Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025)Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh - Di sản soi đường cho kỷ nguyên mới
Văn hóa là hồn cốt của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc. Tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là chân lý lịch sử, mà còn là kim chỉ nam xuyên suốt hành trình cách mạng Việt Nam. Khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường vào năm 2045, đó cũng là tinh thần được Tổng Bí thư Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh: phát triển văn hóa phải đi trước một bước, trở thành sức mạnh nội sinh phát triển đất nước.
.jpg)
Văn hóa là hồn cốt của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn. Tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là chân lý lịch sử, mà còn là kim chỉ nam xuyên suốt hành trình cách mạng Việt Nam. Khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường vào năm 2045, đó cũng là tinh thần được Tổng Bí thư Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh: phát triển văn hóa phải đi trước một bước, trở thành sức mạnh nội sinh phát triển đất nước.


Nhà tư tưởng vĩ đại về văn hóa dân tộc
Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh mang đậm tính nhân văn, tính dân tộc và tính thời đại. Người quan niệm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là một trong ba mặt trận lớn - cùng với chính trị và kinh tế - cần được ưu tiên trong quá trình cách mạng. Ngay từ năm 1943, khi còn trong vòng vây khắc nghiệt của thực dân - phát xít, Đảng ta đã khởi thảo và cho ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, trong đó xác định rõ: văn hóa phải gắn liền với độc lập dân tộc, phải là công cụ phục vụ nhân dân, và phải tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc. Đây là cột mốc lịch sử khẳng định vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng, đặt nền tảng lý luận cho một nền văn hóa mới - nền văn hóa vì con người, do nhân dân, của dân tộc và mang tính nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có cách tiếp cận văn hóa rất toàn diện và sâu sắc. Theo Người, “văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Văn hóa không chỉ nằm trong văn thơ, âm nhạc hay lễ hội, mà hiện diện trong từng nếp ăn, nếp ở, trong ứng xử, trong đạo đức, trong cách sống, cách nghĩ của mỗi con người Việt Nam. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, một đất nước mạnh không chỉ vì có tiềm lực kinh tế hay quân sự, mà còn vì có một nền văn hóa giàu bản sắc, một đời sống tinh thần lành mạnh, tiến bộ và thấm đượm nhân văn.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 1962. Ảnh tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh không coi văn hóa là lĩnh vực phụ trợ, mà là một mặt trận lớn, ngang hàng với chính trị và kinh tế, là động lực trực tiếp thúc đẩy cách mạng. Người đã khẳng định: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Không chỉ dừng lại ở tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biến những quan niệm về văn hóa thành hành động cụ thể trong suốt hành trình cách mạng. Người chú trọng giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ tiếng Việt, chữ quốc ngữ, đến phong tục tập quán, lễ nghĩa, tinh thần “thương người như thể thương thân”... Đồng thời, Người cũng khuyến khích tiếp thu những thành tựu của văn minh thế giới để làm phong phú đời sống văn hóa Việt Nam - nhưng là sự tiếp thu có chọn lọc, không lai căng, không đánh mất bản sắc. Người nói: “Phải làm cho văn hóa dân tộc phát triển tốt đẹp, phải giữ gìn bản sắc riêng của mình, đồng thời tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có cách tiếp cận văn hóa rất toàn diện và sâu sắc. Theo Người, “văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Văn hóa không chỉ nằm trong văn thơ, âm nhạc hay lễ hội, mà hiện diện trong từng nếp ăn, nếp ở, trong ứng xử, trong đạo đức, trong cách sống, cách nghĩ của mỗi con người Việt Nam. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, một đất nước mạnh không chỉ vì có tiềm lực kinh tế hay quân sự, mà còn vì có một nền văn hóa giàu bản sắc, một đời sống tinh thần lành mạnh, tiến bộ và thấm đượm nhân văn.
.jpg)
Không chỉ dừng lại ở tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biến những quan niệm về văn hóa thành hành động cụ thể trong suốt hành trình cách mạng. Người chú trọng giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ tiếng Việt, chữ quốc ngữ, đến phong tục tập quán, lễ nghĩa, tinh thần “thương người như thể thương thân”... Đồng thời, Người cũng khuyến khích tiếp thu những thành tựu của văn minh thế giới để làm phong phú đời sống văn hóa Việt Nam - nhưng là sự tiếp thu có chọn lọc, không lai căng, không đánh mất bản sắc. Người nói: “Phải làm cho văn hóa dân tộc phát triển tốt đẹp, phải giữ gìn bản sắc riêng của mình, đồng thời tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại”.

