Hoạt động HĐND tỉnh Hà Tĩnh năm 2024

Kịp thời quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách

Với quyết tâm đổi mới, trách nhiệm và hành động, từ đầu năm 2024 đến nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, kịp thời quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách của tỉnh…

Thực chất trong từng kỳ họp

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, từ đầu năm 2024 đến nay, HĐND tỉnh đã tổ chức 6 kỳ họp (2 kỳ họp thường kỳ, 4 kỳ họp chuyên đề). Công tác chuẩn bị các kỳ họp được triển khai chặt chẽ, đúng quy định. Để chuẩn bị cho kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị thống nhất thời gian, nội dung, chương trình kỳ họp. Các Ban HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết theo lĩnh vực phụ trách; đã chủ động, phối hợp, đồng hành với cơ quan soạn thảo từ khâu xây dựng nghị quyết; tổ chức hoạt động khảo sát, giám sát kết hợp thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm tra… Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh đã thể hiện rõ quan điểm, cung cấp đầy đủ thông tin, làm cơ sở để đại biểu HĐND tỉnh xem xét, thảo luận và quyết định các nội dung trình tại kỳ họp.

z6122328304092-bf31c933dff9d5173abf70b3139b0e18-copy.jpg
z6122328297582-32b6e0a1d1e3b663d8f351f76ff0e58e-copy.jpg
z6122328282906-9790b56fb8eb41131d74880ced055796-copy.jpg
z6122328286897-05a02d096b7dc316d291fc60abe09e71-copy.jpg
Hoạt động tiếp xúc cử tri ngày càng được đổi mới, đi vào nền nếp

Các kỳ họp HĐND tỉnh tiếp tục được đổi mới về nội dung, chương trình, thảo luận, chất vấn; phát huy cao tinh thần, trách nhiệm của đại biểu trong việc xem xét các báo cáo, thảo luận về các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp. Chương trình kỳ họp được bố trí hợp lý, ưu tiên thời gian cho hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn, thảo luận tại hội trường. Công tác điều hành kỳ họp của chủ tọa linh hoạt, khoa học… Trong thời gian diễn ra các kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh mở đường dây nóng để cử tri liên hệ, phản ánh trực tiếp đến kỳ họp.

Các nghị quyết của HĐND tỉnh được thẩm tra, thảo luận kỹ, ban hành bảo đảm chất lượng, đúng quy trình, quy định. Sau khi ban hành, UBND tỉnh, các cấp, các ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện kịp thời, đi vào cuộc sống hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Trong năm 2024, HĐND tỉnh đã ban hành 65 nghị quyết, trong đó có 13 nghị quyết quy phạm pháp luật… Theo chương trình kỳ họp thường lệ cuối năm, HĐND tỉnh sẽ xem xét, ban hành nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, 19 nghị quyết chuyên đề và các nội dung thường kỳ.

z6122328240712-e264134d9585a867c42a5fc4f7584cc4-copy.jpg
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 9

Cũng theo báo cáo của HĐND tỉnh, trong năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh duy trì phiên họp thường kỳ hàng tháng bảo đảm nghiêm túc, chất lượng. Trong năm, đã tổ chức 11 phiên họp, kịp thời cho ý kiến các nội UBND tỉnh trình giữa hai kỳ họp, rà soát kết quả việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh và các nội dung khác thuộc thẩm quyền… Đồng thời, đã duy trì nghiêm túc các phiên họp thường kỳ hàng tháng, khi phát sinh nhiệm vụ tổ chức họp đột xuất. Trong năm, đã tổ chức 11 phiên họp, kịp thời cho ý kiến nhiều nội do UBND tỉnh trình giữa hai kỳ họp, rà soát kết quả việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh và xử lý các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả.

z6122328214322-a77ec320ff50b838ee11b3c441666a62-copy.jpg
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Tham mưu Thường trực HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến xử lý 76 vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp, trong đó giao Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tham mưu 43 vấn đề, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh tham mưu 28 vấn đề, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tham mưu HĐND tỉnh 5 vấn đề, đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác quản lý, điều hành, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn…

Góp phần tích cực trong giải quyết các bức xúc

Trong nhiều kết quả nổi bật, điểm nhấn trong hoạt động của HĐND tỉnh chính là hoạt động chất vấn, giải trình và giám sát chuyên đề. Đây là những nội dung được cử tri ghi nhận, đánh giá cao. Theo đó, từ đầu năm đến nay, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh được thực hiện theo quy định, gồm: xem xét các báo cáo của các cơ quan chức năng, chất vấn, thẩm tra, giám sát chuyên đề, giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân… Việc lựa chọn nội dung giám sát phù hợp, trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề nổi cộm được nhiều cử tri, Nhân dân quan tâm. Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh linh hoạt về hình thức, phương thức giám sát, trong đó có giám sát thông qua việc giám sát trực tiếp tại kỳ họp, xem xét văn bản, giám sát trực tiếp đối tượng chịu sự giám sát; kết hợp khảo sát thực tế nhằm nắm bắt thông tin phục vụ công tác giám sát...

