Hôm nay, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

Quyết sách mạnh mẽ sẽ giúp nền kinh tế dịch chuyển nhanh

“Chỉ có những quyết sách mạnh mẽ, đặc biệt là với sự tham gia của Quốc hội mới có thể giúp nền kinh tế dịch chuyển nhanh và quyết đoán sang một mô hình tăng trưởng mới, bảo đảm khả năng vượt qua bẫy thu nhập trung bình, khẳng định vị thế, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và trên bản đồ kinh tế thế giới”, theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam.

Kiềm chế lạm phát vẫn là ưu tiên quan trọng

- m nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Theo ông, đâu là những vấn đề cấp bách của nền kinh tế, của doanh nghiệp hiện nay, cần được các đại biểu quan tâm?

Quyết sách mạnh mẽ sẽ giúp nền kinh tế dịch chuyển nhanh -0

- Sau 5 tháng đầu năm, nền kinh tế đã đạt nhiều kết quả tích cực như: kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, xuất nhập khẩu phục hồi, đầu tư FDI tiếp tục gia tăng, đầu tư công được đẩy mạnh. Nhiều ngành gặp khó khăn trong những năm trước đây đã phục hồi rõ nét như dệt may, đồ gỗ, du lịch và từ đó đóng góp trực tiếp cho phục hồi tăng trưởng, bảo đảm việc làm cũng như an sinh xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn có nhiều vấn đề nóng thực sự cần được các đại biểu Quốc hội quan tâm, phân tích.

Đó là chính sách quản lý thị trường vàng trong bối cảnh hiện nay và mối quan hệ với chính sách về lãi suất và tỷ giá hối đoái. Lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát song chỉ số giá tiêu dùng những tháng đầu năm cho thấy kiềm chế lạm phát vẫn là một ưu tiên quan trọng; đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế vẫn cần nguồn vốn giá rẻ để hỗ trợ phục hồi, nhưng cũng cần một mặt bằng lãi suất để bảo đảm nguồn tiền huy động từ dân cư tiếp tục chảy vào hệ thống ngân hàng và để hỗ trợ cho việc kiềm chế đầu tư vào vàng, giảm áp lực với tỷ giá hối đoái. Cùng với đó, sự giảm tốc của đầu tư tư nhân cũng là chủ đề cần được các đại biểu Quốc hội thảo luận. 

- Vì sao Quốc hội cần quan tâm những vấn đề này, thưa ông?

"Để gia tăng đầu tư tư nhân vào các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo, cần có là các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn thử nghiệm ý tưởng mới, mô hình kinh doanh mới, hay công nghệ mới. Quá trình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đòi hỏi phải có một môi trường pháp lý, một văn hóa khoan dung với các các ý tưởng mới, với sự thất bại của các doanh nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp dám làm, dám chịu thất bại, và bắt đầu lại khi thất bại. Điều này sẽ khuyến khích tinh thần kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp không chỉ ở các doanh nghiệp nhỏ mà còn ở các doanh nghiệp lớn.

Chỉ có tinh thần kinh doanh mạnh mẽ, bền bỉ và được nuôi dưỡng, khuyến khích trong một môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn mới có thể giúp doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn về vốn, nhân lực, công nghệ, trình độ quản trị để phát huy năng lực nội sinh, lớn mạnh về tầm vóc và chất lượng, nâng cao sức chống chọi, năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp mình, của cộng đồng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế".

TS. Lê Duy Bình

- Năm 2023, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 3.423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm trước. Trong khi tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư thực hiện của khu vực Nhà nước tăng 14,6%, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 5,4% thì khu vực tư nhân trong nước chỉ tăng 2,7%. Trong quý I.2024, tốc độ tăng của vốn đầu tư tư nhân cũng chỉ tăng 4,2%, thấp hơn nhiều so với 4,9% của khu vực Nhà nước và 8,9% của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tăng trưởng đầu tư tư nhân chậm được đánh giá là nguyên nhân chính khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 không đạt được mục tiêu mong muốn. Tốc độ tăng thấp của đầu tư tư nhân của quý I.2024 cũng là điều không thuận lợi cho mục tiêu tăng trưởng của năm 2024 và có thể làm ảnh hưởng tiêu cực cho mục tiêu tăng tưởng của những năm kế tiếp. Cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm một môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn do vậy cần được coi là một ưu tiên hàng đầu trong các thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội tại Kỳ họp này.

- Một số ý kiến cho rằng, Quốc hội cần thảo luận về các giải pháp để tận dụng các cơ hội mới, phát triển những ngành công nghiệp mới. Quan điểm của ông thế nào?

- Bên cạnh những vấn đề nhắc tới ở trên, tôi cũng kỳ vọng Quốc hội sẽ thảo luận các biện pháp để có thể thực sự thu hút được các nhà đầu tư lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực nhằm tạo dựng những ngành công nghiệp mới, những ngành sẽ định hình tương lai của nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế dựa trên đổi mới, sáng tạo, xanh, tuần hoàn, kỹ thuật số.

Cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất chip, chất bán dẫn, năng lượng xanh ngày một trở nên khốc liệt. Chúng ta cần hành động nhanh và quyết liệt để không bỏ lỡ cơ hội xác lập vững chắc được vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu của những ngành này. Chỉ có những quyết sách mạnh mẽ, đặc biệt là với sự tham gia mạnh mẽ của Quốc hội, mới có thể giúp nền kinh tế dịch chuyển nhanh và quyết đoán sang một mô hình tăng trưởng mới, bảo đảm khả năng vượt qua bẫy thu nhập trung bình, khẳng định vị thế, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và trên bản đồ kinh tế thế giới.

Cần giải pháp mạnh hỗ trợ các quyết định đầu tư

 - Là chuyên gia, ông đề xuất giải pháp như thế nào với những vấn đề cấp bách đó của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp?

- Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như người dân đánh giá rất cao các nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ trong việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các nỗ lực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời gian qua. Nhưng, để nền kinh tế phát triển quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh, bền vững, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nền kinh tế khác trong khu vực, chúng ta cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ cho các quyết định đầu tư của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được đưa ra và thực hiện nhanh hơn nữa.

Hiện nay, nhiều quyết định đầu tư hay triển khai dự án đầu tư của doanh nghiệp bị chậm lại, thậm chí bị trì hoãn do những khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, do sự thiếu quyết đoán của một số cơ quan quản lý, do nhiều quy định pháp luật còn thiếu rõ ràng hay chưa thực sự thuận lợi cho doanh nghiệp. Do vậy, cần có các giải pháp để đẩy nhanh quá trình ra quyết định từ phía cơ quan xử lý thủ tục hành chính, thủ tục liên quan tới doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Các cơ quan quản lý cần hành động nhanh và quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, với tinh thần chí công vô tư, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn đồng hành với doanh nghiệp, cùng các nhà đầu tư. Điều đó sẽ khích lệ mạnh mẽ tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp, nỗ lực đổi mới sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp; tiếp thêm sức mạnh, lấy lại tinh thần hào hứng, háo hức và không khí nóng bỏng trở lại của môi trường kinh doanh trong nước. Tinh thần này tự nó sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn, thách thức của nền kinh tế và lấy lại tốc độ tăng trưởng cao giống như chúng ta đã từng chứng kiến trong nhiều giai đoạn hậu khủng hoảng trước đây. 

- Trong báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tập trung "tăng cường năng lực nội sinh" cho nền kinh tế. Theo ông, để có thể tăng cường năng lực nội sinh cho nền kinh tế, Quốc hội và Chính phủ cần có quyết sách gì?

- Các diễn biến của kinh tế thế giới và tác động tới nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua một lần nữa nhắc nhở chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự cường, với sức chống chọi cao. Khi tổng cầu của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, nó là động lực quan trọng để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng lại trở thành điểm hạn chế khi kinh tế toàn cầu giảm tốc.

Thời gian qua, khi kinh tế toàn cầu chậm lại, những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, điểm khác biệt là tại các nền kinh tế này, các doanh nghiệp trong nước của họ đóng vai trò chủ đạo trong việc sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu. Nền kinh tế của chúng ta ở vị thế khó khăn hơn vì hơn 70% xuất khẩu là của doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, nền kinh tế vẫn phải phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu để chế biến, gia công cho xuất khẩu. Hàm lượng giá trị gia tăng trong nước trong hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu còn ở mức thấp. Các quyết sách của Quốc hội cần hướng tới mục tiêu khắc phục được tình trạng này.

Nâng cao vai trò của thị trường và tiêu dùng trong nước trong mối tương quan với xuất nhập khẩu trong tổng cầu, nâng hàm lượng trong nước trong sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu, nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho thị trường trong nước và trong kim ngạch xuất khẩu là yêu cầu thực sự cần thiết nếu không muốn nói là cấp bách. Đây cũng là một nội hàm quan trọng của các quyết sách nhằm nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Vào giữa năm 2023, dân số Việt Nam đã chính thức đạt dấu mốc 100 triệu dân. Đây là một lực lượng lao động rất đáng kể và Theo Tổ chức về Dân số của Liên Hợp Quốc, cơ cấu dân số Việt Nam hiện trong giai đoạn có cơ cấu dân số thuận lợi nhất - đó là thời kỳ dân số vàng. Thời kỳ này được dự báo sẽ kéo dài đến năm 2040, thậm chí đến năm 2045. Thời kỳ có cơ cấu dân số vàng đồng nghĩa với chừng ấy thời gian Việt Nam có được lực lượng lao động trẻ hùng hậu, đủ sức làm xoay chuyển nền kinh tế đất nước nếu chúng ta biết khai thác tối đa nguồn tài nguyên quý giá này. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, chỉ một số ít nền kinh tế đã thành công trong việc biến cơ hội “dân số vàng” để tạo nên những kỳ tích trong phát triển kinh tế, thoát bẫy thu nhập trung bình và trở thành nền kinh tế có thu nhập cao; ví dụ như tại khu vực Đông Á, mới chỉ có Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đã làm được điều này. 

