Thích ứng với thuế tối thiểu toàn cầu:

Việt Nam nên giành quyền đánh thuế và bù đắp cho doanh nghiệp

Việt Nam nên chủ động áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và có chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp FDI chịu tác động. Đây là khuyến nghị của các chuyên gia tại hội thảo “Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 18.4.

Phần lớn quốc gia áp dụng từ năm 2024

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, sáng kiến chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) với mục đích ngăn chặn các hành vi làm xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận. 

Các đại biểu dự hội thảo Nguồn: vtv.vn
Các đại biểu dự hội thảo. Nguồn: vtv.vn

Đến nay, khung giải pháp hai trụ cột nhằm giải quyết các thách thức về thuế phát sinh trong quá trình số hóa nền kinh tế (gọi tắt là thỏa thuận thuế tối thiểu toàn cầu) đã nhận được sự đồng thuận của 142/142 nước thành viên, trong đó có Việt Nam.  Trong đó, Trụ cột 1 là phân bổ thuế đối với hoạt động kinh doanh dựa trên kỹ thuật số. Trụ cột 2 đặt ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn các công ty này chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế. Cụ thể, các công ty có doanh thu toàn cầu từ 750 triệu euro (tương đương 870 triệu USD) trở lên sẽ bị áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu ở mức 15%. Các công ty hưởng thuế suất thấp hơn mức 15% tại quốc gia đầu tư sẽ phải nộp bổ sung khoản chênh lệch tại nước đặt trụ sở chính.

Theo nguyên tắc đã được công bố, các nước thành viên không bắt buộc phải áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu, nhưng nếu lựa chọn áp dụng các quy định này sẽ phải thực hiện nhất quán theo hướng dẫn. Trong trường hợp một nước không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận các quy định thuế tối thiểu toàn cầu được các thành viên khác áp dụng.

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, phần lớn các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với thuế tối thiểu toàn cầu (15%). Trong đó có các nước, vùng lãnh thổ có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore. Các nước nhận vốn đầu tư từ nước ngoài cũng đang nghiên cứu chính sách ứng phó, tránh việc các tập đoàn phải nộp thuế bổ sung về nước mà công ty mẹ đóng trụ sở chính; đồng thời tìm kiếm giải pháp hỗ trợ về tài chính để giữ chân các công ty thuộc đối tượng của thuế tối thiểu toàn cầu và thu hút các công ty mới.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện có 1.015 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Trong đó, có hơn 70 doanh nghiệp có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu khi được áp dụng từ năm 2024. Nếu các quốc gia có công ty mẹ đều thực thi thuế tối thiểu toàn cầu thì các quốc gia này sẽ được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024 ước tính khoảng hơn 12.000 tỷ đồng.

Trong bối cảnh động thái rõ ràng của các nước đang phát triển và các nước là đối thủ cạnh tranh đầu tư như trên, nếu Việt Nam không hành động - tức là không tham gia vào cuộc cạnh tranh mới - thì sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề, ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng Giám đốc Tư vấn thuế Công ty TNHH Deloitte Việt Nam nói. Một là mất đi nguồn thu thuế bổ sung tiềm năng từ thu nhập phát sinh tại quốc gia của mình, sau đó sẽ bị đánh thuế bổ sung ở bất kỳ quốc gia khác; trước mắt là hơn 12.000 tỷ đồng trong năm 2024 theo ước tính của Bộ Tài chính. Hai là, ảnh hưởng lợi thế cạnh tranh đầu tư một cách tiêu cực nếu các nước khác thay đổi chính sách đầu tư và chính sách thuế đem lại lợi ích tài chính cho các công ty hơn.

Ông Đặng Ngọc Minh cũng cho rằng, nếu thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng và Việt Nam không có những giải pháp ứng phó kịp thời, những lợi ích mang lại từ các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà các dự án được hưởng tại Việt Nam sẽ không còn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính hấp dẫn dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh của thị trường Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng tới kế hoạch mở rộng đầu tư của các dự án. 

“Việt Nam không có cách nào để đứng ngoài cuộc”

“Trong cuộc chơi thuế tối thiểu toàn cầu, mỗi quốc gia đều phải chủ động để bảo về quyền lợi của mình vì không có cách nào để đứng ngoài cuộc”, ông Robert King, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam nói tại hội thảo. Với vị trí là một nước tiếp nhận đầu tư, ông khuyên Việt Nam chủ động giành quyền đánh thuế và tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi để bảo đảm cạnh tranh hiệu quả trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Về cách đánh thuế, ông Robert King gợi ý Việt Nam áp dụng “thuế tối thiểu nội địa bổ sung đạt chuẩn” (viết tắt là QDMTT) theo quy tắc mẫu GloBE thay vì áp dụng thuế tối thiểu nội địa bổ sung chung (15%). Lý do là nếu Việt Nam áp dụng thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn, thu nhập của công ty con phát sinh tại Việt Nam sẽ không phải chịu thêm bất kỳ khoản thuế bổ sung nào theo các quy tắc mẫu GloBE tại bất kỳ quốc gia nào khác. Bên cạnh đó, thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn có thể được thiết kế để chỉ tập trung vào các đối tượng thực sự bị ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu trong khi các đối tượng khác vẫn có thể tiếp tục với các chính sách thuế hiện hành. Nếu Việt Nam nâng thuế suất chung lên 15% thì vừa có nguy cơ không đạt chuẩn, vừa khó thiết kế để phân biệt các nhóm đối tượng áp dụng.

