Kỹ sư điện và hành trình 10 năm xây trường trên núi cho trẻ vùng cao

Sau hơn 10 năm, kỹ sư Nguyễn Bình Nam và các cộng sự "Bạn thương nhau" đã miệt mài xây dựng được 18 điểm trường trên núi, góp phần thắp sáng khát vọng và đưa con chữ đến gần với trẻ nghèo vùng cao.

Hành trình xây trường nơi vùng rẻo cao

Kỹ sư Nguyễn Bình Nam (sinh năm 1979), quê ở xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) là cựu sinh viên Khoa Điện - Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Kể về người đàn ông này, là nhắc đến hành trình 10 năm đằng đẵng "cõng gạch xây trường" để mang ánh sáng và con chữ đến với trẻ nhỏ vùng cao.

Năm 2013, theo quan điểm ''Đi thật xa - Nơi thật khó - Đến tận nơi - Trao tận tay" và “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, anh Nguyễn Bình Nam đã khởi xướng thành lập câu lạc bộ "Bạn thương nhau" với mục đích giúp đỡ những hoàn cảnh yếu thế, khó khăn trong cuộc sống.

471768537-9894577850558884-4332231042693226792-n.jpg
Anh Nguyễn Bình Nam - Chủ nhiệm câu lạc bộ "Bạn thương nhau"

Cơ duyên "vác gạch, xây trường" đến với anh Nam và các thành viên vào chuyến thiện nguyện Tết năm 2013, tại làng Nước Ui (Nam Trà My, Quảng Nam). Tại đây, anh tận mắt chứng kiến lớp học cho các em nhỏ được dựng lại từ chuồng heo cũ. Cơ sở vật chất xập xệ, mái tôn thủng lỗ chỗ, bàn ghế mục nát, nhưng vì nhà xa, thầy và trò phải ngủ lại tại trường trong thời tiết giá lạnh. Xúc động trước hình ảnh đó, anh quyết tâm xây trường học mới để trò vùng cao được học tập trong điều kiện tốt hơn.

Ban đầu, việc xây trường không nhận được ủng hộ từ người dân. Trong suy nghĩ của bà con vùng cao, việc đi lại đã cực khổ, nói gì đến "vác xi măng, bê gạch". Thầy cô ở bản tuy mừng khi biết tin về trường mới, nhưng vẫn hoài nghi bởi tại nơi không có sóng điện thoại, hoang sơ hẻo lánh này, việc xây nhà tường gạch là một thử thách lớn.

Anh Nguyễn Bình Nam chụp ảnh cùng trẻ em vùng cao

Anh Nguyễn Bình Nam chụp ảnh cùng trẻ em vùng cao

Dẫu vậy, chàng kỹ sư trẻ không nản chí. Xuất thân trong một gia đình quân nhân và có kinh nghiệm trong quân ngũ, anh đã sớm thích nghi với gian khổ, vất vả của việc 'trèo đèo - lội suối'. Anh khẳng định làm được, rồi lập tức bắt tay vào phác thảo công trình nhà cấp 4 xây trên đất đồi, tính toán kinh phí và tìm thợ thi công.

Bước đầu, anh Nam mua gỗ lim vận chuyển từ Đà Nẵng để dựng cột cho chắc chắn; thuê xe tải chở gạch, xi măng, cát, mái tôn,... Đoạn đường khúc khuỷu, ô tô không đi được, anh đổi sang xe máy. Qua suối làm bè, leo dốc thì gùi trên lưng.

"Để có nước sạch, phải kéo ống dẫn dài hàng cây số từ trên đỉnh cao về tận nơi xây dựng. Khi vận động thợ lên núi xây trường, ai cũng ngần ngại bởi đường xa, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng cũng có một đội thợ nhận lời", Anh Nam kể lại.

Để đảm bảo chất lượng công trình, đội thợ phải tranh thủ làm từ sáng sớm khi trời còn khô ráo. Nhưng do thời tiết khắc nghiệt, mưa bão lớn khiến việc xây dựng bị kéo dài suốt một tháng rưỡi. Tuy vậy, không một ai nản chí. Mọi người động viên nhau kiên trì dựng từng viên gạch, cây trụ một cách chắc chắn, rồi đợi ngày 'gặt hái' thành quả.

Nhưng khó khăn lại chồng chất khó khăn. Giải quyết được vấn đề thi công, thì kinh phí để xây trường lại vượt ngoài dự tính, lên hơn 200 triệu đồng. Để gom đủ số tiền, anh Nam đăng tải các hình ảnh điểm trường Nước Ui lên facebook và nhờ cộng đồng mạng giúp đỡ. Dự án bất ngờ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các nhà hảo tâm khắp đất nước, và hoàn thành sau hơn 2 tháng.