z6122328254355-5720e7cefaca27394bb372bdcb5600bb-copy.jpg
z6122328274428-66ffe742f7fec3bc0f62c08bbded6ba6-copy.jpg
z6122328225059-ba2674488c94d19dd10d5e0b7aad45bb-copy.jpg
z6122328214577-9cea08e521210bababe6669395ef5823-copy.jpg
Thường trực, các Ban HĐND tỉnh khảo sát, giám sát trong năm 2024

Cụ thể, việc xem xét các báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết của Thường trực, các Ban của HĐND, UBND tỉnh, VKSND, TAND và các cơ quan hữu quan bảo đảm đúng quy trình luật định… Hoạt động thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường, chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục được quan tâm. Thường trực HĐND tỉnh đã xây dựng kế hoạch, định hướng nội dung thảo luận Tổ đại biểu tại các địa phương nơi bầu cử và thảo luận tại hội trường để lấy ý kiến đóng góp vào các nội dung trình kỳ họp…

Tại kỳ họp thường lệ giữa năm, HĐND tỉnh dành gần 1/2 thời gian (1 ngày) để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với 5 lĩnh vực: tài chính, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn về các nội dung, như: Kết quả giải ngân một số chính sách theo nghị quyết HĐND tỉnh; việc giải quyết các trụ sở, tài sản công, nhất là tài sản dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, thôn, tổ dân phố; kết quả xử lý các dự án đầu tư có sử dụng đất chậm tiến độ kéo dài; tiến độ lập quy hoạch xây dựng, nhất là quy hoạch xây dựng đô thị; tình trạng các bãi rác, lò đốt rác đang quá tải; thiếu nước sạch sinh hoạt ở các địa phương... Các nội dung còn lại, Thường trực HĐND tỉnh chuyển đến UBND tỉnh trả lời bằng văn bản.

Sau chất vấn, Chủ tịch UBND tỉnh, các phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực đã giải trình, tiếp thu về các nội dung chất vấn và những vấn đề liên quan. Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kết luận phiên chất vấn, giao trách nhiệm cụ thể để UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện kịp thời; đồng thời chỉ đạo các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tăng cường giám sát việc thực hiện lời hứa của các thành viên UBND tỉnh trước đại biểu và cử tri.

z6122328236894-3e6419a49ad266d22b296088c4607289-copy.jpg
Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga khảo sát thực tế tại các mỏ

Bên cạnh đó, trong năm 2024, HĐND, các Ban HĐND tỉnh đã tổ chức 3 cuộc giám sát chuyên đề; tổ chức hơn 150 cuộc giám sát, khảo sát thường xuyên và làm việc với các đơn vị, địa phương về các nội dung thuộc lĩnh vực kinh tế - ngân sách, văn hóa - xã hội, pháp chế - nội chính… Đồng thời, chỉ đạo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tham mưu Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng tỉnh nông thôn mới và việc tập trung, tích tụ ruộng đất theo Nghị quyết số 04- NQ/TU và Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIX.

img-4856.jpg
Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023”

Qua hoạt động giám sát, khảo sát thường xuyên đã phát hiện và yêu cầu các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát khắc phục những hạn chế, bất cập; kiến nghị với các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm liên quan nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung một số quy định không phù hợp với tình hình thực tiễn.

Về giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh đã tổ chức các hoạt động giám sát, khảo sát việc thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo; giám sát kết quả giải quyết một số vụ việc cụ thể theo đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, công dân. Trong năm 2024, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức làm việc, trao đổi với đối tượng và thành phần liên quan làm rõ một số đơn kiến nghị.

Đặc biệt, việc thẩm tra, xem xét các Báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri của UBND tỉnh tại các kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Ban HĐND tỉnh rà soát các ý kiến, kiến nghị thuộc lĩnh vực phụ trách để lựa chọn nội dung giám sát, tập trung vào những vấn đề cấp thiết… Đồng thời, thường xuyên theo dõi, rà soát việc triển khai thực hiện và tính hiệu quả của các nghị quyết HĐND tỉnh đã ban hành để kịp thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành và thực tiễn địa phương.

z6122328268912-c9ae7170becfe658802edfd656c5253b-copy.jpg
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh khảo sát làng nghề

Định kỳ hàng tháng, Thường trực HĐND tỉnh phân công Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đồng chủ trì với Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh để cùng lãnh đạo tỉnh chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân; đồng thời chỉ đạo Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiếp dân thường xuyên tại trụ sở làm việc, tham dự đầy đủ các buổi tiếp công dân định kỳ.

