Phát triển bền vững quá trình đô thị hóa

Nhìn từ thực tiễn phát triển đô thị thông minh của một số thành phố lớn trên thế giới, các đô thị Việt Nam cần có sự chuẩn bị với tâm thế đón đầu để nắm bắt những cơ hội to lớn mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại.

Quá trình đô thị hóa ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Nguồn: ITN
Quá trình đô thị hóa ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Nguồn: ITN

Liên Hiệp Quốc ước tính có 4,2 tỷ người đang sống ở các thành phố, chiếm hơn 55% dân số toàn thế giới. Trong 30 năm tới, dân số đô thị toàn cầu có thể thêm khoảng 2,5 tỷ người nữa. Đây là xu hướng tất yếu của sự phát triển xã hội công nghiệp, tuy nhiên cũng đem lại những thách thức như: khủng hoảng nhà ở, quá tải cơ sở hạ tầng, thất nghiệp, khu ổ chuột, dịch bệnh, ô nhiễm, đảo nhiệt độ, tội phạm…

Nhận thức được những thách thức to lớn đó, năm 2015, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thiết lập 17 mục tiêu toàn cầu (SDGs) nhằm đạt được một tương lai tốt đẹp và phát triển bền vững hơn cho mọi người. Trong kế hoạch chi tiết, các thành phố được coi là điểm nóng để đạt được những mục tiêu đó vào năm 2030 khi mà các thành phố, thông qua công nghệ thông minh sẽ tạo ra hệ sinh thái bền vững bao gồm các mối quan tâm về xã hội và môi trường.

Quy hoạch và phát triển đô thị để đối phó với những thách thức phát sinh từ quá trình đô thị hóa và tính không bền vững của các dạng đô thị hiện có là công cụ quan trọng giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường. Cách thức mà chính quyền có thể giải quyết tốt nhất là áp dụng cách tiếp cận toàn diện các nguồn lực vào những chiến lược dài hạn nhằm thúc đẩy các khía cạnh bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường. Để đạt được mục tiêu này, phải quản trị các nguồn lực nhằm tích hợp các giải pháp công nghệ sáng tạo và mô hình tổ chức hiện đại trong lĩnh vực quy hoạch và quản trị đô thị. Do đó, sự phát triển thành phố thông minh đã trở nên nổi bật những năm gần đây như một giải pháp đầy hứa hẹn.

Tại Việt Nam, nhằm định hướng phát triển và quản lý tốt quy hoạch đô thị, bảo đảm phát triển bền vững, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 45%, đến năm 2030 đạt khoảng 50%. Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa, Quốc hội cũng đã ban hành nhiều bộ luật liên quan đến quá trình này.

Nhờ đó, mạng lưới đô thị đã được hình thành rõ nét, trở thành hạt nhân, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng và cả nước. Các đô thị lớn, nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, là cực tăng trưởng chủ đạo, lan tỏa tri thức, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, tác động lớn đến sự phát triển nền kinh tế thị trường năng động. Một số khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, đóng góp cho tăng trưởng lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, An Giang, Kiên Giang...

Quy mô thị trường của ngành thành phố thông minh toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi, từ 410 tỷ USD vào năm 2020 lên 820 tỷ USD vào năm 2025 bao gồm vốn xã hội và đầu tư vào con người, kết hợp với giao thông và cơ sở hạ tầng viễn thông cho kinh tế và phát triển bền vững. 

Mặc dù vậy, thời gian qua đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị nước ta vẫn còn nhiều hạn chế như: đô thị hóa không đồng đều giữa các vùng, miền dẫn đến văn hóa co cụm vùng miền làm hạn chế sự phát triển; tỷ lệ đô thị hóa còn thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới. Quá trình đô thị hóa phát triển theo chiều rộng là chủ yếu với mật độ thấp và phân tán thiếu kết nối, gây lãng phí về đất đai, hạn chế tích tụ kinh tế, tăng trưởng về số lượng chưa đi đôi với chất lượng, hạ tầng chưa đồng bộ hiện đại …

Chính vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế là cần thiết trong bối cảnh hiện nay để nâng cao nhận thức chung toàn xã hội cũng như kiến nghị các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ở đây, chúng tôi xin đề xuất 5 vấn đề cụ thể góp phần đô thị hóa bền vững.