Tháng 6.2024, điểm trường Nước Ui được khánh thành và bàn giao cho Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trà Mai trong niềm hạnh phúc của thầy và trò. Nhìn những ánh mắt, nụ cười rạng ngời đó, mọi vất vả như tan biến. Chẳng ai bảo ai, tâm niệm mỗi năm xây một điểm trường cứ thế lớn dần trong suy nghĩ của từng thành viên trong CLB.

467464878-9642316345785037-105825892870049671-n.jpg
Lễ khánh thánh và bàn giao điểm trường Ông Phụng (Nam Trà My, Quảng Nam)

Qua dự án đầu tiên, "Bạn thương nhau" bắt đầu sứ mệnh xây trường trên núi. Chỉ cần biết ở đâu có điểm trường cần giúp đỡ, CLB sẽ đến tận nơi khảo sát tình hình và kêu gọi quyên góp. Sau hơn 10 năm, anh Nguyễn Bình Nam và các cộng sự đã xây dựng được 18 điểm trường trên núi ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum…

Đội trưởng Nguyễn Bình Nam rút ra bài học: "Xây trường vùng cao phải dự trù kinh phí gấp 3-4 lần so với dưới xuôi. Không xây vào mùa mưa vì đường sình lầy, nước suối chảy xiết".

Chắp cánh ước mơ cho trẻ em nghèo

Trong quá trình xây trường, dự án khó nhất đội từng thực hiện là vào năm 2017, khi thi công điểm trường Ông Deo ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Để vận chuyển vật liệu, mỗi người phải thay phiên nhau cõng từng viên gạch, bao cát, tấm tôn, thanh thép… qua những con đường mòn nhỏ hẹp, một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Mất hơn 4 tháng, các vật liệu mới mang được đến điểm tập kết.

"Vì lo kiếm ăn, nên một số người dân không thể tiếp tục hỗ trợ việc vận chuyển. Họ đề xuất xây trường bằng gỗ nhưng tôi không đồng ý, bởi sợ nhanh xuống cấp và không chống chọi được thời tiết khắc nghiệt. Câu lạc bộ phải hỗ trợ thêm tiền và mì tôm để giúp đỡ bà con tham gia xây trường. Gần một năm kể từ khi bắt đầu khởi công, điểm trường Ông Deo cũng hoàn thành", Anh Nam cho biết.

Ngoài việc xây trường học, anh Nguyễn Bình Nam và “Bạn thương nhau” còn thực hiện dự án “Đi học trên núi”, đang hỗ trợ hơn 360 em học sinh tại các điểm trường với kinh phí 500.000 đồng/em/tháng. Trải qua hai năm, dự án đã chắp cánh ước mơ đến trường cho 360 em nhỏ vùng núi Quảng Trị, Quảng Ngãi và Quảng Nam.

Trong quá trình thực hiện dự án, anh Nam chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, các em phải ăn cháo loãng, rau rừng, mèn mén… Ngay lập tức anh thực hiện chương trình "Bữa cơm miền núi" để các em được ăn no, đảm bảo chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Không đủ tiền, anh góp tiền lương của mình để bù vào, với mục đích "chỉ cần các em đủ ăn, đủ mặc là tôi hạnh phúc rồi".

474793648-10028191297197538-5800512185685343126-n.jpg
474829997-10028209517195716-5029348633519602819-n.jpg
"Rạp phim trên núi" do anh Bình Nam và các thành viên "Bạn thương nhau" thực hiện

Đặc biệt, trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, người đội trưởng cho hay, mỗi hành trình đi núi như Khánh thành trường mới, thăm tặng quà cho các em…, "Bạn thương nhau" đều tổ chức hoạt động “Rạp phim trên núi”. Mục đích để các bạn nhỏ được thưởng thức những bộ phim chưa từng được xem và tiếp cận ánh sáng văn minh của đời sống thành thị.

Từng ngôi trường được hoàn thành không chỉ là một công trình vật chất, mà còn là biểu tượng của hy vọng, tri thức và tương lai tươi sáng cho các em nhỏ nơi vùng cao. Những ngôi trường mới giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn, tránh xa những khó khăn của lớp học tạm bợ; khích lệ các thầy cô giáo bám bản tiếp tục cống hiến trong sự nghiệp gieo chữ. Đây cũng là động lực thúc đẩy những nhà thiện nguyện tiếp tục thực hiện các dự án ý nghĩa để thắp sáng ước mơ vùng cao, góp phần gắn kết cộng đồng và phát triển nền giáo dục bền vững.

Giáo dục

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát triển thành “Đại học” với vai trò dẫn dắt, có tầm ảnh hưởng
Giáo dục

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát triển thành “Đại học” với vai trò dẫn dắt, có tầm ảnh hưởng

Chiến lược phát triển của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là phát triển thành đại học định hướng ứng dụng hàng đầu Việt Nam, theo mô hình tự chủ toàn diện, đi đầu trong xu thế chuyển đổi số và quản trị thông minh, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và quốc tế.