Việc tiếp nhận, xử lý và đôn đốc, giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, công dân được quan tâm chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Từ đầu năm 2024 đến nay, Thường trực HĐND tỉnh tiếp nhận 69 đơn thư, chuyển 8 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền, lưu theo dõi 61 đơn, trong đó, có 10 đơn khiếu nại, 54 đơn kiến nghị, phản ánh, 5 đơn tố cáo; tất cả đơn thư được xử lý, theo dõi… Tiếp tục tham mưu thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân của Đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh.

Thông qua các phiên họp, giám sát, khảo sát, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh đã đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị, phản ánh và khiếu nại, tố cáo của công dân… Thực hiện giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thông qua xem xét, thẩm tra các báo cáo của UBND tỉnh, VKSND, TAND tỉnh trình tại các kỳ họp; tham gia chất vấn và yêu cầu giải trình làm rõ một số vấn đề mà cử tri, Nhân dân quan tâm.

Nhiều cử tri tỉnh Hà Tĩnh đánh giá, hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua góp phần tích cực trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương; đồng thời cũng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, tạo được niềm tin của cử tri và Nhân dân đối với cơ quan dân cử.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Cũng theo Thường trực HĐND tỉnh, 2025 là năm cuối nhiệm kỳ 2021- 2026, năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025- 2030, chuẩn bị công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Hoạt động của HĐND tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể hóa chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tập trung các nhiệm vụ để bảo đảm hoạt động ổn định các địa phương, đơn vị sau sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH trong hoạt động giám sát tại địa phương; tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các chính sách của Chính phủ, lấy ý kiến đóng góp vào các dự án Luật, Pháp lệnh trình tại các kỳ họp Quốc hội Khoá XV.

z6122328251537-55cd4e1a2b2fb0c6904d52335efb1cca-copy.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh chúc tết bà con huyện Lộc Hà

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh; nhất là công tác tổ chức các kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND tỉnh; công tác thẩm tra, thảo luận và thông qua các nghị quyết HĐND tỉnh… Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, TXCT, chất vấn và trả lời chất vấn, thảo luận của các Tổ đại biểu HĐND tỉnh, thảo luận tại hội trường. Thực hiện có hiệu quả, chất lượng công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND tỉnh

Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với UBND và các cơ quan hữu quan xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh giữa 2 kỳ họp; triển khai hiệu quả nghị quyết HĐND tỉnh, các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2025… Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH trong hoạt động giám sát tại địa phương; tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các chính sách của Chính phủ, lấy ý kiến đóng góp vào các dự án Luật, Pháp lệnh trình tại các kỳ họp Quốc hội Khóa XV.

z6118540612449-07f2aa80617b6299b0c21438e97a08a2.jpg
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh Khóa XVIII

Trong năm 2025, HĐND tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động HĐND các cấp; nâng cao chất lượng bản tin “Thông tin Đại biểu nhân dân”, Trang thông tin điện tử “Đại biểu nhân dân Hà Tĩnh”, chuyên mục truyền hình “Đại biểu dân cử với cử tri”…

Đối với hoạt động TXCT, trước các kỳ họp thường lệ, Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các Tổ đại biểu HĐND tỉnh tổ chức TXCT tại 50 điểm trên địa bàn 13 huyện, thành phố, thị xã theo hình thức trực tiếp với hơn 6.200 lượt cử tri tham gia, hơn 650 lượt ý kiến phát biểu… Bên cạnh đó, trong năm 2024, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức phổ biến, quán triệt các nghị quyết HĐND tỉnh; đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở. Tổ chức Hội nghị giao ban Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thành phố, thị xã.

Diễn đàn

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Diễn đàn

Khẳng định trách nhiệm hiện tại và khát vọng tương lai

Sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hưng Yên Khóa XVII đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ chương trình nghị sự đề ra. Kỳ họp đã ghi một dấu mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển của tỉnh với các nghị quyết mang tính chiến lược về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn; sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, hứa hẹn mở ra một chương mới đầy tiềm năng, cơ hội.

Các đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Tái cấu trúc không gian phát triển

Tham gia thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình tại kỳ họp, các vị đại biểu HĐND tỉnh đều chung kỳ vọng, quyết nghị mang tính chiến lược này sẽ tái cấu trúc không gian phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra địa bàn kinh tế động lực mới với sức cạnh tranh cao tại trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn vùng và cả nước.

HĐND tỉnh Quảng Nam (khóa X) nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 31 để xem xét nhiều nội dung quan trọng.
Hội đồng nhân dân

Đề xuất bố trí hai địa điểm làm việc trong giai đoạn đầu sáp nhập

Tại Kỳ họp thứ 31 vừa được tổ chức thành công, HĐND tỉnh Quảng Nam đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh. Trong đó, cho ý kiến về Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, một số ý kiến đề xuất phương án bố trí một số bộ phận làm việc tại hai địa điểm trong giai đoạn đầu sáp nhập để giảm bớt khó khăn cho cán bộ, người dân và doanh nghiệp.

