VCCI đề xuất giao địa phương thẩm duyệt phòng, chữa cháy dự án nhóm A

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc giao Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy đối với dự án nhóm A sẽ gây tốn kém chi phí và mất thời gian hơn so với tại cấp tỉnh.

Phân cấp mạnh hơn cho địa phương

VCCI vừa gửi Bộ Công an bản góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi tắt là Dự thảo).

Theo VCCI, Điều 1.10.đ Dự thảo (sửa đổi Điều 44.11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP) đã phân thẩm quyền cho Công an cấp tỉnh với các thủ tục cấp chứng chỉ tư vấn giám sát, chỉ huy thi công về phòng cháy, chữa cháy.

Rà soát Nghị định 136/2020/NĐ-CP (Nghị định 136), các chứng chỉ khác như chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, thẩm định; tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định có điều kiện tương tự với các thủ tục trên (gồm văn bằng đào tạo, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm làm việc). Việc xác định các điều kiện này cũng không phức tạp do đã được cấp bởi cơ quan, tổ chức khác.

Do vậy, để đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi theo hướng phân thêm thẩm quyền cho Công an cấp tỉnh cấp các loại chứng chỉ trên.

Về thẩm quyền thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy, theo Điều 1.2.đ Dự thảo (sửa đổi Điều 13.12 Nghị định 136), thẩm quyền này được giao cho Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.

Theo đó, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy đối với dự án không phân biệt nguồn vốn đầu tư đáp ứng tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng, việc quy định thẩm quyền thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy của Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong trường hợp này đối với các dự án nhóm A sẽ gây tốn kém chi phí và mất thời gian hơn so với tại cấp tỉnh.

“Chủ trương của Chính phủ hiện nay là đẩy mạnh phân cấp việc thực thi pháp luật cho địa phương, các cơ quan Trung ương tập trung vào công tác xây dựng pháp luật và giám sát thi hành, không trực tiếp thực thi việc cấp phép. Nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, cơ quan soạn thảo cân nhắc sửa đổi quy định theo hướng phân cấp thẩm quyền thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy với các dự án nhóm A cho địa phương”, VCCI đề nghị.

Cơ quan nhà nước chỉ nên làm hậu kiểm

Cũng theo VCCI, một số doanh nghiệp phản ánh mặc dù Nghị định 136 không áp dụng hồi tố, tuy nhiên họ vẫn bị yêu cầu phải làm lại các thủ tục, như lập lại phương án chữa cháy, hoặc xin thẩm duyệt lại thiết kế phòng cháy chữa cháy (nếu có lắp đặt thêm hạng mục hoặc chỉ có cải tạo nhỏ), hoặc phải thay thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn mới. Việc này đã gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Điều 38 Nghị định 136 quy định về việc kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là việc đánh giá, xác nhận sự phù hợp của phương tiên với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tương ứng. Về bản chất, đây là hoạt động đánh giá sự phù hợp được quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Hiện nay, hầu hết các lĩnh vực khác đều đã tiến hành xã hội hóa hoạt động đánh giá sự phù hợp. Theo đó, cơ quan nhà nước uỷ quyền hoặc chỉ định một số tổ chức có đủ năng lực để cung cấp dịch vụ kiểm định. Cơ quan nhà nước chỉ tiến hành hậu kiểm để bảo đảm rằng các tổ chức kiểm định được cấp phép thực hiện đúng quy định.

Tuy nhiên, Điều 38 Nghị định 136 vẫn quy định thẩm quyền kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy thuộc về cơ quan Công an (dù là Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hay Công an tỉnh). Điều 38.11.c Nghị định 136 cũng cho phép các tổ chức tư vấn kiểm định có quyền tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thử nghiệm, đánh giá chất lượng theo các thông số kỹ thuật của phương tiện. Mặc dù vậy, kết quả này chỉ có ý nghĩa là cơ sở để cơ quan công an xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định, chứ chưa được coi là căn cứ để hàng hóa được lưu thông.

Do vậy, cần sửa đổi quy định theo hướng cho phép các tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kiểm định và dán tem kiểm định với phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Cơ quan nhà nước chỉ làm công tác hậu kiểm chứ không đảm nhận việc cấp phép tiền kiểm.

Chỉ thẩm duyệt thiết kế nếu cải tạo gây ra sự thay đổi lớn

Về thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy trong trường hợp cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng, Điều 13.3.b Nghị định 136 quy định các dự án, công trình khi cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy thì phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp, phạm vi quy định tương đối rộng do chỉ cần một thay đổi nhỏ liên quan đến việc cải tạo cũng có thể phải xin thẩm duyệt thiết kế.

Vì thế, để bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch, cơ quan soạn thảo cần sửa đổi quy định theo hướng việc cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng có ảnh hưởng lớn đến yêu cầu an toàn phòng cháy, chữa cháy mới cần thực hiện thẩm duyệt thiết kế phòng cháy, chữa cháy.

Các nội dung thay đổi lớn có thể cân nhắc bao gồm: thay đổi công năng; ảnh hưởng đến đường giao thông cho xe chữa cháy; khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; bổ sung vách ngăn, tường ngăn để ngăn chia lại mặt bằng ảnh hưởng đến đường thoát nạn, khoảng cách thoát nạn, diện tích gian phòng hoặc có thêm hành lang (liên quan đến các khu vực yêu cầu thiết kế hệ thống hút khói).

