Tìm hiểu kỹ khách hàng, cải thiện năng lực giao dịch

Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt ở trên 200 quốc gia. Khi làm ăn với nhiều đối tác, nguy cơ tranh chấp, lừa đảo cũng phức tạp hơn. Để tránh rơi vào tình huống này, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp cần hiểu biết hơn về pháp luật thương mại quốc tế, tìm hiểu kỹ thông tin khách hàng, cải thiện khả năng giao dịch, đàm phán. 

Doanh nghiệp Việt bị lừa nhiều hơn

Tại Hội thảo “Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế” ngày 23.8, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn cho biết, xuất nhập khẩu được xem là điểm sáng của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%. Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt ở trên 200 quốc gia. “Khi làm ăn với nhiều đối tác và các luật chơi khác nhau thì nguy cơ tranh chấp, lừa đảo cũng phức tạp hơn”.

Sớm ohòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế
Sớm phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế

Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế của VCCI cho biết, 52% doanh nghiệp Việt tham gia khảo sát năm 2018 nói rằng đã trải nghiệm lừa đảo hoặc tội phạm kinh tế khác, cao hơn mức 46% của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và mức 49% của toàn cầu. Riêng với lừa đảo từ bên ngoài, doanh nghiệp Việt bị khách hàng, nhà cung cấp bên trung gian và đại lý lừa nhiều hơn so với doanh nghiệp trên thế giới. Thực tế, doanh nghiệp Việt chưa chú trọng các biện pháp chống lừa đảo và cũng không báo cáo cho các cơ quan nhà nước khi gặp vấn đề bởi lo ngại thông tin bị lọt ra công chúng, ông Đức nói.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, doanh nghiệp Việt bị lừa đảo hoặc phải đối diện với các tình huống tranh chấp thường là do không kiểm tra kỹ lưỡng đối tác, phương thức thanh toán chưa phù hợp. Khả năng thương lượng, đàm phán hạn chế, không thông thạo thông lệ quốc tế cũng dễ dẫn đến rơi vào bẫy lừa đảo.

Điển hình là vụ việc 76 container hạt điều xuất khẩu bị lừa đảo hồi tháng 3 vừa qua. Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam Bạch Khánh Nhựt cho biết, các doanh nghiệp đã quá tin tưởng vào công ty môi giới, không kiểm tra thông tin kỹ lưỡng. Hơn nữa, trong thời gian dịch bệnh khó khăn nên khi có các đơn hàng lớn doanh nghiệp rất mong bán được hàng. Ngoài ra, phương thức thanh toán vẫn còn nhiều rủi ro.

Nâng cao vai trò của thương vụ

Cũng theo ông Nhựt, “ván cờ lật ngược” của vụ 76 container hạt điều, từ chỗ có nguy cơ mất trắng đến chỗ lấy lại được toàn bộ là nhờ Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, các bộ, ngành tích cực vào cuộc, đặc biệt là nỗ lực to lớn của Đại sứ quán Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Italy.

Từ câu chuyện này, Hiệp hội Điều khuyến nghị doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế cần có sự kiểm tra đối tác độc lập. Ngoài việc tìm hiểu kỹ thị trường nước bạn, cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường từ đối tác, sử dụng các phương pháp thanh toán an toàn hơn. Khi gặp vấn đề, cần nhanh chóng thông tin tới hiệp hội ngành nghề để cùng hỗ trợ. Đặc biệt, ông Nhựt nhấn mạnh, vai trò của Thương vụ Việt Nam, Đại sứ quán tại nước sở tại rất quan trọng và cần hoạt động hiệu qủa hơn.

Từng đối mặt với những vụ việc lừa đảo, ông Nguyễn Huy Hùng, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Xuất khẩu Phúc Sinh nhấn mạnh, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ thông tin khách hàng và không được phép cung cấp mã chuyển phát nhanh cho bất kỳ đối tượng nào. Cần kiểm tra địa điểm của người mua để kiểm soát có đúng hay không, tránh vội vàng, cẩu thả khi giao dịch quốc tế.