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hưng Yên Khóa XVII
Hội đồng nhân dân

Gần dân, sát dân hơn để phục vụ tốt hơn

Theo đánh giá của các đại biểu, việc toàn tỉnh tiếp tục thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã không chỉ là yêu cầu đòi hỏi tái cấu trúc tổ chức bộ máy, mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong lộ trình xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp. Việc sắp xếp, tổ chức các xã, phường sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực, khắc phục trùng lặp trong quản lý, tạo ra các đơn vị hành chính đủ lớn về quy mô, đủ mạnh về tiềm lực để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Đại biểu HĐND tỉnh thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Diễn đàn

Chương mới cho sự phát triển

Kỳ họp chuyên đề lần thứ 7, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X vừa hoàn tất toàn bộ nội dung, chương trình nghị sự và thông qua 13 nghị quyết quan trọng. HĐND tỉnh đã tán thành rất cao đối với chủ trương nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn năm 2025 và nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long. Kỳ vọng mở ra một chương mới cho sự phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Kiến tạo không gian mới bền vững, toàn diện
Diễn đàn

Kiến tạo không gian mới bền vững, toàn diện

Tại Kỳ họp thứ 28 vừa được tổ chức, HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh năm 2025. Chỉ trong vòng 11 ngày kể từ khi Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành kế số 47-KH/BCĐ, với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền cùng sự đồng thuận của nhân dân, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững và toàn diện.

Quang Châu - Khu công nghiệp lớn và quan trọng hàng đầu của tỉnh Bắc Giang với quy mô 516ha
Diễn đàn

Động lực, tầm nhìn trong kỷ nguyên mới

Việc sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang là bước đi chiến lược nhằm tái thiết không gian phát triển, tăng liên kết vùng và tạo nên một cực tăng trưởng mới ở phía Đông Bắc Thủ đô. Tỉnh Bắc Ninh (mới) - với vị trí đắc địa, quy mô kinh tế top 5 cả nước và tiềm lực công nghiệp mạnh mẽ đang đứng trước thời cơ “vàng” để trở thành trung tâm sản xuất, dịch vụ và trung chuyển của Việt Nam và khu vực. Đây là sự cộng hưởng của động lực, tầm nhìn và khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Khát vọng kỳ tích sông Cầu
Diễn đàn

Khát vọng kỳ tích sông Cầu

Tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Tên gọi Bắc Ninh của tỉnh mới không chỉ thể hiện chiều sâu văn hóa - lịch sử, mang ý nghĩa thiêng liêng, cội nguồn mà còn là thương hiệu mạnh, có tính nhận diện cao. Đặc biệt, việc đặt trung tâm hành chính mới tại thành phố Bắc Giang sẽ tạo dư địa phát triển bứt phá, tầm nhìn dài hạn tạo động lực mạnh mẽ để tỉnh Bắc Ninh (mới) trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, với khát vọng tạo dấu ấn kỳ tích sông Cầu.

Mở rộng không gian, dư địa phát triển bứt phá
Diễn đàn

Mở rộng không gian, dư địa phát triển bứt phá

Tại Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề) vừa được tổ chức sáng 25.4, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Giang năm 2025; Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Đây là 2 nội dung mang tính lịch sử, mở rộng không gian, tạo lợi thế so sánh và dư địa phát triển mới, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo bứt phá trong phát triển thời gian tới.

Chủ tọa điều hành Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII
Hội đồng nhân dân

Kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững và toàn diện

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Như vậy, chỉ trong vòng 11 ngày kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương ban hành kế hoạch số 47-KH/BCĐ, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững, toàn diện.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.

Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội HĐND thành phố kiểm tra thực tế mô hình giáo dục chất lượng cao tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm)
Diễn đàn

Tìm hướng đi bền vững cho mô hình trường chất lượng cao

Giám sát thực tế việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình đòi hỏi cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh chính sách giáo dục có nhiều thay đổi.

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng
Diễn đàn

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Cả nước đã và đang tập trung cao triển khai quyết liệt các yêu cầu, nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Trước những nhiệm vụ quan trọng này, đề nghị UBND tỉnh, các cấp, ngành tập trung cao, nỗ lực tối đa thực hiện toàn diện, vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 13,6% theo chỉ đạo của Trung ương.

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động
Diễn đàn

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động

Với quyết tâm khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động thường xuyên của các đơn vị theo đúng tinh thần của Trung ương, hôm qua, 3.4, HĐND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (chuyên đề) để kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đẩy nhanh thủ tục đầu tư xây dựng nguồn ngân sách nhà nước, thủ tục thu hút đầu tư đối với các dự án ngoài ngân sách nhà nước theo các quy định hiện hành.