Nỗi lòng du học sinh Việt về ngày Tết Nguyên đán
Giáo dục

Nỗi lòng du học sinh Việt về ngày Tết Nguyên đán

Du học sinh là những người trẻ mang theo ước mơ lớn lao, lòng nhiệt huyết lên đường tìm kiếm tri thức nơi xứ người. Nhưng đằng sau hành trình ấy, họ phải đối mặt với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, đặc biệt là vào Tết Nguyên đán.

Nhìn lại thành tích của học sinh Việt Nam tại các kỳ thi Olympic quốc tế năm qua
Giáo dục

Nhìn lại thành tích của học sinh Việt Nam tại các kỳ thi Olympic quốc tế năm qua

Năm 2024 đánh dấu một bước tiến vượt bậc khi học sinh Việt Nam liên tục gặt hái được nhiều thành công ấn tượng trên đấu trường quốc tế. Các thành tích này là minh chứng cho nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của học sinh; cũng như sự đầu tư đúng đắn, tâm huyết của Bộ GD-ĐT, Nhà trường và gia đình.

Sứ mệnh của trường Đại học Công nghệ là “đào tạo chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài”
Giáo dục

Sứ mệnh của trường Đại học Công nghệ là “đào tạo chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài”

Sứ mệnh của Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội là “đào tạo chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài” được Thủ tướng Chính phủ giao trong quyết định thành lập Nhà trường, sứ mệnh này luôn là niềm tự hào, là mệnh lệnh, là kim chỉ nam cho các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên của Nhà trường trong mọi hoạt động.

Sôi động không khí đón Tết tại các điểm trường vùng cao Hà Giang
Giáo dục

Sôi động không khí đón Tết tại các điểm trường vùng cao Hà Giang

Trong không khí vui tươi của những ngày xuân sắp đến, tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) tiểu học Cốc Rế, huyện Xín Mần, Hà Giang đã tổ chức một chuỗi các hoạt động ý nghĩa, kết nối sinh viên và lan tỏa tinh thần nhân văn, đồng thời khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống.

Giáo dục đang trong thời kỳ chuyển đổi sâu sắc
Giáo dục

Giáo dục đang trong thời kỳ chuyển đổi sâu sắc

"Đất nước đang trong thời kỳ chuyển đổi, giáo dục cũng đang trong thời kỳ chuyển đổi sâu sắc, rất nhiều vấn đề mới phát sinh. Tuy nhiên, thách thức càng lớn, biến động càng nhiều, cái mới càng dồn dập, giáo dục càng cần quay về củng cố, trang bị cho người học những cái cơ bản nhất, nền tảng nhất". Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn với Báo Đại biểu Nhân dân trước thềm năm mới Xuân Ất Tỵ 2025.

Hành trình đưa Trường Đại học Hà Nội vươn ra thế giới
Giáo dục

Hành trình đưa Trường Đại học Hà Nội vươn ra thế giới

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng, quốc tế hóa giáo dục đã trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển của Trường Đại học Hà Nội. Với tầm nhìn phấn đấu trở thành đại học đa ngành định hướng ứng dụng, thuộc tốp đầu tại Việt Nam và có danh tiếng trong khu vực châu Á, Nhà trường không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng giảng dạy và xây dựng môi trường học thuật đa văn hóa, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực toàn cầu.

Trường Đại học Giao thông Vận tải đạt top 500 trường đại học hàng đầu châu Á
Giáo dục

Trường Đại học Giao thông Vận tải đạt top 500 trường đại học hàng đầu châu Á

Trong năm 2024, một lần nữa Trường Đại học Giao thông Vận tải được tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới - QS xếp trong 500 trường hàng đầu ở châu Á và top 15 trường hàng đầu Việt Nam. Kết quả này là minh chứng cho sự nỗ lực của đội ngũ các giảng viên, nhà khoa học và sự đóng góp từ kết quả học tập của sinh viên có chất lượng cao.

Những tin tức giáo dục đáng chú ý tuần qua
Giáo dục

Những tin tức giáo dục đáng chú ý tuần qua

Rộn ràng không khí Tết ở các trường học là một trong những điểm nhấn giáo dục tuần qua. Bên cạnh đó một số trường đại học đã thông tin về đề án tuyển sinh năm 2025. Vụ việc ngộ độc thuốc chuột tập thể tại Tuyên Quang đang được xã hội rất quan tâm...

Trường Đại học Lâm Nghiệp phát triển thành đại học số, khởi nghiệp và đa lĩnh vực
Giáo dục

Trường Đại học Lâm Nghiệp phát triển thành đại học số, khởi nghiệp và đa lĩnh vực

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, công nghệ trí tuệ nhân tạo, trước yêu cầu xây dựng nền kinh tế xanh, tuần hoàn, hiện đại, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao và trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, suy thoái tài nguyên, môi trường càng đặt lên vai của Trường Đại học Lâm nghiệp sứ mệnh cao cả và ý chí quyết tâm đổi mới.