Công khai ngân sách nhà nước

Vẫn còn khoảng trống giữa quy định với thực thi

Mặc dù quy định pháp luật về công khai ngân sách nhà nước đã cơ bản đầy đủ song vẫn còn khoảng trống giữa quy định với thực thi, một phần bởi các quy định vẫn thiếu cụ thể, chặt chẽ. Đây là ý kiến tại tọa đàm "Một số thực hành tốt trong công khai ngân sách địa phương và hàm ý chính sách" do Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) phối hợp Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức sáng 29.8.

Thiếu chế tài xử lý nếu chậm hoặc không công khai

Theo ThS. Phạm Văn Long, đại diện nhóm nghiên cứu của BTAP, hiện nay, về cơ bản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định công khai ngân sách nhà nước, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân là “tương đối đầy đủ”, từ Hiến pháp 2013 đến Luật Ngân sách nhà nước 2015, Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật Đầu tư công 2019, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022... đến các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Dù vậy, “vẫn còn khoảng trống từ văn bản pháp lý đến thực tiễn”, ông Long phát biểu.

Ảnh minh họa ITN
Nguồn: ITN

Trước tiên là khoảng trống về quy định pháp lý. Liên quan đến công khai ngân sách, mặc dù quy định đây là vấn đề bắt buộc công khai song quy định về thời điểm công khai các tài liệu ngân sách như dự thảo dự toán, báo cáo tình hình thực hiện ngân sách năm còn chưa rõ ràng, khó xác định.

Cụ thể, theo Luật Ngân sách Nhà nước và Thông tư số 343/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách thì thời điểm công khai tài liệu dự thảo dự toán là trong 5 ngày làm việc kể từ khi tài liệu được gửi tới các đại biểu HĐND. Trong khi đó, đây là tài liệu rất quan trọng để lấy ý kiến thì 5 ngày sẽ khó đủ thời gian để đọc và đóng góp ý kiến; chưa kể rất khó xác định khi nào tài liệu được gửi tới đại biểu HĐND các cấp. Do đó, “ý nghĩa thực tiễn của công khai tài liệu này gần như không có”, ông Long nhận định.

Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có quy định về hình thức công khai trực tuyến đối với tài liệu ngân sách xã và các quỹ ngoài ngân sách. Mặt khác, quy định về việc công khai ngân sách xã tại trự sở UBND xã trong thời gian tối thiểu 30 ngày đang gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận thông tin. Ở cấp tỉnh, hiện đang phải thực hiện lập các tài liệu ngân sách theo nhiều biểu mẫu được quy định tại các thông tư, nghị định và quy định khác nhau, gây  tốn kém về mặt thời gian cũng như nhân lực.

Đặc biệt, dù quy định công khai ngân sách là bắt buộc song hiện vẫn chưa có chế tài xử lý việc công khai chậm hoặc không công khai tài liệu ngân sách các cấp. Điều này cũng làm giảm hiệu lực của chính sách, có thể dẫn tới việc cán bộ, công chức xem nhẹ tầm quan trọng của việc công khai các tài liệu ngân sách theo quy định bắt buộc.

Liên quan đến sự tham gia của người dân, theo nhóm nghiên cứu, ở cấp độ luật và văn bản dưới luật, vẫn chưa có quy định cụ thể về việc tham gia trực tiếp của người dân vào các hoạt động quản lý nhà nước về ngân sách mà chủ yếu vẫn là tham gia gián tiếp thông qua cơ chế đại diện. Riêng đối với lĩnh vực ngân sách, người dân được phép tham gia vào chu trình ngân sách theo cơ chế đại diện theo quy định tại Điều 16, Luật Ngân sách Nhà nước nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể và chi tiết. Bởi lẽ đó, quy định này mang tính hình thức hơn là áp dụng trên thực tế.

