Luật Đất đai 2024

Thị trường sẽ sớm phục hồi

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) LÊ HOÀNG CHÂU cho biết, các doanh nghiệp đang rất trông đợi Luật Đất đai 2024 cùng với Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực sớm 5 tháng. Như vậy, thị trường bất động sản sẽ phục hồi và phát triển trở lại ngay từ cuối năm nay thay vì phải chờ đến năm sau.

Doanh nghiệp mong Luật Đất đai sớm có hiệu lực

- Tại Kỳ họp thứ Bảy đang diễn ra, Quốc hội sẽ xem xét về đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm hơn từ ngày 1.8 tới, thay vì 1.1.2025. Các doanh nghiệp bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh đón nhận tin tức này thế nào, thưa ông?

- Việc Quốc hội sẽ xem xét đề xuất đề nghị áp dụng sớm 5 tháng kể từ 1.8.2024 đối với Luật Đất đai 2024, cùng với Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, đang được cộng đồng doanh nghiệp hết sức trông đợi, bởi hai lẽ sau.

Thứ nhất, Luật Đất đai 2024 được xây dựng hoàn chỉnh nhất so với các Luật Đất đai trước đây, về cơ bản đã thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Trong đó, Luật có một số quy định mới, nổi bật như bổ sung trở lại chế định “đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất” với cơ chế thực hiện có tính khả thi. Điều này nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực có thể tiếp cận đất đai minh bạch, công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người có đất bị thu hồi, không làm thất thu ngân sách nhà nước, thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai.

Thị trường sẽ sớm phục hồi ảnh 1
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) LÊ HOÀNG CHÂU

Bên cạnh đó, Luật đã bổ sung các quy định về hoạt động lấn biển, tập trung đất nông nghiệp, tích tụ đất nông nghiệp, sử dụng đất kết hợp đa mục đích để thể chế hóa Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương Đảng “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Luật cũng bổ sung đầy đủ các chính sách về miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, nhà ở cho lực lượng vũ trang, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, đất ở cho đối tượng đang công tác tại các xã biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần bảo đảm thực hiện “quyền có chỗ ở của công dân” theo Hiến pháp… Những quy định đó khi đi vào cuộc sống chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển.

Thứ hai, xét về tình hình thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh - tiêu biểu cho thị trường bất động sản cả nước, “vùng đáy” khó khăn do đại dịch Covid-19, xung đột địa chính trị… rơi vào quý I.2023 với mức tăng trưởng âm sâu nhất (-16,2%) đã dần qua, dự báo sẽ phục hồi rõ nét vào cuối năm nay và trở lại bình thường vào khoảng giữa năm 2025.

Tuy vậy, chỉ tính riêng quý I.2024, TP. Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” với diện tích 3.647,4m2 và chỉ có 1 dự án nhà ở thương mại (cũ) đã hoàn thành đầu tư xây dựng với quy mô 219 căn hộ, không có dự án nhà ở thương mại nào đủ điều kiện huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai, cũng không có dự án nhà ở xã hội nào được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc được cấp giấy phép xây dựng… Từ nay đến cuối năm 2024, thị trường bất động sản thành phố còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở thương mại giá bình dân, nhà ở xã hội, dẫn tới hệ quả là giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc neo giá cao.

- Luật Đất đai có hiệu lực sớm sẽ có tác động thế nào đến thị trường bất động sản, thưa ông?

- Trong bối cảnh hiện nay, nếu Quốc hội cho phép áp dụng Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sớm 5 tháng thì sẽ xử lý được hầu hết các vướng mắc pháp lý của 148 dự án bất động sản trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của người dân, nhà đầu tư và vừa có tác động tích cực, thúc đẩy tiến trình phục hồi và phát triển trở lại của thị trường bất động sản từ khoảng cuối năm 2024 trở đi.

Trong trường hợp Quốc hội không cho phép áp dụng sớm thì sẽ có tác động làm chậm tiến trình phục hồi và phát triển trở lại của thị trường bất động sản, có thể chậm thêm khoảng 6 tháng.

Cần tham vấn chuyên gia, doanh nghiệp

- Theo ông, cần làm gì để bảo đảm Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống theo đề xuất của Chính phủ?

- Chính phủ và các bộ, ngành phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội cần bảo đảm xây dựng hơn 20 Nghị định, Thông tư, Quyết định để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Đấu thầu 2023, Luật các tổ chức tín dụng 2024 và sửa đổi một số văn bản dưới luật có liên quan, trong đó có 8 Nghị định và 2 Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024, để trên cơ sở đó Quốc hội có cơ sở xem xét cho phép áp dụng sớm.

Ảnh minh họa: Đầu tư chứng khoán/Báo Đầu tư
Ảnh minh họa: Đầu tư chứng khoán/Báo Đầu tư

Chính phủ cùng các bộ, ngành đang rất khẩn trương xây dựng các văn bản này, song cũng cần tham vấn ý kiến của các chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp để bảo đảm các văn bản quy phạm pháp luật này ban hành thực sự chất lượng, hiệu quả, phù hợp.

- Về phía các doanh nghiệp bất động sản, ông có khuyến nghị gì để bảo đảm thực thi Luật Đất đai 2024 hiệu quả, góp phần đưa thị trường bất động sản phát triển bền vững?

