Tăng năng suất chất lượng: Nguồn nhân lực - yếu tố tiên quyết

Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác; trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng suất mỗi quốc gia trên thế giới.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tăng năng suất là vấn đề "sống còn" đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tăng năng suất giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó tạo động lực để phát triển kinh tế.

Tăng năng suất chất lượng: Nguồn nhân lực - yếu tố tiên quyết -0
Nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định đến tăng năng suất của mỗi doanh nghiệp, quốc gia. Ảnh minh họa

Theo Tổ chức Năng suất châu Á (APO), năng suất là việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ, nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế, trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói một cách đơn giản, năng suất chính là tối ưu hóa đầu ra và tối thiểu hóa đầu vào.

Chuyên gia năng suất của Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia cho biết, bên cạnh yếu tố bên ngoài bao gồm chính sách của chính phủ, thể chế, điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường kinh doanh,… tác động tới năng suất và quá trình ra quyết định của doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp không kiểm soát được những yếu tố này thì các yếu tố bên trong là yếu tố thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

Các yếu tố bên trong đó là 4M1E1I, 4M gồm: Man – con người; Method – phương pháp; Material – vật liệu; Machine – máy móc, 1E là Environment – môi trường và 1I là Information – thông tin.

Cụ thể, con người bao gồm các yếu tố về khả năng, kỹ năng, trình độ, ý thức, thái độ làm việc, tư duy cải tiến, mức độ đào tạo, huấn luyện, sức khỏe và an toàn lao động; Phương pháp gồm các yếu tố về quy trình, kỹ thuật sản xuất, cách thức thực hiện công việc, cải tiến và đổi mới phương pháp, loại trừ lãng phí;

Vật liệu gồm các yếu tố về chất lượng nguyên vật liệu; nguồn gốc, xuất xứ nguyên vật liệu, kiểm tra và đánh giá chất lượng nguyên vật liệu; Máy móc gồm các yếu tố về tình trạng, độ chính xác và hiệu quả của máy móc, mức độ tự động hóa, công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc;

Môi trường gồm: các yếu tố về môi trường làm việc, các yếu tố an toàn và bảo vệ môi trường, thể chế, bền vững, xây dựng phong trào năng suất; Thông tin cũng là một trong những yếu tố then chốt trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay, đặc biệt là vai trò của thông tin truyền thông và thông tin trong phân tích, xử lý dữ liệu.

Trong đó, yếu tố con người được đánh giá là quan trọng nhất và cũng là yếu tố dễ tiếp cận nhất thông qua học tập và đào tạo. Rõ ràng, nguồn lực con người với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật là không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác, sử dụng hợp lý; còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng vẫn là yếu tố hữu hạn và chỉ phát huy tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.

Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác; trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, quyết định đến tăng năng suất lao động của mỗi doanh nghiệp, quốc gia trên thế giới.

Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"
Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"

Báo cáo 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy Cuộc vận động đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng tới các doanh nghiệp trong Khối về việc ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trong bối cảnh các công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ và trở thành công cụ làm việc giải trí không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người thì những nguy cơ rủi ro về sự an toàn, bảo mật thông tin, về bảo đảm quyền riêng tư cũng đang càng gia tăng. Đặc biệt, trẻ em đang đối diện hàng loạt các mối đe doạ trên không gian mạng như tiếp cận thông tin không phù hợp, bắt nạt trực tuyến, nghiện game, nghiện mạng xã hội…

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và hứa khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon
Xã hội

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai tích cực, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Nhờ đó, không chỉ rừng được bảo vệ, phát triển mà đời sống của bà con – những người đang đóng góp công sức bảo vệ rừng cũng được cải thiện hơn.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.