Lâm Đồng: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án cao tốc

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tỉnh Lâm Đồng để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các tuyến cao tốc: Nha Trang - Đà Lạt, Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.

Tại tỉnh Lâm Đồng sẽ triển khai 3 dự án cao tốc gồm: Cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức công tư PPP, hợp đồng BOT, tổng chiều dài khoảng 80km, tổng mức vốn đầu tư 25.058 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước tham gia dự án là 17.540 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư huy động là 7.517 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự kiến 2024 - 2028, dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu, đề xuất.

Lâm Đồng: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án cao tốc -0
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc làm việc

Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương (đấu nối với dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc) có chiều dài 73,64km, tổng mức vốn đầu tư 19.521 tỷ đồng, đã được HĐND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 151/NQ-HĐND ngày 9.12.2022 và Nghị quyết số 277/NQ-HĐND ngày 19.4.2024. Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có tổng chiều dài 66km, tổng mức đầu tư khoảng 17.200 tỷ đồng, dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 10.11.2022. Hai dự án dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2026.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện 2 dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương và Tân Phú - Bảo Lộc đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách và khả năng huy động vốn, cụ thể: Theo chủ trương đầu tư đã được phê duyệt, phần vốn nhà nước tham gia 2 dự án chưa cao (chưa đạt 50%), dự án không áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu nên giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư tăng lên khá cao so với tính toán ban đầu; một phần diện tích của 2 dự án nằm trong quy hoạch thăm dò, chế biến khoáng sản theo Quyết định số 866/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Lâm Đồng: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án cao tốc -0
Phối cảnh dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt

Riêng với dự án Tân Phú - Bảo Lộc, đến nay chỉ có Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cam kết thu xếp cho vay nhưng do điều kiện cho vay của ngân hàng này yêu cầu vốn của chủ sở hữu tham gia quá trình thực hiện dự án tối thiểu phải đạt 20% tổng vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), nên nhà đầu tư chưa đủ điều kiện vay vốn theo quy định.

Phó Thủ tướng yêu cầu nhà đầu tư, 2 tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa chủ động trong nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt. Về 2 dự án còn lại là Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương, Phó Thủ tướng yêu cầu Lâm Đồng rà soát lại dự án, giữ nguyên tổng mức đầu tư, tỷ lệ cơ cấu góp vốn giữa nhà nước và nhà đầu tư; nhà đầu tư cùng với tỉnh Lâm Đồng báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về những vướng mắc trong việc vay vốn theo Nghị định số 78/2023/NĐ-CP nhằm sớm tháo gỡ khó khăn về vốn; đề nghị các ngân hàng thương mại sớm xem xét, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn; linh hoạt trong xử lý nếu gặp vướng mắc trong quy hoạch khoáng sản khi thực hiện dự án, bảo đảm cho 3 dự án cao tốc sớm được triển khai, góp phần tăng cường kết nối Lâm Đồng với các khu vực trong cả nước, thúc đẩy Lâm Đồng và các địa phương phát triển.

Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật
Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật

Ngày 7.10.2024, tại Cung Trí thức thành phố, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định về việc bổ nhiệm bà Khổng Thị Nhung - Nguyên Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Nhà báo và Công luận giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử (TCĐT) Thương hiệu và Pháp luật.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Bình Chánh ký duyệt 105 gói thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Trên đường phát triển

Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Bình Chánh ký duyệt 105 gói thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Trong 2 năm, ông Bùi Trọng Thống – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức "nhỏ giọt", dưới 1%. Trong đó có gói thầu trị giá hàng chục tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách hơn 900.000 đồng.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.

Hội nghị đối thoại doanh nghiệp FDI ở Hải Phòng
Địa phương

Đồng hành đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngày 5.10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) năm 2024. Hội nghị được tổ chức với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”