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI lưu ý, các doanh nghiệp cần nắm chắc pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương, luật dân sự - đặc biệt là liên quan đến thanh toán, chuyển tiền, thuế, hải quan... “Hội nhập quốc tế thì lừa đảo cũng mang tầm cao mới. Nếu làm không đúng luật, không chặt chẽ, đi ngang về tắt thì rủi ro chắc chắn cao hơn”. Bộ Công thương cần đưa ra cảnh báo với doanh nghiệp bởi thông tin hiện nay rất ít. Bên cạnh đó, cần sử dụng các chuyên gia để nắm bắt thông tin, trong đó có dịch vụ pháp lý, theo dõi cơ quan điều tra, thương mại quốc tế. Ngoài việc phòng ngừa, phải có các phương án, kịch bản ứng phó khi xảy ra các rủi ro, nếu không sẽ lúng túng, khó giải quyết.

Để hạn chế các vụ lừa đảo, tranh chấp, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Đậu Anh Tuấn cho rằng, doanh nghiệp phải tự hoàn thiện, có bộ máy, hệ thống quản trị rủi ro tốt, quan trọng là phải có mạng lưới thông tin, thường xuyên liên hệ với các thương vụ Việt Nam tại các thị trường. Doanh nghiệp cũng cần dựa vào các doanh nghiệp đã đi trước; các hiệp hội, ngành hàng nếu làm tốt vai trò của mình sẽ là kênh hỗ trợ tốt hạn chế rủi ro khi có tranh chấp. Về lâu dài cần hình thành dịch vụ pháp lý hiệu quả, đồng hành cùng doanh nghiệp, cần có sẵn luật sư, chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại.

Kinh tế

Cần khung pháp lý trong quản lý tài sản mã hóa
Kinh tế

Cần khung pháp lý trong quản lý tài sản mã hóa

Sáng 24.4, tại Hà Nội, Học viện Tài chính (AOF) và Trường Kinh doanh - Đại học Hồng Kông (HKU Business School) đồng tổ chức Tọa đàm khoa học: Khung pháp lý và những đổi mới trong quản lý tài sản mã hóa - “Regulatory Frameworks and Innovations in Crypto Assets”.

ĐHĐCĐ BV Land 2025: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 522 tỷ đồng, phát triển nhiều dự án mới
Kinh tế

ĐHĐCĐ BV Land 2025: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 522 tỷ đồng, phát triển nhiều dự án mới

Sáng ngày 25.4.2025, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó nổi bật là kế hoạch kinh doanh năm 2025 đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 522 tỷ, lợi nhuận sau thuế 409 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi giao dịch trên sàn UPCoM. 

AIA Việt Nam được vinh danh tại giải thường Rồng Vàng 2025
Kinh tế

AIA Việt Nam được vinh danh tại giải thường Rồng Vàng 2025

AIA Việt Nam vừa vinh dự được trao tặng giải thưởng Rồng Vàng 2025 với danh hiệu “Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ dẫn đầu về các sản phẩm sống khỏe”. Đây là lần thứ 11 AIA Việt Nam nhận được giải thưởng uy tín này, ghi nhận những đóng góp nổi bật của doanh nghiệp trong việc đặt trọng tâm vào các sản phẩm và dịch vụ nâng cao sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp ít quan tâm xuất khẩu trực tuyến
Kinh tế

Doanh nghiệp ít quan tâm xuất khẩu trực tuyến


Khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy, trong năm 2024, chỉ có 17% doanh nghiệp sử dụng website hoặc các ứng dụng thương mại điện tử để phục vụ xuất khẩu, cho thấy các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới chiến lược xuất khẩu trực tuyến.

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà
Thị trường

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động khó lường như tăng trưởng toàn cầu chậm lại, rủi ro lạm phát gia tăng do căng thẳng thương mại toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ công bố sắc thuế ở nhiều quốc gia,… thị trường tín dụng Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay trong quý I.2025.

