Thiết lập khung chính sách cho chăn nuôi tuần hoàn

Theo GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn là hướng đi chủ đạo để ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên dần hạn hẹp và nguy cơ ô nhiễm môi trường chăn nuôi vẫn hiện hữu. Tuy nhiên, hành trình hiện thực hóa các tiềm năng của chăn nuôi tuần hoàn gặp nhiều thách thức, trong đó có vấn đề chính sách.

Mỗi năm ngành chăn nuôi tạo ra 386 triệu tấn chất thải

GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, ngành chăn nuôi đã và đang góp phần quan trọng vào an ninh dinh dưỡng quốc gia, tạo sinh kế cho gần 10 triệu hộ gia đình trên cả nước, với đóng góp hơn 25% vào GDP nông nghiệp.

Những năm qua, bất chấp những thách thức đến từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, dịch bệnh, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đạt được một số thành tựu và bước tiến quan trọng. Năm 2022 giá trị toàn ngành chăn nuôi ước tính đạt 23,7 tỷ USD (tăng 5,93%).
Năm 2023, chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển ổn định, đàn gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển, bảo đảm được nguồn cung thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi vẫn đạt 5,72%, đóng góp 26% vào GDP ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang gặp nhiều vấn đề trong việc xử lý chất thải. Theo GS.TS. Nguyễn Thị Lan, mỗi năm ngành chăn nuôi tạo ra khoảng 386 triệu tấn chất thải (trong đó, 62,2 triệu tấn chất thải rắn, 323,5 triệu tấn chất thải lỏng). Vậy nhưng, các công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi hiện nay phần lớn chỉ chú trọng vào nâng cao lợi nhuận, chưa hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi bền vững.

Tại hội nghị Chăn nuôi - Thú y toàn quốc lần thứ 5 vào tháng 10.2023, các nhà khoa học cho rằng, chăn nuôi tuần hoàn sẽ giúp ngành chăn nuôi giải quyết những thách thức đa chiều hiện nay.

Thiết lập khung chính sách cho chăn nuôi tuần hoàn
Nguồn: ITN

Theo GS.TS. Nguyễn Thị Lan, phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn là hướng đi chủ đạo để ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên dần hạn hẹp và nguy cơ ô nhiễm môi trường chăn nuôi vẫn hiện hữu. Thực tế, nhiều địa phương đã triển khai thành công mô hình này.

Phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn là việc triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ chăn nuôi gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế phát thải đầu ra, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi làm đầu vào cho trồng trọt, thủy sản và lâm nghiệp.

PGS.TS. Sử Thanh Long, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết, thay vì coi chất thải trong chăn nuôi là một vấn đề, chăn nuôi tuần hoàn thay đổi góc nhìn coi đây là một nguồn tài nguyên giá trị. Chất thải hữu cơ được hình thành trong quá trình chăn nuôi như phân và chất độn chuồng, có thể được tái sử dụng thông qua quá trình ủ phân compost hoặc phân hủy yếm khí để tạo ra phân bón giàu dinh dưỡng và khí sinh học (biogas) cung cấp năng lượng. Điều này không chỉ giải quyết vấn đề chất thải mà còn khép kín vòng tuần hoàn dinh dưỡng, góp phần giúp đất màu mỡ hơn và giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học.

Hơn nữa, việc tích hợp chăn nuôi tuần hoàn với sản xuất cây trồng giúp khuếch đại hiệu quả của mô hình này. Sản phẩm dư thừa và phụ phẩm trong trồng trọt có thể được coi là nguồn thức ăn cho gia súc, giúp giảm sự phụ thuộc vào thức ăn nhập khẩu và cải thiện hiệu quả chung của toàn hệ thống nông nghiệp. Sự kết hợp này thúc đẩy mối liên hệ cộng sinh giữa gia súc và cây trồng, tạo một vòng tuần hoàn trao đổi dinh dưỡng giúp ích cho cả vật nuôi và cây trồng.

PGS.TS. Sử Thanh Long cũng cho rằng, tiềm năng của chăn nuôi tuần hoàn ở nước ta không chỉ trong việc quản lý tài nguyên mà còn giúp bảo đảm đa dạng sinh học và phục hồi hệ sinh thái. Bằng cách thích ứng với thực hành nông nghiệp tái sinh và mô hình nông - lâm kết hợp, chăn nuôi tuần hoàn có thể góp phần phục hồi diện tích rừng, cô lập carbon và bảo tồn các môi trường sống quan trọng.

Vướng quy định, thiếu tiêu chuẩn

Tuy nhiên, hành trình hiện thực hóa các tiềm năng của chăn nuôi tuần hoàn không thiếu những thách thức.

Đồng Nai - nơi có số lượng đàn lợn lớn nhất nước với 2,6 triệu con, đã áp dụng một số mô hình chăn nuôi tuần hoàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, khó khăn trong nông nghiệp tuần hoàn là khá lớn, trong đó có các vấn đề liên quan đến nhận thức, hành lang pháp lý, phát triển mô hình khai thác, tài chính khó khăn, công nghệ tái chế, quản lý môi trường và nguồn nhân lực, tốc độ thương mại hóa trên thế giới.