Trong công cuộc kiến thiết đất nước sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong xây dựng đời sống mới. Người kêu gọi toàn dân bài trừ mê tín dị đoan, xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống mới, khơi dậy ý thức làm chủ và tinh thần yêu nước trong mỗi người dân. Người cổ vũ văn nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm “phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân”, gắn bó với đời sống của quần chúng, và lấy quần chúng làm cảm hứng sáng tạo. Tư tưởng “văn hóa phải phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến” không chỉ mang ý nghĩa lúc bấy giờ mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xem văn hóa là cội nguồn của sự bền vững quốc gia. Người khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, và vì vậy, nâng cao dân trí, phát triển giáo dục, xây dựng đời sống tinh thần cho người dân là một trong những nhiệm vụ trung tâm của cách mạng. Tư tưởng ấy đến nay vẫn là kim chỉ nam cho công cuộc phát triển toàn diện con người Việt Nam - một trong ba trụ cột lớn của chiến lược phát triển đất nước.
Có thể nói, tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là một hệ giá trị mở, luôn vận động cùng thời đại nhưng vẫn kiên định gốc rễ dân tộc. Đó là nền tảng lý luận vững chắc để Đảng ta tiếp tục hoàn thiện đường lối văn hóa, để mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau thêm hiểu, thêm yêu, và có trách nhiệm gìn giữ hồn cốt văn hóa nước nhà.

Động lực nội sinh để phát triển nhanh, bền vững
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Tư tưởng đó không chỉ đúng trong thời chiến, mà trong thời bình, văn hóa vẫn là trụ cột tinh thần, giữ bản sắc, hun đúc nội lực, kiến tạo động lực phát triển mới. Điều này được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đầy sâu sắc trong buổi gặp mặt văn nghệ sĩ toàn quốc ngày 30/12/2024: “Văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là động lực nội sinh để phát triển nhanh và bền vững đất nước”.
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến định hướng của Đảng ngày nay, có thể thấy một sợi dây liền mạch về nhận thức: văn hóa không chỉ là lĩnh vực thuần túy nghệ thuật, mà là một sức mạnh mềm, là nguồn lực chiến lược không thể thay thế trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Văn hóa phải đi trước một bước - như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ - và phải “thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống, trở thành sức mạnh nội sinh cho phát triển đất nước”. Chỉ có một nền văn hóa vững vàng, có bản sắc, có chiều sâu nhân văn và sức sống dân tộc mới giúp chúng ta không bị hòa tan trong dòng chảy toàn cầu hóa.

Một điểm nổi bật khác trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là tinh thần tự lực, tự cường gắn với bản sắc dân tộc. Người luôn nhấn mạnh việc kế thừa di sản văn hóa của tổ tiên, giữ gìn cốt cách Việt Nam, nhưng không khép kín, bảo thủ. “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì cần phải học hỏi cái hay của thế giới, nhưng không được mất gốc”. Song Người cũng kịch liệt phê phán sự rập khuôn, lai căng, đồng thời kêu gọi toàn dân làm giàu cho văn hóa dân tộc bằng sự sáng tạo phù hợp với thời đại.
Khi công nghệ số đang làm thay đổi toàn diện cách con người sống, nghĩ và sáng tạo, thì việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống càng đòi hỏi một cách tiếp cận mới - vừa hiện đại hóa, số hóa, vừa giữ được hồn cốt dân tộc. Như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Cần khai thác hiệu quả thế mạnh của công nghệ mới, nhất là công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để sáng tạo các sản phẩm văn hóa nghệ thuật mới, hấp dẫn, lan tỏa mạnh mẽ các giá trị chân - thiện - mỹ tới công chúng, nhất là thế hệ trẻ”.
Cũng trong tinh thần đó, việc đầu tư cho con người - hạt nhân của văn hóa - cần được đặt lên hàng đầu. Tư tưởng Hồ Chí Minh coi con người là trung tâm và là mục tiêu của phát triển văn hóa. Đó là lý do Người luôn nhấn mạnh đến giáo dục, đạo đức, thẩm mỹ, lối sống - những yếu tố làm nên một con người văn hóa. Tiếp nối tư tưởng ấy, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm cho văn hóa thấm sâu trong từng cơ quan, đơn vị, gia đình và từng con người; từ đó, bồi đắp tinh thần yêu nước, khơi dậy khát vọng cống hiến và ý chí vươn lên của mỗi người Việt Nam.