Đầu tiên, cần nâng cao nhận thức chung toàn xã hội; đô thị hóa là quá trình tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hóa bao gồm cả thách thức và cơ hội. Các đô thị được quy hoạch và phát triển kết nối tốt sẽ là nguồn lực sản phẩm vĩ mô chủ yếu cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến các đô thị và hình thành khái niệm “thành phố thông minh” đem lại cơ hội to lớn để giải quyết các vấn đề cụ thể của đô thị là: quy hoạch, tòa nhà, kết nối, dữ liệu, năng lượng, quản trị và giao thông…

Bên cạnh đó, để công nghệ 4.0 được tích hợp tại các thành phố thông minh, cần đáp ứng ba tiêu chí. Đầu tiên, khái niệm về tính bền vững nên vượt ra ngoài hệ sinh thái kinh tế. Một thành phố bền vững phải có tiêu chuẩn lành mạnh phục vụ con người sinh hoạt hòa nhập, tiết kiệm, thích ứng và bền vững ở 3 phương diện chính: nhà ở dễ tiếp cận; không gian công cộng và sử dụng tiện ích hòa nhập; và hệ thống giao thông toàn diện. Thứ hai, bên cạnh thiết kế quy hoạch đô thị tốt thì thực hành quy hoạch đô thị rất quan trọng. Thứ ba, thành công của thành phố thông minh phụ thuộc vào các doanh nghiệp đổi mới đáp ứng các thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và là một phần không thể thiếu của quy trình.

Cùng với đó, cần nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị tự chủ/tự quản với sự tham gia tích cực của cộng đồng xã hội để phát triển nguồn vốn vô tận cho quản trị đô thị hiện đại. Từng bước xây dựng và triển khai áp dụng công nghệ số để phát triển mô hình đô thị 2 cấp theo hướng tinh giản với cấp quận là cấp cơ sở cho thành phố trực thuộc Trung ương nhằm bảo đảm tốt cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả của thể chế. Ngoài ra, kết nối đối tác trong nước, khu vực (đặc biệt là ASEAN) và quốc tế (Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương) sẽ quyết định thành công của các thành phố thông minh trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Song song với việc xây dựng mô hình mới cần ưu tiên nghiên cứu và xây dựng những bộ luật tương ứng để bảo đảm tính thực thi; đây cũng là tiêu chí chủ yếu đánh giá hoạt động hiệu quả của các nhà lập pháp.

Đồng thời, người dân trong quá trình đô thị hóa cũng cần nắm bắt cơ hội để trở thành công dân đô thị thông minh trong việc thượng tôn phát luật và tự đào tạo kỹ năng kết nối cộng đồng xã hội của thời đại công nghệ 4.0 nhằm nâng tầm đẳng cấp công dân và hội nhập, góp phần thúc đẩy, phát triển bền vững nguồn lực xã hội đô thị.

Cuối cùng, trong một thế giới đầy biến động và thay đổi khó lường, tầm nhìn của lãnh đạo quốc gia phải đi trước một bước. Theo các nhà chiến lược vĩ mô thì cần xác định tầm nhìn đến năm 2050 là Việt Nam phát triển ngang tầm các quốc gia phát triển của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới. Tầm nhìn đó phải được cụ thể hóa thông qua xây dựng quy hoạch đô thị đến năm 2050 để làm nền tảng cho các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

Kinh tế

7 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá
Doanh nghiệp

7 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá

Từ ngày 21-22.4, Đảng ủy Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ EVNGENCO1 lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với sự tham dự của 201 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 1.000 đảng viên trong toàn Tổng công ty.

Giải pháp tài chính - công nghệ cho chuyển đổi xanh
Doanh nghiệp

Giải pháp tài chính - công nghệ cho chuyển đổi xanh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty cổ phần FPT vừa phối hợp tổ chức Hội thảo "Hành trình chuyển đổi xanh và các giải pháp tài chính - công nghệ". Hội thảo quy tụ các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu đến từ World Bank Việt Nam, Ernst & Young Việt Nam, BIDV, FPT; đồng thời thu hút hơn 100 doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi ESG tham dự.

Hanel và Chủ tịch Hanel được vinh danh tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025
Doanh nghiệp

Hanel và Chủ tịch Hanel được vinh danh tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025

Ngày 19.4.2025, Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á và Lễ công bố Thương hiệu Mạnh châu Á 2025 đã diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc. Công ty CP Hanel và Chủ tịch HĐQT Hanel Bùi Thị Hải Yến được vinh danh với danh hiệu Top 10 Thương hiệu mạnh châu Á và Nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi châu Á tại sự kiện ý nghĩa này.

Xây dựng môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư đổi mới sáng tạo
Kinh tế

Xây dựng môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư đổi mới sáng tạo


Dòng vốn tư nhân đang giữ vai trò then chốt trong thúc đẩy các ý tưởng đột phá, mô hình kinh doanh mới. Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các bộ, ngành, đơn vị liên quan cần tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy, tạo "sân chơi" thông thoáng cho các doanh nghiệp, quỹ và tổ chức, cá nhân đầu tư vào đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Bà Lê Thị Hà
Kinh tế

Thông qua VNeID việc quản lý đối với hoạt động thương mại điện tử sẽ minh bạch hơn

Đó là khẳng định của Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế (Bộ Công thương) Lê Thị Hà. Đồng thời, cho rằng cần thiết xác thực danh tính điện tử đối với người bán trên các nền tảng thương mại điện tử là một chính sách đặc thù.