Với một dân số trên 100 triệu dân, lực lượng lao động có thể dễ dàng tiến tới con số 60 triệu lao động. Nó cũng giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong ASEAN. Một cơ cấu dân số như vậy, lực lượng lao động và một thị trường với quy mô như vậy là các yếu tố rất thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, đồng thời nâng cao tính tự chủ, tự cường và năng lực nội sinh của nền kinh tế. 

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán
Tài chính

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán

Với việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, trong quý I.2025, toàn ngành hải quan đã thu đạt 80.205 tỷ đồng, bằng 19,5% dự toán được giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Dịch vụ Thông báo số dự bằng giọng nói đã chính thức có mặt trên trên ứng dụng của LPBank
Thị trường

Nhận thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên app LPBank của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ra mắt Dịch vụ Thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên ứng dụng di động LPBank, mở ra một kỷ nguyên mới cho việc quản lý tài chính, đặc biệt dành cho các hộ kinh doanh và tiểu thương. Dịch vụ giúp người dùng nhanh chóng nhận diện giao dịch thành công, tránh rủi ro gian lận và thuận tiện trong làm việc.

Tìm điểm cân bằng trong chính sách thuế cho ngành ô tô
Kinh tế

Tìm điểm cân bằng trong chính sách thuế cho ngành ô tô

“Tìm sai điểm cân bằng, chính sách thuế sẽ không đạt mục tiêu mong muốn”, ông Phan Đức Hiếu, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính nói trong tọa đàm “Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và pick-up: Giải pháp nào phù hợp?” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 3.4. Với tinh thần đó, các diễn giả đã thảo luận về mức thuế và lộ trình áp thuế phù hợp cho hai loại xe này.

AMH
Kinh tế

Phân tích kỹ tác động để ứng phó hiệu quả

Theo PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUÂN, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, khó có khả năng Mỹ áp thuế xuất khẩu với hàng hóa Việt Nam tới 46% như công bố của Tổng thống Donald Trump. “Khả năng cao chỉ 20 - 25% song đây vẫn là mức cao, tác động tới kinh tế Việt Nam cả trong trung và dài hạn, đòi hỏi phải phân tích thật kỹ tác động để có giải pháp ứng phó hiệu quả”.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Quang Khánh
Thị trường

Cần tăng ưu đãi thuế cho xe hybrid và xe pick - up chở hàng cabin kép

Tại tọa đàm “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và xe pick-up: Giải pháp nào phù hợp” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 3.4, các diễn giả đề xuất ưu đãi thuế 50% cho cả xe hybrid sạc trong và sạc ngoài; lộ trình áp thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép có thể bắt đầu từ năm 2028, mỗi năm tăng 5% để đến năm 2030 đạt 40% so với xe chở người, thay vì mức 60% như đề xuất của cơ quan soạn thảo. 

Ông Cao Hoài Dương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT PVOIL phát biểu tại buổi triển khai khóa đào tạo
Doanh nghiệp

Đào tạo nhân sự Cửa hàng xăng dầu: Giải pháp để PVOIL tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Với hơn 860 Cửa hàng xăng dầu (CHXD) cùng gần 4.000 cửa hàng trưởng và nhân viên bán hàng trải dài khắp cả nước, PVOIL không chỉ là một trong những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt Nam, mà còn là thương hiệu được khách hàng biết đến bởi sự chuyên nghiệp, tận tâm và đáng tin cậy trong chất lượng phục vụ.

Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về bất động sản công nghiệp
Doanh nghiệp

Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về bất động sản công nghiệp

Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu mới trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chung của hai doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu tạo dựng những giá trị bền vững.

SHB năm thứ ba liên tiếp được Global Finance vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Doanh nghiệp

SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép
Kinh tế

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, cho rằng, cần xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp cho xe hybrid để giảm ô nhiễm môi trường. Tương tự, chính sách thuế với pick - up chở hàng cabin kép cần hướng tới thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn, miền núi. 

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp
Kinh tế

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ông Đỗ Đức Hiển, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, cho rằng, đánh thuế cần tính chuyện bảo đảm sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta hướng tới tăng trưởng  hai con số. 

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh
Doanh nghiệp

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile

Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Quỹ nhà ở quốc gia - đừng chỉ trông chờ vào ngân sách

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) NGUYỄN VĂN ĐÍNH nhận định, để Quỹ nhà ở quốc gia phát triển bền vững, lâu dài phải có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng. Đồng thời, cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, tăng tính xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng; đừng chỉ trông chờ vào ngân sách.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.