Bên cạnh đó là việc bổ sung, thay đổi vị trí đầu báo cháy, đầu phun có ảnh hưởng đến thông số kỹ thuật của hệ thống hiện hữu (vượt quá số lượng đầu báo cháy tối đa của 01 kênh, số lượng địa chỉ báo cháy tối đa của 01 loop, số lượng đầu phun sprinkler được quản lý bởi 01 van điều khiển…).

Kinh tế

BIC giảm 20% phí bảo hiểm nhân dịp ra mắt MyBIC
Doanh nghiệp

BIC giảm 20% phí bảo hiểm nhân dịp ra mắt MyBIC

Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm khách hàng trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã tập trung đầu tư cho các giải pháp số hóa hiện đại, tiên phong ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh. Bắt đầu từ 26.4.2025, ứng dụng bảo hiểm số MyBIC với giao diện hoàn toàn mới, thân thiện, dễ sử dụng sẽ chính thức ra mắt hướng tới các khách hàng quan tâm và sử dụng các dịch vụ của BIC.

HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng
Kinh tế

HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng

Ngay trước thềm đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, HDBank mang đến niềm vui bất ngờ cho 16 khách hàng trên cả nước thông qua lễ quay số cuối kỳ chương trình “Rước lộc vàng 1 ký – Phú quý cả năm”; trong đó, một khách hàng may mắn nhất đã trở thành chủ nhân của giải đặc biệt 1 ký vàng SJC.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Bất động sản xanh là xu hướng tất yếu

Chiếm khoảng 39% tổng lượng phát thải khí nhà kính (bao gồm xây dựng và vận hành công trình), lĩnh vực bất động sản đang có những chuyển dịch tích cực nhằm đóng góp vào mục tiêu quốc gia; thị trường bất động sản xanh, với các công trình trung hòa carbon và đạt chứng chỉ xanh, nổi lên như một xu hướng tất yếu, vừa đáp ứng yêu cầu bền vững, vừa mang lại giá trị kinh tế thiết thực cho chủ đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tài sản số, tín chỉ carbon có phải là tài sản bảo đảm?

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon... ra đời; nhanh chóng có khung pháp lý cho các loại tài sản này, trong đó xác định rõ đây có phải là tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng là vấn đề lớn đặt ra hiện nay.

ĐHĐCĐ VietABank năm 2025: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng
Kinh tế

ĐHĐCĐ VietABank năm 2025: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng

Ngày 26.4 vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã CK: VAB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025 cùng một số nội dung quan trọng khác.

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024
Kinh tế

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024

Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các nhà đầu tư trái phiếu. Theo đó, công ty đã ghi nhận lãi sau thuế 56,2 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt đáng chú ý so với khoản lỗ 462,7 tỷ đồng trong năm 2023.

ITN
Kinh tế

Giải ngân đầu tư công bắt đầu khởi sắc

Kết thúc tháng 4.2025, cả nước ước giải ngân được 128,5 nghìn tỷ đồng, đạt 14,3% kế hoạch. So với tỷ lệ của 3 tháng đầu năm, tốc độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu khởi sắc, bắt kịp tiến độ cùng kỳ năm trước.

Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt" do Báo Nhân dân tổ chức
Kinh tế

Đặt chính sách thuế trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp

Theo các đại biểu tham dự Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt" do Báo Nhân dân tổ chức đầu tuần vừa qua, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chưa chắc đạt được mục tiêu điều chỉnh hành vi tiêu dùng nếu thiếu các bằng chứng khoa học xác đáng. Trong khi đó, điều này có thể làm gia tăng tiêu thụ hàng lậu, hàng không chính thống, gây rủi ro cho sức khỏe người dân và ảnh hưởng đến nguồn thu lâu dài. Do vậy, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế-xã hội.

Vietnam Airlines và Vietcombank với dự án chủ lực
Kinh tế

Vietnam Airlines và Vietcombank với dự án chủ lực

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp. Sự kiện này thể hiện vai trò chủ lực của 2 doanh nghiệp nhà nước hàng đầu trong việc đồng hành triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, phục vụ chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế Việt Nam.

Hàng ngàn hộp sữa bột giả mang nhãn hiệu Sure IQ bị cơ quan Công an thu giữ.
Thị trường

Sữa giả và khoảng trống

Một đường dây chuyên sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn vừa bị lực lượng chức năng triệt phá, gây chấn động dư luận. Theo điều tra ban đầu, nhóm đối tượng đã lợi dụng sự lỏng lẻo trong kiểm soát thị trường, đưa sữa giả đi tiêu thụ tại nhiều địa phương. Rõ ràng, đang có những khoảng trống trong quản lý cần được điều chỉnh để bảo vệ người tiêu dùng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tất cả cho dịp lễ

Dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 sắp tới, nhu cầu đi lại và du lịch của người dân dự báo sẽ tăng mạnh. Ngành vận tải và du lịch đã triển khai kế hoạch tăng cường chuyến bay, tàu hỏa, cùng với các hoạt động vui chơi giải trí, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và bảo đảm một kỳ nghỉ lễ an toàn, tiện nghi, ấn tượng.