Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII: Bàn bạc thấu đáo, sáng suốt quyết định

Với tinh thần khách quan đánh giá những kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ ra tồn tại, hạn chế, “điểm nghẽn” để khắc phục, đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh Hải Dương thảo luận giải pháp, điều chỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; phát huy tinh thần dân chủ, thẳng thắn, khách quan công tâm trong đóng góp ý kiến, bàn bạc thấu đáo và sáng suốt quyết định.

Đó là nhấn mạnh của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủyTrần Đức Thắng trong phát biểu chỉ đạo tạiKỳ họp thứ 16, HĐND tỉnhHải Dương khóa XVII,khai mạc sáng nay, 12.7

Tập trung đóng góp ý kiến vào Quy hoạch tỉnh

Dự và phát biểu chỉ đại tại Kỳ họp thứ 16, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng nhấn mạnh: 6 thángđầu năm 2023, trong bối cảnh phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức phức tạp. Hậu quả của đại dịch Covid - 19 tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế - xã hội; tình hình thế giới, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường. Nền kinh tế đất nước và tỉnh chịu nhiều tác động không được thuận lợi. Cùng với đó là những vấn đề tồn đọng, kéo dài nhiều năm của tỉnh cần được tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm.

Bàn bạc thấu đáo, sáng suốt quyết định -0
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII. Ảnh: Thành Chung

"Một trong những vấn đề quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phát triển của tỉnh Hải Dương rất cần sự quan tâm tham gia đóng góp ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 16, đó là báo cáo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Rất mong các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về các chỉ tiêu phát triển, mô hình liên kết vùng, gắn với các hành lang kinh tế; việc hình thành khu kinh tế chuyên biệt và các khu, cụm công nghiệp; phát triển nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao, các dự án phát triển du lịch tâm linh, sinh thái đô thị... Đây là nội dung rất quan trọng, cơ sở pháp lý, khoa học để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh trong 30 năm tới."

- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng -

Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Hải Dương đã sát sao chỉ đạo các ngành, địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, mặc dù chưa đạt được mức tăng trưởng như kế hoạch đề ra là trên 9%. Tuy nhiên, so với trung bình chung của cả nước, kết quả của Hải Dương thời gian qua rất đáng khích lệ - Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh ủy lưu ý: Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra ngay sau Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội nghị thực hiện sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Theo đó, các đại biểu đã có đầy đủ thông tin để đánh giá sâu sắc, toàn diện bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nửa nhiệm kỳ qua, cũng như hơn hai năm hoạt động của HĐND tỉnh. Trên cơ sở đó, có những quyết sách tháo gỡ khó khăn trước mắt; đồng thời, đề ra những định hướng chiến lược cho quá trình phát triển lâu dài của tỉnh.

Kỳ họp thường lệ giữa năm sẽ xem xét đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm; nhất là bàn về nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023, đồng thời quyết sách một số nội dung theo thẩm quyền.

Cùng với đó, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định điều chỉnh bảng giá đất giai đoạn 2020-2024; Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 và Chấp thuận thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện một số dự án, công trình bổ sung trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh; cùng với một số vấn đề khác của địa phương như các chính sách an sinh xã hội, điểu chỉnh một số loại phí lệ phí, đặt tên đại lộ trên địa bàn thành phố Hải Dương...

Đây là những vấn đề, nội dung quan trọng, khi được ban hành sẽ kịp thời tháo gỡ ngay một số vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế và hỗ trợ, ổn định xã hội trên địa bàn.

