Kỹ thuật vi phẫu Micro TESE giành lại cơ hội làm cha cho nam giới

Ngày 11.5, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thông tin về trường hợp vợ chồng anh Chu Văn Hải (sinh năm 1993) và chị Nguyễn Thị Thơm (năm 1995, đều quê Quảng Ninh) đã vô cùng hụt hẫng, thất vọng trước nguy cơ người chồng vô sinh do teo tinh hoàn, bởi biến chứng quai bị năm 17 tuổi.

Cách đây 5 năm, thông tin anh Hải không có khả năng làm cha như “sét đánh ngang tai” với hai vợ chồng, vì thời điểm 2019, đơn vị y tế địa phương chưa thực hiện được phương pháp mổ tìm tinh trùng, cơ hội tìm con với vợ chồng anh Hải tưởng chừng như phải dừng lại.

Biến chứng sau quai bị là một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng vô tinh không do tắc nghẽn, gây ra teo tinh hoàn, suy tinh hoàn dẫn đến không có tinh trùng.

Trong 2 năm sau đó ngày tháng sau, vợ chồng anh Hải lên khắp các diễn đàn, trang thông tin tìm kiếm phương pháp phẫu thuật với niềm khát khao được làm cha mẹ.

Năm 2021, tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, sau thăm khám với trường hợp của anh Hải, không có tinh trùng trong tinh dịch, bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (Micro TESE) kết hợp Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để tìm con.

Kỹ thuật vi phẫu Micro TESE giành lại cơ hội làm cha cho nam giới -0
Một trường hợp nem bệnh nhận được thực hiện vi phẫu Micro TESE

Theo Trưởng khoa Nam học - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, Ths.BS Đinh Hữu Việt, hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới. Trong đó, một nguyên nhân chính là bệnh quai bị, gây ra tình trạng viêm và teo tinh hoàn, dẫn đến không có tinh trùng.

BS.Việt cho hay, biến chứng sau quai bị là một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng vô tinh không do tắc nghẽn, gây ra teo tinh hoàn, suy tinh hoàn không có tinh trùng… Nguyên nhân này xảy ra ở khoảng 10-15% những cặp đôi không có tinh trùng tới khám tại bệnh viện.

Để có con, bệnh nhân cần được can thiệp sâu vào tinh hoàn để tìm tinh trùng và thực hiện IVF với trứng của người vợ.

“Những năm gần đây, bệnh viện đã triển khai phương pháp phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng - Micro TESE cho nhóm bệnh nhân này để nâng cao tỉ lệ thành công, hiện thực hóa giấc mơ làm cha cho những nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch”, BS.Việt thông tin thêm.

BS. Việt cũng cho biết thêm, phẫu thuật vi phẫu Micro TESE can thiệp sâu vào tinh hoàn để tìm những ống sinh tinh có chứa tinh trùng thông qua kính vi phẫu có độ phóng đại lớn. Khi tìm tinh trùng trên những mẫu mô nhỏ, việc lọc tách cũng rất khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ.

Phẫu thuật này đôi khi chỉ có thể tìm được một vài tinh trùng hoặc vài chục con vừa đủ để làm thụ tinh ống nghiệm. Bác sĩ mổ phải có kinh nghiệm “căn” rất chuẩn sao cho tinh trùng lấy ra là vừa đủ, không lấy quá nhiều mô gây tổn thương tinh hoàn.

Phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng, mang lại hiệu quả điều trị cao. Đối với những trường hợp bệnh nhân bị teo tinh hoàn do biến chứng quai bị, khi thực hiện mổ Micro TESE cho tỉ lệ tìm thấy tinh trùng rất cao lên tới hơn 90%, hạn chế tổn thương mô tinh hoàn, ít để lại biến chứng.

Kiên trì trên hành trình “tìm con”, vào năm 2022 vợ chồng anh Hải chị Thơm có tin vui. Đến tháng 7.2023, vợ chồng anh hạnh phúc đón chào một thiên thần nhỏ kháu khỉnh. Trải qua nhiều khó khăn, cuối cùng con yêu đã tới với gia đình anh Hải chị Thơm như một phép màu, điều mà trước đây anh Hải chưa bao giờ dám nghĩ tới khi biết mình “vô tinh”.

Sống khỏe

Bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tăng và có xu hướng trẻ hóa
Sức khỏe

Bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tăng và có xu hướng trẻ hóa

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị khoa học phòng chống ung thư năm 2024 do Trường Đại học Y Dược Huế phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức ngày 24.8. Đây cũng là hội nghị chuyên ngành quan trọng thuộc chương trình hoạt động của Hội Ung thư Việt Nam.

Cẩn trọng với bệnh thị thần kinh di truyền Leber
Sống khỏe

Cẩn trọng với bệnh thị thần kinh di truyền Leber

Bệnh thị thần kinh di truyền Leber là bệnh lý di truyền do đột biến gây rối loạn chức năng ty thể có thể dẫn đến mù lòa. Đây là một căn bệnh khó chẩn đoán, biểu hiện triệu chứng lâm sàng có thể gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thị thần kinh khác.

Nguy hiểm từ hội chứng thận hư ở trẻ
Sức khỏe

Nguy hiểm từ hội chứng thận hư ở trẻ

Hội chứng thận hư là bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Mặc dù, bệnh khá hiếm gặp với chỉ 1/50.000 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xyanua nguy hiểm như thế nào với sức khoẻ con người?
Sống khỏe

Xyanua nguy hiểm như thế nào với sức khoẻ con người?

Liên tiếp vụ việc một phụ nữ đầu độc 4 người thân tại Đồng Nai, và mới đây là 6 người gốc Việt tử vong tại Bangkok có liên quan đến Xyanua… đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Vậy Xyanua là chất gì, và nó thật sự nguy hiểm thế nào với sức khoẻ con người?