Bắc Giang: Điều chỉnh giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty Thành Đô Bắc Giang
Kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty Thành Đô Bắc Giang

Ngày 22.4.2025, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành văn bản về việc điều chỉnh Quyết định số 274/QĐ-UBND ngày 26.3.2024, đồng thời thực hiện giao đất đợt 2 và chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty Cổ phần Xây dựng Thành Đô Bắc Giang để thực hiện dự án khu số 8, thuộc phân khu số 2, thành phố Bắc Giang.

T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026
Kinh tế

T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026

Trong khuôn khổ Triển lãm và Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - Asean 2025, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch T&T Energy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã chia sẻ về việc liên danh T&T Group - Cospowers (Trung Quốc) sẽ ra mắt pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026. Đây được xem là hướng đi chiến lược của T&T Group nhằm khẳng định vị thế tiên phong trong ứng dụng giải pháp mới cho năng lượng, đồng thời đón đầu nhu cầu lắp đặt tích hợp pin lưu trữ cho các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong thời gian tới.

Mô hình Hợp tác xã điện tử được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế tập thể hiện đại
Kinh tế

Hợp tác xã điện tử: Giải pháp “chuyển đổi mềm” đưa hộ cá thể vào nền kinh tế số

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh cải cách thể chế, chuyển đổi số và phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm, mô hình Hợp tác xã điện tử được kỳ vọng sẽ là lời giải mới, khả thi và phù hợp với đặc thù của Việt Nam.

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025
Thị trường

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025

Được sự thống nhất, chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Hệ thống KRX), Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có thông báo chính thức về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới kể từ ngày 5.5.2025.

Cổ đông BSR hỏi về rủi ro hủy niêm yết, Chủ tịch Bùi Ngọc Dương cho biết đang đề nghị PVN "thoái vốn" để đúng Luật hiện hành
Kinh tế

Cổ đông BSR hỏi về rủi ro hủy niêm yết, Chủ tịch Bùi Ngọc Dương cho biết đang đề nghị PVN "thoái vốn" để đúng Luật hiện hành

Ngày 23.4, CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã: BSR) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, tại phiên họp, cổ đông nêu câu hỏi về một số vấn đề như: Đề án tăng vốn điều lệ của BSR; Rủi ro huỷ niêm yết theo Luật chứng khoán về tỷ lệ cổ đông sở hữu ngoài tối thiểu 10%; hiện trạng dự án nâng cấp dự án mở rộng…

Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Phân bón Bình Điền Nguyễn Văn Thiệu trao tặng Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho các Tổ, Phòng chức năng Công ty CP Phân bón Bình Điền.
Doanh nghiệp

Bứt phá trong gian khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025, đó là khẳng định của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động Công ty CP Phân bón Bình Điền. Điều này cũng mình chứng cho sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.

Kiểm soát có trọng tâm, tập trung lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, lãng phí
Kinh tế

Kiểm soát có trọng tâm, tập trung lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, lãng phí

Để góp phần tăng cường thực hiện phòng, chống lãng phí thông qua hoạt động kiểm toán, cũng như từ nội Ngành, Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu các đơn vị kiểm toán phải tập trung thực hiện tốt công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT) trong các khâu, các hình thức kiểm soát để nâng cao khả năng phòng ngừa từ sớm đối với rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kiểm toán.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Ngành điều tăng tốc mở cửa thị trường trước thách thức thuế quan

Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.

ITN
Kinh tế

Nestlé - 30 năm chung tay nâng tầm cuộc sống của người Việt

"Chúng tôi rất vinh dự được đồng hành với sự phát triển của đất nước và tự hào về những đóng góp của Nestlé trong suốt 3 thập kỷ vừa qua tại Việt Nam. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn tiếp tục đầu tư để tạo ra giá trị và tác động tích cực cho người tiêu dùng, cộng đồng và môi trường”, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam nói.