Thúc đẩy tín dụng xanh không thể chỉ dựa vào ngân hàng

Muốn tăng trưởng xanh cần có nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh. Song, nếu chỉ dựa vào ngành ngân hàng giống sẽ như “vỗ tay bằng một bàn tay” và không thể thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Dư nợ cho vay với lĩnh vực xanh đạt 12.000 tỷ đồng

Chia sẻ tại hội thảo Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh, do Báo Đầu tư tổ chức sáng 4.12, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Phùng Thị Bình cho biết, tính đến 30.11.2023, tổng tài sản của Ngân hàng xấp xỉ 2 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế hơn 1,5 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn khoảng 65%. Vì vậy, việc thực hiện các chương trình tín dụng xanh, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Agribank.

Hiện, dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực xanh của Agribank cũng có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm. Cụ thể, giai đoạn 2018 - 2020, dư nợ tín dụng xanh tăng trưởng nhanh chóng từ 100 - 380%/năm (từ xấp xỉ 2.000 tỷ đồng vào năm 2018 lên hơn 13.000 tỷ đồng năm 2020).

Muốn thúc đẩy tín dụng xanh không thể chỉ dựa riêng vào ngân hàng -0
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Phùng Thị Bình phát biểu tại hội thảo

Sau giai đoạn này, do ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô như đại dịch Covid-19, căng thẳng leo thang giữa Nga - Ukraina và các nước phương Tây, suy thoái kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam... khiến tốc độ tăng trưởng dư nợ có sự suy giảm nhẹ, nhưng vẫn khá ổn định về giá trị cho vay lẫn số lượng khách hàng.

Đến 31.10.2023, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xanh tại Agribank đạt hơn 12.000 tỷ đồng, với gần 42.000 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ lĩnh vực lâm nghiệp bền vững khoảng 7.000 tỷ đồng, chiếm 55% tổng dư nợ tín dụng xanh; tiếp đến là lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch với dư nợ đạt gần 3.000 tỷ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ tín dụng xanh; lĩnh vực nông nghiệp xanh với dư nợ gần 2.000 tỷ đồng, chiếm 16% tổng dư nợ tín dụng xanh.

Xét về số lượng khách hàng vay vốn, lĩnh vực lâm nghiệp bền vững chiếm tỷ lệ cao nhất với 99% tổng số khách hàng (khoảng 42.000 khách hàng). Tuy nhiên, các dự án cho vay với giá trị lớn chủ yếu lại thuộc về lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, bao gồm các dự án cho vay điện gió.

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực trong triển khai cho vay đối với lĩnh vực tín dụng xanh, song đại diện Agribank xác nhận, vẫn gặp phải một số khó khăn, trước hết là về cơ chế và khuôn khổ pháp lý.

Theo đó,  pháp luật hiện hành chưa có quy định đầy đủ về các sản phẩm tín dụng phục vụ tăng trưởng xanh. Tăng trưởng tín dụng xanh mới chỉ dừng lại ở các giải pháp khuyến nghị, chủ động xây dựng các chương trình, chính sách tín dụng xanh để nâng dần tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục tín dụng của các tổ chức tín dụng.

“Việc chưa có các quy định về sản phẩm tín dụng xanh là một rào cản đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vốn cho tăng trưởng xanh”, Phó Tổng giám đốc Agribank nhấn mạnh.

Cùng với đó, theo đại diện ngân hàng, cơ chế ưu đãi và khuyến khích của Chính phủ, Bộ ngành đối với tín dụng xanh còn chưa rõ ràng, chưa tách bạch giữa tín dụng xanh và tín dụng thương mại.

Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các ngành/lĩnh vực xanh tại Việt Nam hiện nay thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro cao, nên rất cần các ưu đãi về thời hạn và chi phí vốn vay. Trong khi đó, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng thường là ngắn hạn, huy động theo chi phí vốn thương mại trên thị trường nên có chi phí cao, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư.

Một khó khăn nữa là nhận thức của người vay, của nông dân... về tín dụng xanh còn hạn chế, sản xuất mang tính lợi ích trước mắt, bỏ qua các quy chuẩn về hàng hoá, môi trường.

Sớm ban hành Danh mục phân loại xanh

Từ thực tế hiện nay, đại diện Agribank đề xuất, trước tiên, các cơ quan liên quan cần rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, sớm ban hành Danh mục phân loại xanh làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Đồng thời, xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các ngành xanh của từng ngành, lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh, phát triển thị trường tín chỉ carbon…

Muốn thúc đẩy tín dụng xanh không thể chỉ dựa riêng vào ngân hàng -0
Các đại biểu tham dự hội thảo

Hai là, tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách tín dụng xanh tại Việt Nam. Tăng cường chủ động tiếp cận nguồn vốn quốc tế xanh thông qua các bộ, ban, ngành đầu mối hoặc tiếp cận trực tiếp các định chế tài chính, tổ chức phi chính phủ, huy động vốn qua hình thức phát hành trái phiếu xanh để tài trợ các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, tiết kiệm năng lượng.

Ba là, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng xanh. Điều này góp phần giúp các ngân hàng thu hút được nhiều đối tượng khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Bốn là, cần tăng cường đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cho người vay, nông dân, nhân viên ngân hàng về hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh; nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ thẩm định về rủi ro môi trường, xã hội của các dự án xanh thông qua hình thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến kiến thức.

“Để triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững cần có sự tham gia đồng bộ của tất cả các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Nếu chỉ một mình ngành ngân hàng thì không khác gì chúng ta vỗ tay bằng một bàn tay và không thể thực hiện được chiến lược quan trọng này”, Phó Tổng giám đốc Agribank chia sẻ.

Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới
Kinh tế

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, kế thừa truyền thống gần 70 năm Anh hùng từ Trung đoàn Không quân vận tải 919, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Những con số ấn tượng sau 30 năm xây dựng và phát triển như vận chuyển 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng, đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước.

Các diễn giả tại diễn đàn
Kinh tế

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng

Mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới kéo nhu cầu điện năng tăng cao. Nếu không có giải pháp kịp thời phát triển nguồn điện, đặc biệt là điện sạch và bền vững, nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2026 - 2028 hoàn toàn có thể xảy ra. Trong bối cảnh này, việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các mục tiêu đã đề ra.

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.