Nhấn mạnh, một trong những vấn đề quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phát triển của tỉnh rất cần sự quan tâm tham gia đóng góp ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp để hoàn thiện, đó là báo cáo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Bí thư Tỉnh ủyTrần Đức Thắngđềnghị các đại biểu với kiến thức, góc nhìn của mình tập trung thảo luận, cho ý kiến về các chỉ tiêu phát triển, mô hình liên kết vùng, gắn với các hành lang kinh tế; việc hình thành khu kinh tế chuyên biệt và các Khu, cụm công nghiệp; phát triển nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao, các dự án phát triển du lịch tâm linh, sinh thái đô thị... Đồng thời khẳng định, đây là nội dung rất quan trọng, là cơ sở pháp lý, khoa học để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh trong 30 năm tới.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngườidân, doanh nghiệp

Với tinh thần khách quan đánh giá những kết quả đạt được để phát huy, đồng thời thẳng thắn chỉ ra tồn taị, hạn chế, điểm nghẽn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để khắc phục, Bí thư Tỉnh ủyTrần Đức Thắngđềnghị các đại biểu HĐND tỉnh lưu tâm, thảo luận giải pháp khắc phục về cách làm, sự điều chỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tnh, cũng như các sở, ngành, địa phương để hoàn thành nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2023 và cả nhiệm kỳ.

Bàn bạc thấu đáo, sáng suốt quyết định - 0
Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII. Ảnh: Thanh Chung

Đó là: các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành còn thiếu, cần được nghiên cứu ban hành hoặc các chính sách đang có nhưng không còn phù hợp cần sửa đổi, bổ sung; môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh còn đang vướng ở đâu, cần làm gì để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngườidân, các doanh nghiệp; đồng thời, tăng cường thu hút đầu tư có chất lượng vào tỉnh;     

Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước các cấp đã tốt, nhịp nhàng, đồng bộ chưa? Có hay không và ở đâu còn tình trạng cán bộ, công chức không làm đúng chức trách, phận sự của mình, sợ sai, né tránh trách nhiệm dẫn đến một số nhiệm vụ cụ thể còn chậm, ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển của tỉnh.

Những vấn đề quyết sách quan trọng tại kỳ họp đã được UBND tỉnh trình Đảng Đoàn - Thường trực HĐND tỉnh báo cáo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp bàn và cho ý kiến thống nhất, Bí thư Tỉnh uỷ đề nghị các đại biểu lưu tâm, bàn bạc thấu đáo và sáng suốt quyết định.

Đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh phát huy tinh thần dân chủ, thẳng thắn, khách quan công tâm trong tham gia đóng góp ý kiến tại kỳ họp; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong năm 2023 trong cả nhiệm kỳ; đồng thời, phát huy vai trò của đại biểu trong tăng cường giám sát, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết hiệu quả và đúng quy định pháp luật - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Hội đồng nhân dân

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tuyến đường kiểu mẫu tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc
Hội đồng nhân dân

Làm gì để sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc, xứng đáng là huyện dẫn đầu tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ... Đoàn giám sát HĐND tỉnh cho biết, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực, phấn đấu đạt mục tiêu huyện NTM kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững đến năm 2025.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại cơ sở - ảnh NGUYỄN OANH
Hội đồng nhân dân

Kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc đạt hiệu quả cao, đi đầu của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ...

Quảng Ninh dành nguồn lực cho an sinh xã hội và khắc phục hậu quả bão lũ
Chuyển động

Quảng Ninh dành nguồn lực cho an sinh xã hội và khắc phục hậu quả bão lũ

Cụ thể hóa chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Hội nghị thứ 55, HĐND tỉnh đã thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, triệt để thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão. Đây là nội dung nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của cử tri, Nhân dân trong tỉnh.

Người dân huyện Vân Đồn và các thợ lặn chuyên nghiệp nghiên cứu phương án trục vớt tàu bị đắm
Hội đồng nhân dân

Quảng Ninh: Sớm vực dậy, ổn định cuộc sống sau bão số 3

Bão số 3 càn quét qua địa bàn đã khiến hàng nghìn ngôi nhà tốc mái, đổ sập, hư hỏng; hàng nghìn tàu thuyền bị lật, chìm… Việc HĐND tỉnh thông qua các biện pháp hỗ trợ chi phí xây mới, sửa chữa nhà ở và hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện tàu, thuyền là nghĩa cử quan trọng cùng người dân vực dậy, ổn định cuộc sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn', thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Hội đồng nhân dân

