Hà Tĩnh

Ưu tiên thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ

Tỉnh Hà Tĩnh xác định, công nghiệp hỗ trợ là một trong bốn định hướng lớn tạo đột phá phát triển của tỉnh. Do đó, tỉnh luôn ưu tiên thu hút, kêu gọi xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, bên cạnh đó đẩy mạnh các hoạt động như kết nối doanh nghiệp; xây dựng các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm.

Hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng thấp

Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Theo đánh giá của Sở Công thương tỉnh Hà Tĩnh, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh hiện nay mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn ít, quy mô nhỏ, năng lực sản xuất, vốn, công nghệ còn hạn chế, chủ yếu tham gia vào một số lĩnh vực chưa đòi hỏi cao về kỹ thuật, trình độ công nghệ với các chi tiết đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp.

Dệt may là ngành mũi nhọn để thu hút đầu tư, giải quyết việc làm cho người lao động nên trong những năm qua, công nghiệp dệt may của Hà Tĩnh có bước phát triển nhanh. Toàn tỉnh hiện có trên 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may, sợi và hơn 1.100 cơ sở may nhỏ lẻ với các sản phẩm quần áo, găng tay, sợi, bao bì. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên địa bàn tỉnh chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất nên giá trị gia tăng thấp và tính phụ thuộc cao.

Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 16 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí - chế tạo. Ảnh: ITN
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 16 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí - chế tạo. Ảnh: ITN

Ông Hồ Văn Cát, Phó Giám đốc Công ty CP Sản xuất đầu tư và thương mại TAAD Hà Tĩnh cho biết, “Công ty chuyên sản xuất sản phẩm quần áo để xuất khẩu sang Nhật Bản. Để phục vụ sản xuất và đáp ứng tiêu chuẩn của đối tác, chúng tôi nhập khẩu các nguyên liệu, phụ liệu từ Nhật Bản, một số phụ liệu khác như chỉ, bao bì được nhập từ các tỉnh, thành trong nước chứ chưa có sản xuất trong tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng chưa có đơn vị sản xuất các phụ liệu cho ngành may mặc. Ngoài những nguyên, phụ liệu phải nhập từ Nhật Bản theo yêu cầu của đối tác thì một số phụ liệu nếu có nguồn cung từ trong tỉnh bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu, sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho công ty”.

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ từ Nhà nước

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí - chế tạo đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh với các doanh nghiệp “đầu tàu” như Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, Nhà máy MDF-HDF Thanh Thành Đạt… Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 16 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí - chế tạo, giá trị sản xuất hiện nay đã tăng cao so với giai đoạn trước, song sản phẩm chủ yếu mang tính chế tạo gia công, phục vụ dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh); số còn lại phục vụ cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng.

Ông Nguyễn Ngọc Dương, Giám đốc Công ty TNHH Núi Hồng (thị xã Hồng Lĩnh) cho biết, “Công ty chuyên cung cấp thiết bị ngành giao thông thủy lợi như nắp hố ga, lưới chắn rác, ống thoát nước cầu đường bộ; sản phẩm bi chịu mài mòn, phục vụ nghiền than nhà máy nhiệt điện, nghiền xi măng, nghiền quặng... Trong quá trình hoạt động, công ty cũng đã có những đơn hàng cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, do tính cạnh tranh nên hoạt động vẫn còn gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng. Ngành công nghiệp hỗ trợ là ngành khá mới ở Hà Tĩnh, chúng tôi mong muốn được sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước để có thể tiếp cận, tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp, nhà máy lớn trên địa bàn”.

Đánh giá từ Sở Công thương tỉnh cho thấy, đa phần các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh chưa tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động. Các nguyên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp chủ lực cung cấp từ nguồn nhập khẩu, từ công ty mẹ hoặc từ nước bản địa của mình.

Xây dựng các dự án trọng tâm về công nghiệp hỗ trợ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với thu hút đầu tư các dự án vào địa bàn, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến - chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế.

Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định “công nghiệp luyện thép, công nghiệp hỗ trợ, chế tạo sau thép và sản xuất điện” là một trong bốn định hướng lớn tạo đột phá phát triển của tỉnh. Xác định tầm quan trọng của lĩnh vực công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng, trong các cuộc làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các hoạt động xúc tiến đầu tư, công nghiệp hỗ trợ được lãnh đạo tỉnh nhấn mạnh là lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư.

Để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, Phó Giám đốc Sở Công thương Lê Xuân Từ cho rằng, trong thời gian tới, cần tập trung một số nhiệm vụ như: tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 96/2022/NQ-HĐND ngày 16.12.2022 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển công nghiệp đến năm 2025 một cách có hiệu quả nhằm tạo động lực thu hút đầu tư, kết nối doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp chủ lực, các doanh nghiệp FDI; xây dựng các chương trình, dự án trọng tâm về công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên phát triển và tiến hành kêu gọi xúc tiến đầu tư vào địa bàn.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và liên kết vùng trong phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Kinh tế

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Cán bộ Agribank hướng dẫn khách hàng cài đặt sinh trắc học
Doanh nghiệp

Cơ hội rinh iPhone 16 khi thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus

Từ 1.1.2025, khách hàng chưa cài đặt sinh trắc học qua CCCD gắn chip sẽ không thực hiện được giao dịch trực tuyến trên tài khoản cũng như rút tiền, thanh toán online từ thẻ. Nhằm hỗ trợ khách hàng chủ động hoàn thành thủ tục này, Agribank mang đến chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng hoàn thành cài đặt sinh trắc học.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Mở rộng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho ngành cơ khí
Kinh tế

Mở rộng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho ngành cơ khí

Với việc quy tụ gần 400 doanh nghiệp từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, Triển lãm quốc tế Ngũ kim và dụng cụ cầm tay lần thứ 9 (Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 – VHHE) được kỳ vọng sẽ mở rộng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ tiên phong tại Việt Nam.

Chiến lược kinh doanh của Grab trong thập kỷ mới
Kinh tế

Chiến lược kinh doanh của Grab trong thập kỷ mới

Tập trung phát triển ba trụ cột gồm: Người dân; Thành thị; và Đổi mới sáng tạo trong thời gian tới, ông Alejandro Osorio, CEO Grab Việt Nam khẳng định sẽ nỗ lực để tiếp tục thực hiện sứ mệnh “giúp mọi người dân Việt Nam hưởng lợi từ nền kinh tế số”.

BIDV Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp

BIDV Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển hoạt động giao thương, mở rộng quy mô kinh doanh và tối ưu hóa chi phí, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt - Global Unlimited dành cho khách hàng doanh nghiệp chưa phát sinh doanh số chuyển tiền quốc tế tại BIDV trong vòng 01 năm gần nhất.

Doanh nghiệp châu Á và bài toán giữa thích ứng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển bền vững
Kinh tế

Doanh nghiệp châu Á và bài toán giữa thích ứng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển bền vững

Đây là một trong những chủ đề chính được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Châu Á 2024 tại Dubai, UAE. ĐBQH Nguyễn Quang Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Halcom Việt Nam tham gia Diễn đàn trong vai trò đồng chủ tọa và diễn giả tại sự kiện này.

Giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế Xuất sắc” từ JPMorgan Chase được trao tặng 3 năm liên tiếp cho LPBank
Tài chính

LPBank khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế với giải thưởng danh giá từ JPMorgan Chase

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế khi vừa qua được JPMorgan Chase - một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế Xuất sắc” (Clearing Elite Quality Recognition Award MT202) cho các giao dịch bằng USD trong 3 năm liên tiếp (2022 - 2023 - 2024).

VietinBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động
Doanh nghiệp

VietinBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động

Trong bối cảnh nguồn tiền gửi không kỳ hạn (CASA) toàn thị trường sụt giảm và không còn nhiều dự địa tăng trưởng, quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm TOP đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.