Cùng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, Viện Đào tạo và Nghiên cứu của BIDV cho rằng, Việt Nam cần ban hành quy định thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn như là một cơ chế phản ứng nhanh để bảo vệ quyền đánh thuế thay vì nhường quyền đánh thuế cho các quốc gia khác.

Các chuyên gia dự hội nghị nhất trí cho rằng, khi các công cụ ưu đãi về thuế không còn phát huy hiệu quả trong thu hút đầu tư, Việt Nam cần có biện pháp hỗ trợ để duy trì tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Các biện pháp hỗ trợ cần đạt được hai mục tiêu quan trọng: đem lại lợi ích thực sự cho nhà đầu tư và không vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như tuân thủ các quy tắc của thuế tối thiểu toàn cầu.

Theo TS. Cấn Văn Lực, để bù đắp một phần cho các đối tượng sẽ chịu tác động, Việt Nam cần có chính sách, biện pháp ứng xử phù hợp với 2 nhóm nhà đầu tư. Với những nhà đầu tư FDI đang hoạt động tại Việt Nam, có thể có hỗ trợ tiền thuê đất, cho phép tính một số khoản được khấu trừ thuế, đào tạo nguồn nhân lực, chi phí R&D, giải phóng mặt bằng, nhà ở công nhân.... “Nên áp dụng mức độ khác nhau với nhóm nhà đầu tư, loại dự án khác nhau”, ông Lực nói. Với những nhà đầu tư FDI sẽ vào Việt Nam từ đầu năm 2024, có thể áp dụng một số chính sách hỗ trợ tương tự, thậm chí cao hơn đối với các lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế chung trên toàn cầu cùng lúc các quy tắc mới về thuế tối thiểu được áp dụng, đây có thể xem như là tác động kép đối với các doanh nghiệp. Đối tượng ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu lại là các doanh nghiệp lớn mà Việt Nam đang muốn thu hút. Vì vậy, tại thời điểm này, sự đồng hành của Chính phủ với nhà đầu tư là yếu tố đặc biệt quan trọng hơn bao giờ hết để giữ chân và thu hút “đại bàng”, ông Robert King, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam lưu ý.

Kinh tế

Chiến lược kinh doanh của Grab trong thập kỷ mới
Kinh tế

Chiến lược kinh doanh của Grab trong thập kỷ mới

Tập trung phát triển ba trụ cột gồm: Người dân; Thành thị; và Đổi mới sáng tạo trong thời gian tới, ông Alejandro Osorio, CEO Grab Việt Nam khẳng định sẽ nỗ lực để tiếp tục thực hiện sứ mệnh “giúp mọi người dân Việt Nam hưởng lợi từ nền kinh tế số”.

BIDV Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp

BIDV Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển hoạt động giao thương, mở rộng quy mô kinh doanh và tối ưu hóa chi phí, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt - Global Unlimited dành cho khách hàng doanh nghiệp chưa phát sinh doanh số chuyển tiền quốc tế tại BIDV trong vòng 01 năm gần nhất.

Doanh nghiệp châu Á và bài toán giữa thích ứng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển bền vững
Kinh tế

Doanh nghiệp châu Á và bài toán giữa thích ứng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển bền vững

Đây là một trong những chủ đề chính được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Châu Á 2024 tại Dubai, UAE. ĐBQH Nguyễn Quang Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Halcom Việt Nam tham gia Diễn đàn trong vai trò đồng chủ tọa và diễn giả tại sự kiện này.

Giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế Xuất sắc” từ JPMorgan Chase được trao tặng 3 năm liên tiếp cho LPBank
Tài chính

LPBank khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế với giải thưởng danh giá từ JPMorgan Chase

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế khi vừa qua được JPMorgan Chase - một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế Xuất sắc” (Clearing Elite Quality Recognition Award MT202) cho các giao dịch bằng USD trong 3 năm liên tiếp (2022 - 2023 - 2024).

VietinBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động
Doanh nghiệp

VietinBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động

Trong bối cảnh nguồn tiền gửi không kỳ hạn (CASA) toàn thị trường sụt giảm và không còn nhiều dự địa tăng trưởng, quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm TOP đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Vietnam Airlines là Hãng hàng không 5 sao của tổ chức APEX và Top 20 hãng hàng không tốt nhất thế giới do tổ chức AirlineRating đánh giá.
Kinh tế

Sức lan tỏa từ thương hiệu quốc gia Vietnam Airlines

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thương hiệu quốc gia không chỉ là một yếu tố cạnh tranh mà còn là công cụ quan trọng để nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Trong đó, việc xây dựng một thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực hàng không là rất cần thiết cho quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam ra thế giới.

Xe pick - up chủ yếu sử dụng ở vùng nông thôn, miền núi, vận chuyển hàng hóa, nông sản
Kinh tế

Đề xuất giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe pick-up

70% xe chở hàng cabin kép “pick-up” lưu thông ở ngoài TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe này sẽ khiến ngân sách giảm thu khoảng 7.700 tỷ đồng, sản lượng tiêu thụ giảm 36% giai đoạn 2026 - 2030; đồng thời làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới công ăn việc làm, đặc biệt ở nông thôn, miền núi.

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với NHCSXH. Ảnh: NHCSXH
Kinh tế

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngày 20.11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc
Kinh tế

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc

Với việc quy tụ gần 400 doanh nghiệp Việt Nam và 200 doanh nghiệp Hàn Quốc, cùng 50 hiệp hội doanh nghiệp trong các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm, có nhu cầu kết nối thực tế, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 được trông đợi sẽ mở rộng cơ hội hợp tác giữa hai nước, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.