Thành viên Tập đoàn Trung Thủy báo lãi bán niên 2024 sụt giảm hơn 74% so với cùng kỳ

CTCP Trung Thủy Đà Nẵng vừa công bố một số thông tin tài chính 6 tháng đầu năm 2024.

Theo đó, nửa đầu năm 2024, doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận đạt gần 4,5 tỷ đồng, giảm hơn 74% so với cùng kỳ năm 2023. 

Tại thời điểm cuối tháng 6.2024, vốn chủ sở hữu Trung Thủy Đà Nẵng tăng nhẹ lên 788 tỷ đồng.

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu giảm từ 2,46 lần vào cuối năm ngoái còn 1,95 lần. Tương đương dư nợ phải trả khoảng 1.537 tỷ đồng, giảm khoảng 20% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ trái phiếu chiếm lượng lớn với hơn 890 tỷ đồng.

Dữ liệu về doanh nghiệp cho biết, Trung Thủy Đà Nẵng là một thành viên trong hệ sinh thái của Trung Thủy Group, thành lập tháng 10.2010 với vốn điều lệ thấp ở mức 6 tỷ đồng. Công ty gồm 3 cổ đông sáng lập là Tập đoàn Trung Thủy, ông Nguyễn Trung Tín (24%) và ông Nguyễn Văn Trung (25%). Đến đầu năm 2020, công ty tăng vốn khủng, từ 20 tỷ đồng lên 735 tỷ đồng, tương ứng gấp 36,7 lần.

Trung Thủy Đà Nẵng chính là chủ đầu tư của dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô (Đà Nẵng) với diện tích quy hoạch là 36ha và tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng. Sau hơn 10 năm “đắp chiếu”, dự án này đã chính thức được khởi động vào giữa tháng 4.2023.

Tương tự nhiều tập đoàn gia đình khác, quá trình chuyển giao thế hệ tại Tập đoàn Trung Thủy cũng đã được rậm rịch từ nhiều năm trước. 

Ông Nguyễn Trung Tín (SN 1987), người con trai cả của vợ chồng doanh nhân Dương Thanh Thủy – Nguyễn Văn Trung, đã bắt đầu đảm nhiệm vị trí CEO của Trung Thuỷ Group từ năm 2015. Ông Tín là doanh nhân gây chú ý khi kết hôn với hoa hậu Đặng Thu Thảo. 

Theo cập nhật mới nhất, Trung Thuỷ Group thuộc sở hữu của của ba cổ đông đều trong gia đình là bà Dương Thanh Thuỷ (sở hữu 80%), ông Nguyễn Văn Trung (chồng bà Thuỷ, sở hữu 10%) và Nguyễn Trung Tín (con trai bà Thuỷ, sở hữu 10%). Vốn điều lệ của doanh nghiệp đang ở mức 800 tỷ đồng.

Mặc dù được biết đến là “ông lớn” bất động sản nhưng trong những năm gần đây tình hình kinh doanh của Trung Thuỷ Group không có gì làm nổi bật nếu không muốn nói là ảm đạm, kém sắc.

Cụ thể, trong giai đoạn 5 năm gần đây, doanh thu thuần của Trung Thuỷ Group liên tục trồi sụt thất thường. Năm 2018, doanh nghiệp chỉ thu vỏn vẹn 59 tỷ đồng, sau đó tăng lên mức 132 tỷ đồng vào năm 2020 rồi lại rơi về 119 tỷ đồng khi kết thúc năm 2022. Từ giai đoạn 2018 đến 2021, chi phí tài chính của doanh nghiệp liên tục tăng mạnh và bắt đầu giảm vào năm 2022.

Thành viên Tập đoàn Trung Thủy báo lãi bán niên 2024 sụt giảm hơn 74% so với cùng kỳ -0

Cũng trong giai đoạn nêu trên, khoản tiền lãi mà Trung Thuỷ Group mang về là vô cùng khiêm tốn. Đỉnh điểm vào năm 2020 và năm 2021, lợi nhuận sau thuế của hai năm này cộng vào chưa được 1 tỷ đồng, mức lãi này nếu làm phép so sánh có lẽ chỉ tương đương với shop bán đồ online. Cũng dễ hiểu vì đây là hai năm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đối với khu vực phía nam.

Tuy nhiên, ở năm kinh tế đang đỉnh cao như năm 2018, doanh nghiệp này cũng chỉ báo lãi gần 5 tỷ đồng, không thấm vào đâu nếu so sánh với khối tài sản hàng nghìn tỷ mà Trung Thuỷ Group sở hữu.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cho thấy những khó khăn nhất định về dòng tiền của Trung Thuỷ Group khi dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2020-2022 liên tục âm.

Kinh tế

Kết thúc quý I.2025, LPBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng
Tài chính

Lợi nhuận quý I.2025 gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, Ngân hàng Lộc Phát vững vàng bứt phá

Kết thúc quý I.2025, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này tạo bước đệm vững chắc để LPBank hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm 2025 trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
Kinh tế

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) Tổng công ty Hàng không Việt Nam và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc – biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan
Kinh tế

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đứng trước thế "lưỡng nan" trong chính sách thuế. Một mặt, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp tăng thu ngân sách và định hướng tiêu dùng. Mặt khác, trước những thách thức từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, việc ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước là rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ nền kinh tế.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Kinh tế

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Sáng 17.4, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn, khai thác bằng máy bay Airbus A321 với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 – đánh dấu cột mốc Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyến bay thương mại tại nhà ga mới này.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.