SHB được Fitch xếp hạng tín nhiệm “BB-“ với triển vọng ổn định
Doanh nghiệp

SHB được Fitch xếp hạng tín nhiệm “BB-“ với triển vọng ổn định

Fitch Ratings lần đầu công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc tế với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Theo đó, SHB được Fitch xếp hạng phát hành nợ dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ (Long-Term Issuer Default Ratings - IDRs) ở mức “BB–”, với triển vọng xếp hạng Ổn định, thuộc nhóm đầu ngành ngân hàng. 

TTC AgriS và Sungai Budi thúc đẩy hợp tác chiến lược Việt Nam - Indonesia, lan tỏa mô hình nông nghiệp tuần hoàn công nghệ cao
Doanh nghiệp

TTC AgriS và Sungai Budi thúc đẩy hợp tác chiến lược Việt Nam - Indonesia, lan tỏa mô hình nông nghiệp tuần hoàn công nghệ cao

Ngày 18.4.2025, tại TP. Hồ Chí Minh, TTC AgriS (HOSE: SBT) đã thành công ký kết cùng Tập đoàn Sungai Budi, về việc triển khai các thỏa thuận hợp tác theo MOU trước đó vào tháng 3.2025 tại Indonesia dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và các quan chức cấp cao Việt Nam - Indonesia về hợp tác chiến lược nhằm nâng cao ứng dụng khoa học - công nghệ và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tại hai nước.

Ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch HĐQT LPBank (phải) trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Hoàng Hải (trái)
Doanh nghiệp

LPBank bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải làm Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Vận hành

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Vận hành. Quyết định này nhằm kiện toàn bộ máy lãnh đạo, nâng cao năng lực quản trị và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, đặc biệt trong bối cảnh LPBank đang thực hiện chiến lược Tinh gọn để: Dẫn đầu hiệu quả - Vận hành xuất sắc.

Thu giữ tài sản bảo đảm không phải là “cây gậy thần” của ngân hàng
Tài chính

Thu giữ tài sản bảo đảm không phải là “cây gậy thần” của ngân hàng

Một số ý kiến lo ngại việc luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm có thể bị lạm dụng. Tuy nhiên, theo đại diện các ngân hàng, biện pháp này không phải là “cây gậy thần” trong xử lý nợ xấu, mà chỉ nhằm nâng cao ý thức trả nợ. Hơn nữa, các tổ chức tín dụng đều có quy chế nội bộ chặt chẽ, công khai và minh bạch, hạn chế tối đa nguy cơ lạm dụng.

Luật hóa Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu
Tài chính

Luật hóa Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu

Nợ xấu của hệ thống tín dụng hiện lên tới trên 1 triệu tỷ đồng, như “cục máu đông” làm tắc nghẽn nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, cần luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu nhằm giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý
Tài chính

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý

Tổng số nợ xấu đã tăng thêm 34.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2025, trong khi tốc độ xử lý nợ xấu chỉ đạt khoảng 15.000 tỷ đồng do các tổ chức tín dụng trích dự phòng rủi ro để xử lý. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng việc luật hóa quy định cho phép ngân hàng thương mại được thu giữ tài sản bảo đảm tại dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng là rất cần thiết trong xử lý nợ xấu và hài hòa hóa quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.

Đại hội cổ đông Taseco Land năm 2025: Đặt nền móng cho chu kỳ tăng trưởng mới
Kinh tế

Đại hội cổ đông Taseco Land năm 2025: Đặt nền móng cho chu kỳ tăng trưởng mới

Ngày 21.4 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bất động sản Taseco Land (UPCoM: TAL) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên. Trong khuôn khổ sự kiện, doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với những con số ấn tượng. Đồng thời, Taseco Land cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược rõ ràng trong việc tái cơ cấu danh mục dự án, mở rộng quỹ đất và duy trì kỷ luật tài chính - yếu tố được giới đầu tư đánh giá cao trong chu kỳ mới của bất động sản.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Duy Thông
Tài chính

Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan

Tại Tọa đàm “Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 21.4, các đại biểu thống nhất cao việc luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42). Trước mắt, có thể thực hiện trong Luật Các tổ chức tín dụng nhưng theo trình tự rút gọn trong một kỳ họp; còn về lâu dài cần đưa vào một luật chung. Dù ở hình thức nào thì mục tiêu cuối cùng là tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
Tài chính

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

Đồng tình và cho rằng nên sửa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng trong một kỳ họp, sửa sớm để có hiệu lực sớm, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cũng nhận định, việc ban hành trên cơ sở rút gọn sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.