Tăng lương tác động không quá lớn tới lạm phát

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, lương tăng từ ngày 1.7 chủ yếu diễn ra trong khu vực công, có quy mô không lớn trong nền kinh tế (chiếm chưa đến 8%) nên tác động tới lạm phát không quá lớn.

p lực lạm phát đang ở mức vừa phải"

Tại hội thảo về diễn biến thị trường, giá cả 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2024 do Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) phối hợp với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 3.7, TS. Nguyễn Đức Độ dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 4,34% so với cùng kỳ năm trước. Tính trung bình, CPI tăng 4,39% trong quý II.2024 và tăng 4,08% trong 6 tháng đầu năm nay. “Các con số trên dẫn đến lo ngại về khả năng kiểm soát lạm phát cả năm 2024 tuy nhiên trên thực tế áp lực lạm phát không quá lớn”, TS. Nguyễn Đức Độ nói.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Đức Hiệp
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Đức Hiệp

Theo ông, lạm phát so với cùng kỳ và lạm phát trung bình ở mức cao như hiện nay chủ yếu do tác động từ việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục trong quý III.2023. Bởi vậy, trong quý III.2024, khi hiệu ứng từ các cuộc điều chỉnh này giảm dần, lạm phát so với cùng kỳ sẽ giảm mạnh và lạm phát trung bình cũng sẽ giảm theo, nếu không có các cuộc điều chỉnh giá quy mô lớn đối với các mặt hàng được Nhà nước quản lý.

Hơn nữa, nhìn vào tốc độ tăng CPI trong 6 tháng đầu năm có thể thấy áp lực lạm phát đang ở mức vừa phải. Cụ thể, so với cuối năm 2023, CPI mới chỉ tăng 1,4%, tương đương trung bình khoảng 0,23%/tháng. Nếu xét riêng trong quý II.2024, CPI chỉ tăng trung bình 0,1%/tháng. “Đây đều là các mức vừa phải trong 5 năm gần đây”, TS. Nguyễn Đức Độ nói.

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, bình quân 6 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 2,75% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,08%). “Sau nửa năm, lạm phát vẫn đang nằm trong vùng mục tiêu mà Quốc hội đề ra là từ 4 - 4,5%”, ông nói. Do đó, dư địa điều hành lạm phát cả năm so với mục tiêu Quốc hội đề ra không hề hẹp và “đây cũng là cơ hội để điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý trong 6 tháng còn lại”.

Sẽ điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục ngoài công lập

Trong 6 tháng cuối năm, TS. Nguyễn Đức Độ cho rằng, áp lực lạm phát cũng không lớn. Lý do là nền kinh tế vẫn đang hoạt động ở dưới mức tiềm năng và nhu cầu tiêu vẫn còn yếu nên các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến việc tiêu thụ hàng hóa hơn là tăng giá. Bên cạnh đó, đà tăng của tỷ giá đã chững lại trong tháng 5 - 6 và được dự báo sẽ ổn định, thậm chí giảm, trong 6 tháng cuối năm, khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) hạ lãi suất 1 - 2 lần và đồng USD có thể giảm giá trên thị trường quốc tế. Giá dầu cũng khó tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm do nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ vẫn hiện hữu khi FED duy trì lãi suất ở mức cao.

Ở trong nước, cung tiền và tín dụng tăng trưởng thấp trong 6 tháng đầu năm 2024, đến ngày 24.6.2024 tăng trưởng huy động vốn và tín dụng của các tổ chức tín dụng mới đạt tương ứng 1,50% và 4,45%. Đặc biệt, việc tăng lương từ ngày 1.7 chủ yếu diễn ra trong khu vực công, có quy mô không lớn trong nền kinh tế (chiếm chưa đến 8%) nên tác động không quá lớn tới lạm phát.

“Nhìn chung, không có nhiều yếu tố gây tăng giá đột biến trong 6 tháng cuối năm, ngoại trừ việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý chưa được công bố về quy mô và thời điểm. Về tổng thể, nếu không có các cuộc điều chỉnh giá dịch vụ quy mô lớn, lạm phát trung bình cả năm sẽ xoay quanh mức 3,4%, biên độ cộng, trừ thêm 0,2%”, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính nói.