Tháo gỡ 'điểm nghẽn', thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Với hàng loạt quyết nghị quan trọng, Kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Quảng Nam Khóa X đã kịp thời tạo cơ sở giải quyết những nội dung, công việc đột xuất trong công tác quản lý nhà nước; tiếp tục cùng toàn tỉnh tập trung tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Quảng Ninh hỗ trợ 100% học phí cho học sinh trong năm học 2024 - 2025
Chuyển động

Quảng Ninh hỗ trợ 100% học phí cho học sinh trong năm học 2024 - 2025

Sau khi Nghị quyết về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được thông qua, dự kiến sẽ có gần 244.000 học sinh công lập là con em của gần 165.000 hộ gia đình được hưởng hỗ trợ 100% học phí trong năm học 2024 - 2025. Dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh khoảng 167 tỷ đồng.

Trách nhiệm, sẻ chia với những mất mát của người dân, doanh nghiệp
Chuyển động

Trách nhiệm, sẻ chia với những mất mát của người dân, doanh nghiệp

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh và UBND tỉnh cùng các cơ quan liên quan, Kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã diễn ra thành công tốt đẹp. Được tổ chức trong bối cảnh địa phương vừa trải qua những thiệt hại hết sức nặng nề của siêu bão số 3, rất nhiều những chính sách, biện pháp khẩn cấp đã được quyết nghị để toàn tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn; thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển trong điều kiện thời gian còn lại của năm 2024 không còn nhiều.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long chủ trì Phiên họp
Hội đồng nhân dân

Đảng đoàn HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp thứ 36

Ngày 26.9, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp thứ 36 để đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp thứ 19 (chuyên đề); đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long chủ trì Phiên họp. 

Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Lê Trường Giang gặp gỡ, lắng nghe ý kiến cử tri
Diễn đàn

Bài cuối: Kiên trì đeo bám, không để kiến nghị bị “lãng quên”

Bên cạnh chú trọng tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, phân loại theo lĩnh vực, đánh số theo thứ tự để có cơ sở theo dõi, đôn đốc giải quyết… Thường trực HĐND thị xã Hoàng Mai, Nghệ An cùng với các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu xác định rõ giám sát kiên trì, đeo bám liên tục, không để kiến nghị cử tri bị “lãng quên” và “đi đến cùng sự việc”.

Toàn cảnh buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm định mức biên chế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Để bảo đảm định mức giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ kịp thời cho công tác dạy và học, thì việc ban hành quyết định giao số lượng hợp đồng lao động giảng dạy thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 là cần thiết… Tuy nhiên, cần quan tâm sắp xếp, bảo đảm định mức số học sinh/lớp theo quy định; nghiên cứu kỹ việc thừa, thiếu cục bộ giáo viên để có tính toán, phân bổ khoa học;…

Cao Bằng: HĐND thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Hội đồng nhân dân

Cao Bằng: HĐND thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Sáng 25.9, HĐND tỉnh Cao Bằng Khóa XVII tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua một số chủ trương, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Tổ đại biểu HĐND huyện Thanh Chương giám sát thực tế việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Định kỳ nghe báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết

Theo Thường trực HĐND huyện Thanh Chương, việc Thường trực HĐND huyện định kỳ tổ chức họp nghe UBND huyện, các tổ chức, đơn vị báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng báo cáo trả lời việc giải quyết; đồng thời, bảo đảm việc tuân thủ thực hiện đúng quy định trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Cùng với đó là phát huy vai trò giám sát của Tổ đại biểu.

HĐND huyện Yên Thành giám sát việc thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025.
Diễn đàn

Bài 1: Hướng về cơ sở, tăng cường khảo sát thực tế

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ 5, nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức vừa qua, nhiều cách làm hiệu quả đã được chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát quyền lực như: tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND; định kỳ tổ chức họp nghe tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị; tăng cường hướng về cơ sở; đồng hành với chính quyền, giám sát các kiến nghị ngay trong quá trình giải quyết…