ đất công thuộc khu hành chính, quảng trường (200 ha). Tuy nhiên, diện tích đất này phải hỗ trợ vật kiến trúc cho người dân có trên đất, do vậy đề nghị UBND tỉnh cho phép ứng tiền từ ngân sách tỉnh để giải phóng mặt bằng. Huyện Đức Trọng cũng đề xuất đến các sở, ngành sớm có văn bản hướng dẫn về thủ tục, định mức để huyện sớm giải ngân nguồn kinh phí sự nghiệp chương trình mục tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành cũng đã trao đổi các vấn đề kiến nghị của huyện Đức Trọng và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, để tiếp tục đưa huyện Đức Trọng phát triển bền vững trong thời gian tới. 

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp cho rằng: những kết quả Đức Trọng đã đạt được trong thời gian qua là toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay và trong thời gian tới. Riêng đối với các hạn chế, huyện cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn để khắc phục. Trong thời gian tới, cùng với các TP Đà Lạt và Bảo Lộc, Đức Trọng phải xác định mình là một cực tăng trưởng, là trụ cột phát triển của tỉnh. Huyện cần cố gắng bổ sung vào mục tăng trưởng từ nay cho tới những năm tiếp theo trong nhiệm kỳ là phát triển xanh và bền vững. 

Song song với các nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, huyện Đức Trọng nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên; tập trung giải ngân vốn đầu tư công; quan tâm chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần đến toàn thể nhân dân trên địa bàn đón Tết Nguyên đán Quý Mão an vui, hạnh phúc.

Địa phương

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc
Trên đường phát triển

Cà Mau: Huyện Ngọc Hiển xây dựng nông thôn mới với quyết tâm cao nhất

Là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Cà Mau, Ngọc Hiển bắt tay xây dựng nông thôn mới từ xuất phát điểm thấp, song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong huyện, đến nay diện mạo nông thôn mới của huyện đã bừng sáng, vị thế ngày càng được nâng cao. Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc đã chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những khó khăn cũng như quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện trong quá trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua.

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa
Xã hội

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa

Sáng 7.11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp Sở VHTTDL tỉnh tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa và chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024).

TP. Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh
Trên đường phát triển

Cần Thơ - Đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước

Là thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ nổi bật với cảnh quan sông nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh, sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước. Để đạt mục tiêu đó, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, kết hợp hài hòa giữa kinh tế, môi trường và cộng đồng.

TP. Cần Thơ dự kiến mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao phát thải thấp lên khoảng 38.000ha
Trên đường phát triển

Xanh hóa các ngành kinh tế

Những năm gần đây, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực công, nông nghiệp, du lịch… theo hướng xanh, phát thải thấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những nỗ lực đó giúp thành phố hội nhập vào xu hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Nông dân Cần Thơ áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất
Trên đường phát triển

Giữ vững danh hiệu "Thành phố xanh, bền vững môi trường"

Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu phát triển xanh, bền vững về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, quyết tâm giữ vững danh hiệu "Thành phố ASEAN bền vững môi trường; Thành phố Xanh quốc gia".

Diện mạo các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa ngày càng khang trang nhờ các chính sách dân tộc được thực hiện hiệu quả
Địa phương

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương giao trên 1.154 tỷ đồng vốn ngân sách. Tính đến hết năm 2023, tỉnh đã phân bổ được trên 1.097 tỷ đồng (đạt 95.05%) kế hoạch vốn và đã giải ngân được trên 748 tỷ đồng. Để tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng DTTS và miền núi phát triển nhanh, mạnh hơn, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. 

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch
Địa phương

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch

Nhờ khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên phong phú và nền văn hóa độc đáo, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình có bước chuyển mình ấn tượng thời gian qua. Nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh, góp phần kích cầu phát triển du lịch hơn nữa, tỉnh đã chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.

Bế giảng lớp tại điểm xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.
Hoạt động chính quyền

Cà Mau đẩy mạnh dạy và học chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số

Có khoảng 3% dân số là người dân tộc Khmer với khoảng 39.000 người sinh sống, thời gian qua, phong trào dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau là hoạt động nổi bật nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
Trên đường phát triển

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Sáng 6.11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng
Chuyển động

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng

Sáng 6.11, dưới sự điều hành của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa 15, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15 nhằm xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Đời sống

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt nghèo, thay đổi cuộc sống. 

Ninh Thuận phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Địa phương

Ninh Thuận phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Hướng tới thực hiện đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch tỉnh đẩy mạnh đa dạng, kết nối các sản phẩm liên vùng, tăng sức hấp dẫn điểm đến; khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, tạo sản phẩm du lịch mang tính đặc thù riêng của Ninh Thuận…

Kỳ 3: Sau nghị quyết là cuộc sống người dân
Địa phương

Kỳ 3: Sau nghị quyết là cuộc sống người dân

Giảm nghèo bền vững, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc không chỉ là nhiệm vụ của các cấp ủy, chính quyền mà đã trở thành nhu cầu, khát vọng của các tầng lớp Nhân dân Yên Bái. Nghị quyết, chính sách của Nhà nước và địa phương chính là “người dẫn đường”, “người bảo hộ” quan trọng đồng hành trong cuộc sống. Bởi phía sau nghị quyết chính là cuộc sống của người dân.

Buổi chiều bình yên trên dòng sông Nho Quế
Địa phương

Sắc màu quyến rũ nơi rẻo cao Hà Giang

Nằm ở rẻo cao nơi cực Bắc của Tổ quốc, Mèo Vạc như bức tranh đa diện, đa sắc màu tô thắm cho mảnh đất Hà Giang ngày một tươi đẹp hơn. Nơi đây không chỉ hấp dẫn khách tham quan bởi những nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, mà chính cuộc sống, nét văn hóa của đồng bào dân tộc cũng góp phần làm hài hòa cho màu sắc bức tranh.