Kỳ vọng bước chuyển mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ

Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết về phát triển một số ngành dịch vụ trọng tâm, giai đoạn 2024 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng tạo bước chuyển mạnh đưa dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của tỉnh.

Tạo bước phát triển mạnh mẽ giai đoạn mới

Để tạo bước chuyển mạnh cho phát triển dịch vụ, ngày 11.10.2024, BTV Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành Nghị quyết số 371-NQ/TU về phát triển một số ngành dịch vụ trọng tâm, giai đoạn 2024 - 2030 (Nghị quyết 371) với quan điểm phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh và lợi thế đặc trưng của từng địa phương trong tỉnh.

Theo đó, Bắc Giang đề ra mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2024 - 2030 phấn đấu đạt khoảng 11%/năm; đến năm 2030, tỷ trọng ngành dịch vụ trong GRDP của tỉnh chiếm khoảng 24 - 25%; phát triển các trung tâm thương mại (TTTM), tập trung tại các thành phố, thị xã, thu hút ít nhất 1 TTTM hiện đại. 100% các khu công nghiệp (KCN) thành lập mới đều có các khu dịch vụ tập trung…

Giai đoạn tới, Bắc Giang sẽ tập trung phát triển ngành dịch vụ đồng bộ, hiện đại, có sức cạnh tranh và chất lượng cao. Nguồn: ITN
Giai đoạn tới, Bắc Giang sẽ tập trung phát triển ngành dịch vụ đồng bộ, hiện đại, có sức cạnh tranh và chất lượng cao. Nguồn: ITN

Tại TP. Bắc Giang, căn cứ tinh thần Nghị quyết 371, Thành ủy chỉ đạo quán triệt, phổ biến nội dung; đồng thời chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện. Cụ thể, thành phố Bắc Giang đã quan tâm quy hoạch và thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại. Phát triển đa dạng các kênh phân phối, loại hình kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ dự án hạ tầng kho bãi Trung tâm Logistics quốc tế tại xã Song Khê và các chợ đầu mối. Tiếp tục xây dựng một số tuyến phố văn minh thương mại ở các phường: Trần Phú, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn. Xây dựng khu ẩm thực, mua sắm, vui chơi, giải trí và trình diễn nghệ thuật ban đêm. Dự kiến đến năm 2025, thành phố thu hút đầu tư xây dựng từ 5 - 8 dự án TTTM, siêu thị, trung tâm văn hóa, hội chợ, triển lãm, trung tâm logistics, chợ đầu mối…

Theo đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, thực hiện Nghị quyết cần thí điểm bố trí một số tuyến phố phát triển kinh tế đêm đã hình thành hiện hữu tại TP. Bắc Giang, thị xã Việt Yên và một số huyện nhằm phát huy lợi thế vị trí địa lý, nguồn lực xã hội, thói quen tiêu dùng của cộng đồng dân cư, du khách đến Bắc Giang. Qua đó, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế đêm, vừa nâng cao nhận thức về bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự.

Tiếp tục thu hút dự án dịch vụ thương mại lớn, tạo điểm nhấn trong phát triển dịch vụ thương mại (khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp…); tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, lợi thế của tỉnh, các định hướng chú trọng ưu tiên thu hút đầu tư các dự án thương mại, dịch vụ vào địa bàn tỉnh; giới thiệu những nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn của tỉnh tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước, bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Hằng năm tổ chức hội chợ thương mại công nghiệp quy mô quốc tế để thu hút các nhà đầu tư, du khách đến Bắc Giang giới thiệu, kết nối các sản phẩm công nghiệp mới, kết hợp du lịch và sử dụng các dịch vụ tại tỉnh. Đồng thời, tổ chức các sự kiện thúc đẩy tiêu dùng: “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday năm 2024”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Ngày thương hiệu Việt Nam”; “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam”; các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao của tỉnh…

Thu hút phát triển đầu tư thương mại, dịch vụ

Tại thị xã Việt Yên, nơi tập trung nhiều KCN, công nhân cũng như chuyên gia làm việc lớn nhất tỉnh. Nắm rõ những lợi thế, ngày 25.3.2021, BTV Huyện ủy (nay là Thị ủy) Việt Yên ban hành Nghị quyết số 55-NQ/HU về phát triển dịch vụ trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 55).

Đến nay các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết cơ bản bảo đảm tiến độ như: Hoàn thành đầu tư sân golf giai đoạn 1; hình thành 1 trung tâm thương mại (TTTM), 2 khách sạn từ 3 - 5 sao; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt... Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ tăng bình quân 15%/năm.

Xác định thu hút đầu tư thương mại dịch vụ phải được thực hiện từ nhiều nguồn vốn, đặc biệt từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, thời gian qua, UBND thị xã thu hút đầu tư đối với 5 dự án thương mại dịch vụ thuộc Khu dân cư thương mại Chợ Mới; khu B, Khu đô thị Đình Trám - Sen Hồ; TTTM dịch vụ hỗn hợp thuộc Khu đô thị mới phường Nếnh và 1 dự án thu hút bệnh viện đa khoa quy mô 300 giường chất lượng cao tại Khu dân cư đường Nguyễn Thế Nho, chuẩn bị đưa vào hoạt động.

Căn cứ trên các quỹ đất sạch đã hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng, UBND thị xã đã và đang tiếp tục xây dựng phương án thu hút các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, thương mại dịch vụ, nhà ở thấp tầng và nhà ở cao tầng; phấn đấu hình thành một số khu vui chơi giải trí cao cấp, khu dịch vụ phức hợp có casino, cung cấp dịch vụ logistics và nhiều dịch vụ hiện đại khác với khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng tốt nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận, khai thác có hiệu quả không gian du lịch văn hóa, lịch sử, hình thành Khu du lịch cấp tỉnh Tiên Sơn - Vân Hà; tuyến phố đi bộ, khu dịch vụ kinh tế ban đêm tại phường Bích Động...

Theo thống kê những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang luôn nằm trong nhóm địa phương dẫn đầu cả nước nhưng dịch vụ vẫn là “vùng lõm”. Nghị quyết 371 được ban hành như một “làn gió mới” kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển mạnh cho phát triển dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư
Địa phương

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư

Năm 2024 là năm thứ 2 TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sớm triển khai, từng bước hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương hướng đến trong năm 2025, nhằm xây dựng TP. Buôn Ma Thuột thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Địa phương

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với diện tích đất cây xanh nội thị đạt gần 2.202ha. Phát triển hệ thống cây xanh gắn với công tác quy hoạch sẽ góp phần đưa Buôn Ma Thuột phát triển trở thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước
Trên đường phát triển

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước

Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đặc biệt, việc xây dựng hàng loạt cầu bắc qua sông Cần Thơ đã góp phần đảm bảo cảnh quan đô thị, tạo tiền đề phát triển kinh tế, đồng thời làm điểm nhấn cho thành phố về kiến trúc, văn hoá đô thị miền sông nước. 

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.