Cần tăng trách nhiệm giải trình

Theo bà Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chính sách công, UNDP Việt Nam, việc thu hẹp khoảng cách trong quản trị ngân sách nhà nước là rất cần thiết bởi từ đó quyền của công dân trong tiếp cận thông tin và tham gia bàn bạc, kiểm tra, giám sát việc thu, chi ngân sách nhà nước ở tất cả các cấp sẽ được bảo đảm. Việc theo dõi thực hiện công khai thông tin, tài liệu ngân sách nhà nước cũng sẽ giúp các cấp chính quyền địa phương tuân thủ hơn việc trong thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến công khai ngân sách và bảo đảm quyền tham gia của công dân vào chu trình ngân sách nhà nước.

Rõ ràng, công khai ngân sách mang lại nhiều lợi ích cho chính các cơ quan quản lý cũng như toàn xã hội. Tuy nhiên, dựa trên kết quả nghiên cứu thực địa tại các địa phương, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Việt Nam (VESS), Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng, việc cải thiện cũng như các thực hành tốt về công khai ngân sách hiện nay tại nước ta mới chỉ dừng lại ở cấp tỉnh, chủ yếu do sức ép cạnh tranh về các chỉ số.

“Chúng ta đang thiếu là một văn hóa minh bạch, trong đó người dân thấy minh bạch công khai là một nhu cầu, và chính quyền thấy đó là một nghĩa vụ hiển nhiên. Do đó, bên cạnh nhiều phương pháp căn cơ, dài hạn nhằm thúc đẩy văn hóa minh bạch, trước mắt cần cải thiện tính công khai, minh bạch thông qua việc thực hành công khai ngân sách ở các cấp thấp hơn, đầu tiên là cấp huyện, coi đó như một phần đánh giá mức độ công khai của các tỉnh, rồi tiếp đó sẽ là tới cấp thấp hơn”, ông Thành lưu ý.

Để tăng cường hơn nữa việc thực hiện công khai ngân sách, các chuyên gia của BTAP đề xuất, cần sửa đổi quy định về thời điểm công khai các tài liệu ngân sách theo hướng quy định cụ thể về thời gian, có thể xác định được nhằm tăng khả năng tiếp cận cũng như đóng góp ý kiến của người dân. Bên cạnh đó, cần bổ sung quy định về hình thức công khai trực tuyến đối với tài liệu ngân sách cấp xã và các quỹ ngoài ngân sách ở cơ sở; có các hướng dẫn về biểu mẫu công khai quỹ ngoài ngân sách (cấp huyện có thể chịu trách nhiệm công khai các tài liệu này). Đồng thời, kéo dài thời gian công khai các tài liệu ngân sách xã thay vì chỉ quy định tối thiểu là 30 ngày tại trụ sở UBND xã; thống nhất các quy định về biểu mẫu công khai ngân sách để tạo thuận lợi cho các địa phương trong quá trình triển khai; rõ chế tài xử lý nếu không công khai hoặc chậm công khai ngân sách.

Về phía các địa phương cần tuân thủ và thực hiện đúng việc công khai các tài liệu ngân sách theo quy định. Việc công khai ngân sách tỉnh và huyện không chỉ thực hiên theo hình thức trực tuyến mà cần kết hợp đồng thời với việc công khai tại trụ sở UBND cấp xã, thậm chí là trụ sở khu, tổ dân phố, nơi thực sự gần gũi và dễ dàng tiếp cận với người dân.

TS. Vũ Sỹ Cường, chuyên gia tài chính công, Học viện Tài chính cho rằng, với nước đang phát triển như Việt Nam, khi thúc đẩy công khai ngân sách sẽ là cơ hội tốt để người dân hiểu hơn việc Nhà nước đang chi tiền vào đâo. Đây là điều rất quan trọng. Để thúc đẩy, mở rộng hơn quá trình công khai ngân sách, ông Cường lưu ý, vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội rất quan trọng nên cần được phát huy mạnh hơn. Đặc biệt, cần phải tăng trách nhiệm giải trình, khi đó sẽ đòi hỏi các cơ quan quản lý, các địa phương cố gắng nhiều hơn và điều này sẽ tốt hơn trong dài hạn, hướng tới cải cách hành chính tốt hơn.

