Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024

Đó là nhiệm vụ Ban chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giao cho tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 14 về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối đầu cầu Chính phủ với các địa phương.

Tại phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái đã nhận nhiệm vụ và hứa sẽ khẩn trương rà soát phương án đầu tư, để phấn đấu được phê duyệt dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương trong tháng 10.2024.

Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối đầu cầu Chính phủ với các địa phương có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

img_6467_20240917170933.jpg
Tại điểm cầu tỉnh Lâm Đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái chủ trì với sự tham dự của các sở, ngành liên quan

Tại phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng báo cáo tiến độ triển khai 2 dự án cao tốc nằm trong danh mục các dự án quan trọng quốc gia mà tỉnh Lâm Đồng đang được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện.

Cũng theo báo cáo của Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái tại phiên họp, qua quá trình nỗ lực, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ khó khăn sau 2 chuyến làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Lâm Đồng, tỉnh Lâm Đồng đã chuẩn bị các phương án và đặt quyết tâm cao triển khai tuyến cao tốc.

img_6450_20240917170943.jpg
Đại diện các sở, ngành tỉnh Lâm Đồng dự phiên họp tại điểm cầu Lâm Đồng

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Lâm Đồng đã chuẩn bị được 7 mỏ vật liệu thi công, đã tổ chức cắm mốc. Hưởng ứng đợt thi đua do Thủ tướng phát động “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường cao tốc, tỉnh Lâm Đồng cũng đã phát động cuộc thi đua hoàn thành 140km cao tốc trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái một lần nữa kiến nghị Thủ tướng quan tâm chỉ đạo Bộ Tài chính sớm điều chỉnh một số điều quy định tại Nghị định 78/2023/NĐ-CP ngày 7.11.2023 của Chính phủ phù hợp với quy định quy định tại khoản 1, Điều 77, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP).

img_6459_20240917170944.jpg
Các địa phương dự hội nghị qua màn hình trực tuyến

Ban Chỉ đạo cũng chỉ đạo và giao nhiệm vụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện báo cáo thẩm định một số dự án trong đó có dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.

Tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ, đến nay, danh mục các dự án mà Ban Chỉ đạo theo dõi gồm 40 dự án lớn trên 92 dự án thành phần trên 3 lĩnh vực: đường bộ, đường sắt và hàng không, đi qua địa phận 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Từ nay đến cuối năm 2025, chỉ còn khoảng 15 tháng nữa, khối lượng công việc rất lớn. Do đó, Thủ tướng cần giải pháp đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án.

img_6473_20240917171922.jpg
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: thúc đẩy 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông vận tải

“Cần tạo phong trào thi đua sôi nổi, huy động các lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp với cả hệ thống chính trị vào cuộc dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội; các nhà thầu chính huy động thêm các nhà thầu phụ để tạo việc làm, sinh kế cho người dân, doanh nghiệp và nâng cao năng lực của các nhà thầu trên địa bàn…, tinh thần là “cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của hạ tầng giao thông vận tải chiến lược và cho biết theo thống kê sơ bộ thì siêu bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại khoảng 40 nghìn tỷ đồng. “Chúng ta phải có giải pháp bù đắp lại những thiệt hại này, trong đó có nhiệm vụ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, để dẫn dắt đầu tư, tạo động lực phát triển; thúc đẩy 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông vận tải”, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

Thủ tướng kêu gọi các bộ, ngành, địa phương trên tinh thần chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn của mình, thi đua thực hiện tốt và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Địa phương

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước

Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật
Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật

Ngày 7.10.2024, tại Cung Trí thức thành phố, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định về việc bổ nhiệm bà Khổng Thị Nhung - Nguyên Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Nhà báo và Công luận giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử (TCĐT) Thương hiệu và Pháp luật.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…