Làm rạng rỡ tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới
Tiếp nối dòng chảy tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, cùng với tầm nhìn chiến lược của Đảng trong thời đại mới, việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc cần được đặt ở vị trí trung tâm của tiến trình phát triển quốc gia. Văn hóa không thể đứng bên lề, càng không thể chỉ là hậu phương của kinh tế - mà phải đi trước, là “sức mạnh mềm” để Việt Nam vươn mình vững vàng trong thế giới đầy biến động. Để làm được điều đó, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chiến lược, vừa kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa đáp ứng yêu cầu của thời đại.

Trước hết, khẳng định lại và thể chế hóa rõ ràng vai trò của văn hóa trong hệ thống pháp luật và chính sách quốc gia. Tư tưởng “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” cần được cụ thể hóa bằng những đạo luật và chiến lược có tính chất định hướng lâu dài. Chúng ta cần nghiên cứu xây dựng Luật Phát triển văn hóa, Luật Công nghiệp văn hóa, đồng thời lồng ghép yêu cầu phát triển văn hóa vào các luật về quy hoạch, đầu tư, giáo dục, công nghệ… Tư tưởng Hồ Chí Minh về “kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại” cũng cần được thể hiện trong các chính sách khuyến khích sáng tạo, phát triển sản phẩm văn hóa gắn với bản sắc nhưng có khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Muốn cứu nước và giữ nước phải biết làm cho dân có học, có văn hóa, có đạo đức”. Từ quan điểm ấy, cần chú trọng giáo dục nghệ thuật, thẩm mỹ, đạo đức và lịch sử văn hóa ngay từ trong nhà trường phổ thông - không chỉ để tạo ra nghệ sĩ, mà quan trọng hơn là để hình thành công dân văn hóa.
Bên cạnh đó, phát triển các thiết chế văn hóa hiện đại, thân thiện và lan tỏa. Văn hóa không thể sống trong lý luận hoặc khẩu hiệu, mà phải hiện diện trong đời sống hàng ngày. Cần đầu tư đồng bộ cho hệ thống thư viện, nhà văn hóa, rạp hát, không gian sáng tạo, bảo tàng, trung tâm văn hóa số…, bảo đảm người dân mọi vùng miền đều có cơ hội tiếp cận và tham gia vào đời sống văn hóa. Trong bối cảnh chuyển đổi số, việc số hóa di sản, ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và quảng bá văn hóa phải trở thành xu thế chủ đạo, vừa bảo vệ được giá trị truyền thống, vừa mở rộng không gian tiếp cận cho thế hệ trẻ.
Phát huy di sản tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên mới không phải là một khẩu hiệu hình thức, mà là một hành động chiến lược, thiết thực và cấp thiết. Đó là con đường để chúng ta khẳng định bản sắc, bồi đắp sức mạnh nội sinh, gìn giữ độc lập, tự chủ trong hội nhập toàn cầu, và quan trọng hơn, để xây dựng một nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh, nhân văn, có văn hiến và có vị thế xứng đáng trên bản đồ thế giới.

Một trụ cột không thể thiếu là xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và giàu bản sắc, trong đó mỗi gia đình, trường học, cộng đồng, doanh nghiệp đều trở thành một “tế bào văn hóa”, cùng góp phần nuôi dưỡng con người tử tế, sáng tạo và có trách nhiệm. Đây là tinh thần xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cuối cùng, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, cần gắn kết chặt chẽ văn hóa với kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa số. Đó là cách để văn hóa sống bằng chính sức hấp dẫn, sáng tạo và khả năng lan tỏa của mình. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp văn hóa, nghệ sĩ trẻ, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo được tiếp cận vốn, công nghệ, không gian sáng tạo và thị trường. Chỉ khi văn hóa có khả năng tự vận hành trong nền kinh tế tri thức, chúng ta mới thực sự phát triển được một nền văn hóa “sống”, có sức sống nội tại, có bản sắc riêng, có vị thế trong khu vực và thế giới.
Những giải pháp đó - nếu được thực hiện một cách đồng bộ, có tầm nhìn và quyết tâm - sẽ tiếp tục làm rạng rỡ tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh trong thời đại mới. Từ đó, chúng ta không chỉ có nền kinh tế mạnh, hệ thống chính trị ổn định, mà còn có một nền văn hóa đậm đà bản sắc, nhân văn, tiên tiến - đủ sức làm điểm tựa tinh thần cho sự phát triển bền vững và trường tồn của đất nước Việt Nam.
Trình bày: Duy Thông