Một “điểm nghẽn” hiện nay đối với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, lấy phụ phẩm của ngành này để làm nguyên liệu cho ngành khác nhưng vướng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường; ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai nêu ví dụ: muốn tận dụng phụ phẩm của nông nghiệp trồng trọt làm thức ăn cho bò, nhưng khi thu mua tại các nhà máy chế biến nông sản, mua bã, thân, cành cây… thì vướng ở khâu vận chuyển do đây được coi là chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường; ông Công cho rằng vướng mắc chính sách này cần sớm được tháo gỡ.

Cũng liên quan đến chính sách, TS. Nguyễn Văn Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thường trực tại Nam Bộ, đề xuất cần có tiêu chuẩn để đánh giá lĩnh vực chăn nuôi tuần hoàn; cần công bố kịp thời, rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật nhằm phục vụ chăn nuôi tuần hoàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có những buổi đối thoại doanh nghiệp về chăn nuôi tuần hoàn để có thể nắm bắt thông tin và điều chỉnh chính sách phù hợp thực tiễn.

Để thực hiện hiệu quả chăn nuôi tuần hoàn, PGS.TS. Sử Thanh Long cho rằng, cần có cách tiếp cận toàn diện bao gồm hỗ trợ chính sách, đổi mới công nghệ và phát triển nhân lực. “Các nhà làm chính sách đóng một vai trò chính yếu trong việc tạo ra một môi trường thích ứng với chăn nuôi tuần hoàn. Các ưu đãi, quy định và cơ chế hỗ trợ có thể khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi sang chăn nuôi tuần hoàn và đầu tư vào các công nghệ năng lượng tái tạo”, PGS.TS. Sử Thanh Long nói.

Đặc biệt, PGS.TS. Sử Thanh Long nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao trao đổi kiến thức và hợp tác giữa các nhà khoa học, các nhà chăn nuôi và nhà làm chính sách có thể thúc đẩy sự hình thành của các giải pháp đặc thù cho ngành nông nghiệp.

Kinh tế

Chương trình ưu đãi “Chi tiêu thả ga, hoàn tiền tối đa” dành cho chủ thẻ tín dụng quốc tế của LPBank đang có mức hoàn tiền lên đến 20%.
Tài chính

Thẻ tín dụng LPBank - "Bí kíp" chi tiêu thông minh cuối năm

Mùa mua sắm cuối năm đang đến gần, kéo theo nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao. Trong bối cảnh đó, thẻ tín dụng ngày càng khẳng định vị thế là công cụ thanh toán hiện đại, tiện lợi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nắm bắt xu hướng này, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mang đến giải pháp tài chính tối ưu với những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế, giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm mà vẫn kiểm soát tốt ngân sách của mình.

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học
Thị trường

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học

Tuân thủ Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) thông báo đến khách hàng về yêu cầu bắt buộc thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học cho tất cả các giao dịch tài khoản trực tuyến và giao dịch thẻ tại Ngân hàng từ ngày 1.1.2025.

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Ngày 22.11.2024, tại Hà Nội, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã ký kết biên bản thống nhất hợp tác về logistics trong giao dịch hàng hóa. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế
Kinh tế

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) quy định thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng thuốc lá, đồng thời quy định lộ trình tăng mức thuế tuyệt đối đối với các mặt hàng thuốc lá. Nhiều ý kiến cho rằng, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nên thuốc lá là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ tác động về kinh tế - xã hội nhiều chiều để có lộ trình phù hợp khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm này.

Yếu tố xã hội (S) trong ESG ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản
Kinh tế

Giá trị xã hội trong các dự án bất động sản

Yếu tố xã hội (S) đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. Làm thế nào để các nhà đầu tư tạo ra những dự án không chỉ thân thiện với môi trường mà còn góp phần xây dựng các cộng đồng đa dạng, năng động, và bảo đảm bình đẳng xã hội? Việc này bao gồm cung cấp nhà ở giá cả phải chăng, mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hài hòa lợi ích để đạt mục tiêu kép

Tuần qua, khi thảo luận tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH nhấn mạnh yêu cầu hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đây là bài toán khó nhưng phải giải cho được để đạt mục tiêu kép: kiểm soát tiêu dùng và tạo nguồn thu ngân sách mà không làm tổn hại đến doanh nghiệp, người dân, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo ý kiến của các chuyên gia, để đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam; cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện chính sách, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi và chú trọng vào hợp tác quốc tế.

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt
Kinh tế

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt

Theo các chuyên gia, "ba nhà" ở đây là Nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp trong nước đã cùng chịu thiệt suốt 10 năm qua khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định của Luật thuế 71.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cần chuẩn bị bài bản cho tái khởi động dự án điện hạt nhân

PGS. TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Để có thể tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, công tác chuẩn bị phải được làm một cách bài bản và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Chỉ có như vậy mới tạo được lòng tin của người dân cũng như cộng đồng quốc tế.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Cán bộ Agribank hướng dẫn khách hàng cài đặt sinh trắc học
Doanh nghiệp

Cơ hội rinh iPhone 16 khi thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus

Từ 1.1.2025, khách hàng chưa cài đặt sinh trắc học qua CCCD gắn chip sẽ không thực hiện được giao dịch trực tuyến trên tài khoản cũng như rút tiền, thanh toán online từ thẻ. Nhằm hỗ trợ khách hàng chủ động hoàn thành thủ tục này, Agribank mang đến chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng hoàn thành cài đặt sinh trắc học.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.