- Tình hình thị trường bất động sản bị khủng hoảng bong bóng, đóng băng, suy thoái, khó khăn trong các năm qua khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành bị thiệt hại, thua lỗ lớn, thậm chí bị phá sản. Song, xét về mặt chủ quan thì có một phần trách nhiệm của không ít doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với tình hình thị trường, nhất là trong việc chấp hành, tuân thủ pháp luật và những mặt yếu kém trong công tác quản lý, điều hành, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, cùng chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực tự thân vượt lên, luôn đặt lợi ích chung của đất nước, cộng đồng xã hội và khách hàng lên trên hết, trước hết, vừa đạt được hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận, vừa bảo đảm nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” giữa người dân, doanh nghiệp, Nhà nước.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Vượt khó về đích
Kinh tế

Vượt khó về đích

Hai năm kể từ ngày Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công, dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đã rõ dần hình hài; trên công trường, hơn 4.000 nhân sự, 1.400 máy móc thiết bị đang nỗ lực thi công ngày đêm để đưa dự án về đích trong năm 2025.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

"Xanh hóa" điểm đến để phát triển bền vững

Ngành hàng không và du lịch đang bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ; đặc biệt, hơn 80% khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không, trong khi 75% hành khách toàn cầu đang ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững. Vì vậy, để duy trì và thúc đẩy sự phát triển của cả hai ngành, cần tăng cường sự liên kết giữa các đơn vị hàng không, du lịch, đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch xanh và bảo vệ môi trường.

Viettel góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng
Doanh nghiệp

Viettel góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 13 hợp đồng, thỏa thuận hợp tác với các đối tác quốc tế về cung cấp hạ tầng 5G; tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ toàn cầu; thiết kế, sản xuất và kinh doanh thiết bị quốc phòng… Hoạt động đã đóng góp vào mục tiêu thu hút, tìm kiếm những đối tác tiềm năng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong và ngoài nước.

Vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch - thân thiện với môi trường
Kinh tế

Vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch - thân thiện với môi trường

Với mục tiêu và quyết tâm đóng góp sức mình vào hành trình phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch, thân thiện với môi trường; cách đây 5 năm, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra đời doanh nghiệp chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học, hữu cơ vi sinh, enzym... với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia
Doanh nghiệp

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia

Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 7%/năm, hướng đến mục tiêu tăng trưởng trên hai con số vào những năm tới, một trong những yêu cầu cấp bách là phát triển sản xuất, chống lãng phí, trong đó phải "hồi sinh" các đại dự án từng bị đình đốn, "đắp chiếu"; đồng thời "bứt tốc" phát triển các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước... Năm 2024, 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã có những bước chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào nền kinh tế đất nước, "ngược dòng" vực dậy những dự án thua lỗ, gây lãng phí trước đây.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Trung Đông - cửa ngõ chiến lược để mở rộng xuất khẩu thủy sản

Trung Đông không chỉ là thị trường tiêu thụ lớn mà còn là khu vực chiến lược để mở rộng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường lân cận. Để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn Halal và chuẩn bị kỹ lưỡng trước những yếu tố ảnh hưởng như tình hình chính trị và xung đột khu vực.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Nâng cấp doanh nghiệp để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Các nền kinh tế lớn đang tích cực tái cấu trúc chuỗi cung ứng, điều này mang lại cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia đang phát triển trong việc duy trì vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, Việt Nam cần xây dựng chính sách đồng bộ và tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp FDI, trong đó, có cơ chế, chính sách nhằm “nâng cấp” các doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tận hưởng “bữa tiệc” âm nhạc hoành tráng tại Vinhomes Golden Avenue
Bất động sản

Tận hưởng “bữa tiệc” âm nhạc hoành tráng tại Vinhomes Golden Avenue

Ngay sau màn ra mắt ấn tượng khu phố thương mại đầu tiên tại Móng Cái vào ngày 24.12, Vinhomes Golden Avenue tiếp tục chiêu đãi cư dân và du khách một gala âm nhạc vào ngày 28.12 tới với sự góp mặt của dàn nghệ sĩ đình đám. Đặc biệt, dịp này khách hàng đặt cọc nhà phố tại dự án sẽ có cơ hội vàng rinh về chiếc VF 9 Plus đẳng cấp trị giá hơn 2 tỷ đồng.

Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Nhân vật của Năm 2024
Kinh tế

Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Nhân vật của Năm 2024

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) – vừa được The Moodie Davitt Report (ấn bản 342, ngày 19.12.2024) vinh danh là “Nhân vật của Năm 2024”, ghi nhận những đóng góp xuất sắc của ông trong hàng không, du lịch, bán lẻ miễn thuế và xa xỉ phẩm tại Việt Nam.

Napas chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
Thị trường

Napas chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Ngày 24.12, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) công bố ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay cho phép số hóa thẻ NAPAS trên ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking App) để khách hàng có thể sử dụng điện thoại thông minh thực hiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không cần mang theo thẻ vật lý. Dịch vụ giúp gia tăng trải nghiệm thanh toán hiện đại, an toàn và tiện lợi cho khách hàng, phù hợp với xu hướng phát triển thanh toán di động trên thế giới.