Kinh tế

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Bị “nhắc nhở” vì chậm công bố nhiều thông tin quan trọng, công ty trong hệ sinh thái của Chủ tịch Trương Sỹ Bá đang kinh doanh ra sao?
Doanh nghiệp

Bị “nhắc nhở” vì chậm công bố nhiều thông tin quan trọng, công ty trong hệ sinh thái của Chủ tịch Trương Sỹ Bá đang kinh doanh ra sao?

Lịch sử kinh doanh BAF cho thấy, vào năm 2022, ông Trương Sỹ Bá trở thành tân Chủ tịch của CTCP Nông nghiệp BaF Việt. Trước khi nắm quyền lãnh đạo cao nhất ở BAF, ông Trương Sỹ Bá được biết đến với hệ sinh thái Tân Long Group vốn khá kín tiếng trên thị trường.

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
Kinh tế

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

Ngày 20.11, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế và mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ  doanh nghiệp Việt Nam.

Hai đơn vị “quen mặt” trúng thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị trực thuộc Sở LĐTB-XH TP. Hồ CHí Minh với tỷ lệ tiết kiệm thế nào?
Kinh tế

Hai đơn vị “quen mặt” trúng thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị trực thuộc Sở LĐTB-XH TP. Hồ CHí Minh với tỷ lệ tiết kiệm thế nào?

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vạn Thành Đạt và Công ty TNHH MTV TMDV Phương An là hai đơn vị thường xuyên trúng hàng loạt gói thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị xã hội trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh với tỷ lệ tiết kiệm rất thấp.

Nhiều gói thầu xây dựng của Công ty TNHH xây dựng Như Quỳnh "trễ hẹn", lãng phí nguồn lực ở cơ sở
Bất động sản

Nhiều gói thầu xây dựng của Công ty TNHH xây dựng Như Quỳnh "trễ hẹn", lãng phí nguồn lực ở cơ sở

Chủ tịch UBND xã Ea Tiêu Nguyễn Năng Tuấn cho biết, khu vực đất thu hồi thực hiện dự án vẫn đang trồng cà phê, sầu riêng. Dự án không thể triển khai đúng hạn, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng bị chậm lại, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vì sao cần tăng ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho “xe lai”?

Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đề xuất ưu đãi thuế cho xe ô tô lai điện (Hybrid) bao gồm xe hybrid điện tự sạc “HEV” và xe hybrid điện có hệ thống sạc riêng “PHEV” để hướng người tiêu dùng đến những dòng xe thân thiện môi trường, hiện thực hóa cam kết Net Zero.

Nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu
Kinh tế

Nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu

Tập đoàn Samsung phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC), Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương vừa tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc thuộc dự án hợp tác “Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng kỹ sư thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại khuôn mẫu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến và chế tạo năm 2024”.

Ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia - đặc quyền dành riêng cho các cư dân “đảo tỷ phú”
Bất động sản

Ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia - đặc quyền dành riêng cho các cư dân “đảo tỷ phú”

Cuối tuần qua, “đảo tỷ phú” Vũ Yên, Hải Phòng thêm sôi động với sự kiện ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia. Nhiều đặc quyền dành riêng cho cư dân tiên phong được công bố tiếp tục khẳng định vị thế của Vinhomes Royal Island - chốn sống đẳng cấp hàng đầu dành cho giới tinh hoa.

Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle
Doanh nghiệp

Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng duy nhất tại khu vực Đông Nam Á nhận giải thưởng Đổi mới xuất sắc – Innovation Excellence Award dành cho hệ thống AML phòng chống rửa tiền từ Oracle. Đây là giải thưởng thường niên có tính chọn lọc cao của Oracle với các tiêu chí được lựa chọn rất kĩ lưỡng và khắt khe.

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029
Tài chính

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18.11, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa 2 đơn vị.