Nhất trí với TS. Nguyễn Đức Độ, bà Vũ Hương Trà, Phó trưởng phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá, cho rằng, trong nửa cuối năm, CPI dự báo được kiểm soát theo mục tiêu Chính phủ đề ra nhưng ở mức 4% hay 4,5% thì còn phụ thuộc vào các yếu tố của thị trường. Theo vị này, 6 tháng tới giá xăng dầu “khả năng tăng sốc là ít”; giá lương thực, thực phẩm cũng chỉ tăng nhẹ, ở mức chấp nhận được. Trong số các mặt hàng Nhà nước quản lý giá, chắc chắn dịch vụ khám chữa bệnh và dịch vụ giáo dục ngoài công lập sẽ có điều chỉnh giá, nhưng đây là tăng khung, còn mức độ cụ thể phải theo dõi diến biến thực tế. Theo Cục Quản lý giá, lạm phát cả năm sẽ xoay quanh 4%.

Vẫn có khả năng hình thành mặt bằng giá cả mới

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, việc tăng lương có khả năng cao làm tăng mặt bằng giá cả trong nền kinh tế, làm giảm tác động cải thiện thu nhập thực tế của tiền lương. Để giảm thiểu khả năng hình thành mặt bằng giá cả mới trong nền kinh tế cao hơn trước khi tăng lương, cần kết hợp giữa giải pháp của Nhà nước, doanh nghiệp, dân chúng và các đối tượng hữu quan một cách đồng bộ.

Để kiềm chế lạm phát nửa cuối năm, bảo đảm thực hiện mục tiêu CPI bình quân từ mức 4 - 4,5% trong năm 2024, PGS.TS. NGƯT. Vũ Duy Nguyên, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, cho rằng cần tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ lỏng, theo đó Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất thấp và mở rộng tín dụng có kiểm soát. Tuy nhiên, cần kiểm soát chặt chẽ về giải ngân tín dụng đúng mục đích và hiệu quả khi sử dụng vốn vào sản xuất, tiêu dùng nhằm bảo đảm sản lượng tổng cung và hiệu quả kinh doanh và gia tăng tổng cầu qua tiêu dùng cá nhân.

Bên cạnh đó, bình ổn thị trường vàng, thị trường ngoại hối và giá trị đồng tiền trong bối cảnh Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, đi ngược với xu hướng chính sách của các nước trên thế giới; đồng thời, chuẩn bị trước kịch bản ứng phó hiệu quả trước khả năng ngân hàng trung ương các nước lớn có chính sách hạ lãi suất.

Cùng với đó, thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng Nhà nước quản lý; các bộ, ngành nên chủ động đề xuất các phương án điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý, tránh dồn vào các tháng cuối năm 2024 (thời điểm chuẩn bị Tết âm lịch 2025), hoặc dồn vào cùng một thời điểm để hạn chế tác động cộng hưởng, đồng thời giảm bớt áp lực cho công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát. "Chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra tại nhiều quốc gia có thể ảnh hưởng tới nguồn cung lương thực, thực phẩm toàn cầu và dịch bệnh trên vật nuôi", Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính nêu rõ.

Ngoài ra, tăng cường công tác tuyên truyền, bảo đảm kịp thời, minh bạch, đầy đủ thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Kinh tế

HDBank dành gói tín dụng ưu đãi 12.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão Yagi
Tài chính

HDBank dành gói tín dụng ưu đãi 12.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão Yagi

HDBank đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão. Theo đó, HDBank triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng với mức lãi suất cho vay thấp hơn thông thường 1-2%/năm. Đồng thời, HD SAISON - đơn vị thành viên của HDBank – đã đưa ra gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi chỉ bằng 50% lãi suất cho vay thông thường.

Petrovietnam và EVN ký kết PPA các dự án điện
Kinh tế

Petrovietnam và EVN ký kết PPA các dự án điện

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đơn vị thành viên vừa ký kết hợp đồng mua bán điện (PPA) cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, biên bản ghi nhớ (MOU) cung cấp LNG cho dự án Nhà máy điện LNG Quảng Trạch II với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đây là những hợp đồng, biên bản mang ý nghĩa quan trọng, “mở đường” cho việc đàm phán PPA các dự án điện sử dụng khí LNG khác trong Quy hoạch điện VIII.

Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại ngành xây dựng
Kinh tế

Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại ngành xây dựng

Sáng 5.10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Hà Nội đã diễn ra Chương trình “Vietnam Construction Awards 2024 và Diễn đàn Triển vọng ngành Xây dựng Việt Nam” do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức. Đây là sự kiện thường niên của ngành xây dựng do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức và Tạp chí Người Xây dựng là cơ quan thực hiện.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều địa phương sớm đạt “KPI” du lịch năm 2024

Còn 3 tháng nữa mới hết năm nhưng ngành du lịch của một số tỉnh, thành phố đã cán đích sớm. Hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch trong những tháng cuối năm, và mùa cao điểm đón khách quốc tế là cơ hội để ngành bứt phá.

Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, sản xuất, kinh doanh ổn định
Kinh tế

Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, sản xuất, kinh doanh ổn định

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú cho biết 9 tháng năm 2024, kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét; sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kết quả khá, thành phố thu hút trên 1.540 triệu USD vốn FDI; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng khá so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách.

Chủ tịch HĐQT Meey Group: Ứng dụng công nghệ BĐS sẽ nhanh chóng trở thành thói quen khi người ta nhận ra lợi ích to lớn
Kinh tế

Chủ tịch HĐQT Meey Group: Ứng dụng công nghệ BĐS sẽ nhanh chóng trở thành thói quen khi người ta nhận ra lợi ích to lớn

Ông Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) cho rằng, ứng dụng công nghệ trong bất động sản sẽ nhanh chóng trở thành thói quen của người dân khi họ nhận ra những lợi ích to lớn của công nghệ, dù ban đầu có thể hơi lạ lẫm.

Eximbank nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
Kinh tế

Eximbank nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024

Tối 3.10, tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Á - Enterprise Asia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã vinh dự được trao tặng giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024. Giải thưởng này không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của Eximbank trong việc đổi mới và phát triển bền vững; mà còn tôn vinh những đóng góp tích cực của ngân hàng vào hệ sinh thái tài chính khu vực.

Cột mốc phát triển mới của Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn
Kinh tế

Cột mốc phát triển mới của Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn

Sau gần 5 năm kể từ khi ra mắt, cùng với số lượng dân cư gia tăng mạnh mẽ, Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức) không ngừng bổ sung hàng loạt tiện ích mới. Đây cũng là cách mà Vinhomes tri ân với khách hàng, những người đã tin tưởng lựa chọn đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn làm nơi an cư, lạc nghiệp.

Xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật Quản lý phát triển đô thị cần làm rõ các tiêu chí về đô thị đặc thù; quan tâm đến đô thị thích ứng biến đổi khí hậu; xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong đóng góp, phát triển kinh tế - xã hội...

 Tình hình doanh nghiệp lạc quan hơn rất nhiều
Kinh tế

Tình hình doanh nghiệp lạc quan hơn rất nhiều

Khảo sát nhanh gần đây cho thấy, tình hình doanh nghiệp đã lạc quan hơn rất nhiều, thể hiện niềm tin đã được củng cố, tăng cường. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “tích cực” về kinh tế vĩ mô trong 12 tháng tới cao gấp 5 lần so với kỳ khảo sát trước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Các đại biểu thảo luận tại hội thảo.
Kinh tế

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học

Để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học, Chủ tịch Mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam (VNEI) Nguyễn Trung Dũng cho rằng, trước tiên, các trường phải xác định mục tiêu là gì và tùy chiến lược, nguồn lực của mình để quyết định theo hướng nào...

Toàn cảnh hội thảo
Kinh tế

Sớm có chính sách hỗ trợ sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo

Tại hội thảo "Thúc đẩy phát triển vật liệu xanh: Giải pháp bền vững cho một tương lai xanh" do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 3.9, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng Nguyễn Quang Hiệp cho rằng, để thúc đẩy sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn và xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo.

Cán bộ nhân viên nhà máy chào mừng đoàn tham quan.
Kinh tế

Khách hàng khám phá quy trình sản xuất tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa tổ chức các buổi tham quan Nhà máy Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ cho nhiều đoàn khách hàng tiêu biểu từ miền Bắc và Đông Nam Bộ. Những chương trình này không chỉ là cơ hội giao lưu mà còn giúp khách hàng tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cũng như công nghệ tiên tiến tại nhà máy.